DẤU ẤN CỦA VĂN HOÁ ẤN ĐỘ TRONG ĐIÊU KHẮC TRANG TRÍ TƢỢNG PHẬT CHÙA TRUNG QUỐC

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Trung Quốc (Trang 81 - 88)

9. Vua rắn Naga

3.2. DẤU ẤN CỦA VĂN HOÁ ẤN ĐỘ TRONG ĐIÊU KHẮC TRANG TRÍ TƢỢNG PHẬT CHÙA TRUNG QUỐC

TRÍ TƢỢNG PHẬT CHÙA TRUNG QUỐC

Trung Á- Một khu vực rộng lớn với các tiểu vương quốc và các con đường dành cho những đoàn thương buôn giữa Ấn Độ và Trung Quốc, đã đóng vai trò chủ yếu trong sự phát triển của Phật giáo Trung Quốc, hầu như tất cả mọi kinh tạng của Phật giáo đầu tiên đều được dịch ở Trung Á. Bản thân nghệ thuật mang tính chất chiết trung, bao gồm những phiên bản đa dạng

như những gì của Ấn Độ, nhất là của trường phái Gandhara, các kiểu thức của các nước Pati và nước Iran Sassanian cũng như là của Trung Quốc ở phía Đông. Các thành tựu đáng lưu ý, đặc biệt là về điêu khắc, cho thấy một khuôn mẫu gây ấn tượng về tính liên tục và đạt trình độ cao trên khu vực rộng lớn này. Những gương mặt của các vị tu sĩ của Miran phối hợp với những gương mặt của những tác phẩm điêu khắc của Gandhara được nhìn thấy trong một số ngôi đền thờ nhỏ xách tay bằng gỗ. Ngôi đền chỉ ra nhiều nét đặc sắc về kiểu kiến thức của nó từ những nguồn gốc Gandhara. Các hình tượng đầu tiên nhất gợi lên những nguồn gốc Gandhara. Một tượng Phật với bộ râu mép, búi tóc ở đỉnh đầu, áo choàng rộng khoác ngoài, đôi vai rực cháy và chiếc ngai hình sư tử thậm chí có thể được sản xuất tại Gandhara và sau đó mang sang trung Quốc.

Khi so sánh với bức tượng Phật có niên đại sớm nhất là tượng Thích Ca Mâu Ni ngồi nổi tiếng của bộ sưu tập Brundage ở San Francisco, các khuynh hướng Trung Quốc thật rõ nét. Tượng có tóc tai và y phục áo choàng ngoài theo kiểu thức Gandhara, tượng có dáng dấp trẻ tuổi và đôi tay đan lại với nhau theo đường ngang thay vì được đặt bằng phẳng trong lòng. Sự ưa thích các hình thể nghệ thuật diễn tả theo không gian hai chiều cổ truyền của Trung Quốc thường được ghi nhận là sự phẳng dẹt của thân hình và sự thống lĩnh của tính chất đường nét không thể nào nhầm lẫn được trong số các hình tượng ban đầu này. Phải hai thế kỷ trôi qua, điêu khắc Phật giáo diễn tả theo không gian ba chiều mới hoàn toàn xuất hiện và nó gần giống với kiểu thức Ấn Độ. Về sau khi vai trò của Phật giáo bên trong Trung Quốc giảm sút và ảnh hưởng của Ấn Độ giám sút các nghệ nhân sẽ quay trở về với khuynh hướng nét kẻ.

Những gương mặt vuông vức và thân hình của các hình tượng hang động 20 của hang động Miền Bắc tại Vân Cương cho thấy các nếp y phục của chúng cấu tạo bởi những đường cắt và đường nét nhô cao. Điều này gợi ý là

các nghệ nhân có thể đã thực hiện từ những hình vẽ hoặc các bản phác hoạ do các người đi hành hương mang về từ những thánh địa bên Ấn Độ, đặc biệt là các vùng Tây Bắc Gandhara. Các đồ đệ về sau khoan sâu đôi mắt tượng để thêm nét. Đối tượng Bồ tát và Manđàla rực cháy vây quanh bởi nhiều hình tượng đức Phật, nhấn mạnh cái nhìn của Đại Thừa Phật giáo về đức Phật như là một nhân vật siêu việt và vượt phàm trần, một đối tượng rất thích hợp với sự rộng thoáng của các miếu thờ trong hang động ở Vân Cương, được sử dụng để chỉ rõ sự lan rộng nhanh chóng của Phật giáo bởi vì các hang động này không chỉ có ngày tháng cùng thời với Ajanta mà còn có ngày tháng trước đa số các công trình chạm trổ trên đá của Trung Á, bao gồm các tượng Phật khổng lồ thuộc thế kỷ thứ 5 - thứ 6 ở Bamiyan của nước Afghanistan [39,130].

Vào giữa thế ký thứ 6, cả nghệ thuật Phật giáo lẫn các nghi thức đã được đồng hoá vào trong văn hoá Trung Quốc. Phần cuối của thời kỳ Phật giáo thường thường trùng hợp với sự trở lại của thể chế chính trị trung ương tập quyền, tức là năm 589, sau gần bốn thế kỷ nội chiến và cùng với sự khởi đầu của một trong số những thời đại văn hoá vĩ đại nhất Trung Quốc. Thuật dùng hình tượng của nửa thế kỷ thứ 6 được nhiều người định nghĩa như là thời đại chuyển tiếp, vừa phản ánh sự phát triển của giáo phái địa phương, vừa phản ánh những ảnh hưởng của kiểu thức từ Ấn Độ. Sự thống lĩnh những kiểu mẫu đường nét bắt đầu nhường bước cho sự thích thú về cơ cấu không gian ba chiều, được xem là gần với thẩm mỹ điêu khắc Ấn Độ.

Sự thích thú ngày càng tăng về hình thể hơn là về những sự nhịp nhàng mang tính chất trang trí bắt đầu xuất hiện trong nền điêu khắc triều đại Bắc Nguỵ (550 - 77) khi chủ đề cơ bản nổi bật lên trong các bức phù điêu thấp hơn, thân hình cao lớn và tròn trịa với các nhân vật phụ, các hoa văn trang trí dạng cuộn, các con rồng, các núi non đẩy sang một bên hoặc là tụ tập trên

đỉnh đầu của bia tượng. Các hình tượng cá nhân không còn ẩn nấp bên dưới nghệ thuật xếp nếp chảy dài xuống hoặc chìm mất trong những cảnh vật đông đúc, với đức A Di Đà và đám tuỳ tùng của Ngài bấy giờ xuất hiện nổi trội từ trong đám đông các nhân vật thượng giới có những cung điện và những tán lá bao quanh, mỗi nhân vật chính yếu có thể nhận ra ngay trong khung cảnh phức tạp. Ý thức mới về hình thể điêu khắc dẫn tới việc mô tả giản dị hơn các nhân vật chính, dù những khung cảnh lắm khi phức tạp. Đây là một tiến trình cho phép phân biệt giai đoạn chuyển tiếp này của nghệ nhân Phật giáo và dẫn tới hình thể điêu khắc toàn vẹn hơn của triều đại nhà Đường tiếp theo sau đó.

Một đề tài trọng yếu, được chia sẻ trong hầu hết các trường phái nói về một niềm tin vào Tây phương cực lạc của Đức Phật A Di Đà. Vũ trụ học Ấn Độ chia vũ trụ thành những khu vực với các vị thần, thiên vương riêng biệt có trách nhiệm mỗi một phương. Phương nam xung quanh có đại dương và núi non, ở giữa là núi Meru, được xem là lĩnh vực tinh thần của nhân loại trong Phật giáo Trung Quốc, nhưng do tác động của các đạo sĩ Đạo giáo về tầm quan trọng giao cho các vùng phía Tây, nên mục tiêu của lòng sùng mộc chuyển hướng sang khu vực đó. Vô số các sự diễn tả về miền cực lạc này được vẽ thành tranh, thậm chí khắc chạm trên những bức tường các ngôi đền và miếu hang động, đặc biệt là trong thời kỳ nhà Đường. Những cảnh tượng này gồm có một loại hình tượng phụ được bầy biện thẳng hàng, chẳng hạn như các tượng Bồ tát, hộ thủ và tu sĩ (có lẽ là La Hán - ND). Những tượng này chiếm cứ các cung điện được trang hoàng rực rỡ và các vùng trời trên đầu thì được lấp đầy bằng những vị thiên thần bay lượn, mang theo cờ hoa và vung vãi các đồ châu báu lên những kẻ bên dưới. Nghệ thuật hình tượng liên quan tới khái niệm này nhấn mạnh ba hình tượng chủ yếu. Hình tượng đầu tiên là Đức A Di Đà, vị cai quản chốn cực lạc còn hai hình tượng kia là hai vị Bồ tát với những vai trò rõ rệt khác nhau. Đó là Quan Thế Âm Bồ Tát, còn

gọi là “Guanyin” bằng tiếng Trung Quốc. Ngài là đấng trung gian dẫn độ linh hồn người tin đạo vào cõi tịnh độ của Đức A Di Đà và ngoài ra còn có nhiều chức năng khác là cứu khổ cứu nạn cho những kẻ gặp nạn. Vị Bồ Tát còn gọi là Phật Di Lạc, tức là Đức Phật của tương lai đang chờ đợi trong cõi trời của Ngài [24,130].

Phần lớn nghệ thuật và nghi thức có nguồn cảm hứng từ ba trường phái Phật giáo. Một số chủ đề thông dụng, chẳng hạn như Đức A Di Đà, giáo chủ Tây Phương cực lạc, điều quen thuộc với nhiều tông phái, còn số tông phái khác lại đặc biệt ưa chuộng các tượng chân dung các tu sĩ. Một vài chủ đề bị giới hạn bởi các nhu cầu đặc biệt của các tông phái, chẳng hạn như các Manđàla của những phái Mật Tông hoặc những chủ đề Thiền được tạo mẫu nhằm biểu đạt sự suy nghĩ độc đáo. Việc gắn mỗi tác phẩm vào mỗi tông phái riêng biệt hoặc một Kinh Phật đặc thù nào vẫn còn khó khăn, nhưng một vài nhận thức về tín ngưỡng của những tông phái chủ yếu của Phật giáo Trung Quốc rất có lợi cho sự hiểu biết các lĩnh vực rộng rãi của nghệ thuật nằm trong phạm trù nghệ thuật Phật giáo.

Sát cạnh nhóm tượng là hai bộ thủ. Đó là những thần thánh lý thú nhất trong điện thờ bách thần Phật giáo. Các đấng này có sắc da mầu đen bởi vì các đấng được nhìn xem như những người nước ngoài từ Ấn Độ hoặc vùng Trung Á. Sự quan trọng của họ đã tăng lên trong suốt đời Đường, nhất là khi sự xáo trộn và sự bất ổn tiếp tục và vì thế người ta cầu mong sự che chở bảo hộ. Thường thường các đấng thần tháng được thể hiện thành nhóm gồm 12 vị, nhưng được biết tới nhiều nhất như là các hộ thủ của bốn phương còn gọi là Tứ thiên vương Lokapala, quanh núi Meru. Dần dần vai trò các vị này nổi bật lên thành một nhóm bảo trợ và đảm nhận một công năng riêng biệt và cuối cùng giành được hiện đường thờ tự của riêng mình. Kiểu mẫu cho những hình tượng mầu sắc sặc sỡ này là những hình tượng Dạ Xoa Ấn Độ, những cử chỉ

diện mạo hung dữ và bộ đồ võ phụ của chúng lại xuất xứ từ Trung Á. Áo giá và dầy của các vị này làm liên tưởng đến các chiến sĩ du mục của vùng thảo nguyên, mặc dù sự hiện diện liên tục của những nhân vật đang quằn quại, có hình thù như các chú lùn giữa cửa đang bị chà đạp bên dưới chân của các Lokapala nhắc nhở lại nguồn gốc Dạ Xoa thời tiền Phật giáo của chúng.

Việc đạt tới những phần thưởng chốn thiên đường, được biến thành dễ dàng bởi các nỗ lực của các đấng Bồ Tát. Đấng sau được mô tả ngồi trên con voi có sau chiếc ngà của Ngài. Sự can thiệp nhân danh người tin đạo đã đảm bảo một con đường an toàn tới chốn cực lạc. Vào cuối đời Đường, Đức Quan Thế Âm bảo đảm một sự bảo hộ lớn lao đến nỗi Ngài được tôn kính như là một hình tượng đơn độc. Hình tượng của Ngài được người sùng mộ yêu cầu nhiều đến độ việc này đã góp phần vào sự phất lên của nghề in bằng bản khắc, một phát minh của Trung Quốc có những hậu quả vô cùng vĩ đại vượt quá sự phổ hoá Phật giáo. Quan Thế Âm cũng đã trở thành hình tượng trung tâm trong các bố cục lớn, chiếm lĩnh một vị trí quan trọng hơn cả Phật Thích Ca Mâu Ni theo chuẩn đồ tượng học thời thượng với bàn tay phải của Ngài buông dọc theo bên hông, là biểu hiện của sự kiện này. Các nếp gấp đã phá huỷ hình tượng hai vị tu sĩ. Tuy nhiên các Bồ Tát cũng như chiếc lọng bên trên vẫn còn nguyên vẹn và nhóm những người cùng đường bên dưới. Phương sách dùng để mô tả bản thân đỉnh núi Kênh Kênh đặc biệt gây sự chú ý, thay vì một quả núi dưới chân Đức Phật, nghệ nhân đã bao xung quanh vầng hào quang bằng những hòn đá thần thoại xuất hiện trong nghệ thuật Ấn Độ, tại Ajanta và môtíp trang trí này về sau này đóng vai trò nổi bật trong hội hoạ Trung Quốc, Tây Tạng-Trung Quốc và Nhật Bản, trong nghệ thuật vườn cảnh, như hiếm khi thấy sáng tạo hoặc sinh động như trong lối diễn tả này. Sự thu hút đặc biệt của chủ đề đỉnh núi Kênh Kênh, tiếp tục gây cảm hứng cho những sáng tác tài ba bên Đông Á, chẳng hạn như sự diễn tả quả núi như là

một đầu kênh kênh đúng kiểu ở những bản viết tay sơn son thiếp vàng và bồng bềng trên một dị bản truyền thống thể hiện đề tài Đức Phật thuyết pháp.

Những ảnh hưởng quan trọng khác đối với nghệ thuật Phật giáo là Tịnh Độ tông, những tông phái cũng được chỉnh lý vào đầu thế kỷ thứ 6, ngoại trừ tại những vùng phía Nam gần bình nguyên Dương Tử. Xuất xứ từ Kinh Bát Nhã được dịch sang tiếng Trung Quốc khoảng thế kỷ thứ 4, phong trào được một tin đồ Đạo giáo cải đổi cho nó một hình thức rõ rệt. Vị này cũng giống như giáo phái Thiên Thai, nhấn mạnh đến phần ảnh hưởng của đức A Di Đà là miền Tây Phương Cực lạc còn gọi là Tịnh Độ. Tuy nhiên phương pháp của Tấn Luân (476 - 542) chú trọng nhiều hơn về A Di Đà bằng cách tập trung tinh thần liên tục niệm danh hiệu của Ngài hơn là thực hiện những việc phước thiện hoặc là những kỹ thuật tham thiền phần lớn được các Phật tử khác ưa thích. Phần lớn nghệ sĩ dùng hình tượng Tịnh Độ hỗ trợ niềm tin về sự tái sinh tại chốn Tây Phương cực lạc của đức A Di Đà bằng những cảnh tượng cực kỳ tráng lệ, tương phản với những hình ảnh mô tả chi tiết những cảnh tra tấn ở các tầng địa ngục đang chờ đón những người không là tín đồ. Tương tự như nghệ thuật Thiên Thai, đấng Bồ Tát cứu nạn cứu khổ đầy từ bi thương cảm là đức Quan Thế Âm đóng vai trò nổi bật và Ngài được mô tả theo các lối thể hiện của nước Nhật như là từ cõi trời giáng xuống trần để tiếp dẫn linh hồn người quá cố.

Những phái Mật giáo phát triển trong suốt đời Đường dựa trên các loại hình nghệ thuật tạo hình khác. Sự suy đoán thần bí và những ghi thức Mật giáo đòi hỏi những hình tượng về biểu tượng phức tạp, đồng thời khuyến khích một điện thờ bách thần ngày càng lớn mạnh, mặc dù các vị Màđàla có các vị thần thánh dữ tợn, những bộ thần hộ thủ, những thần giám hộ và khối lượng to lớn các đồ tự khí và pháp khí có được từ việc thực hành nghi lễ Mật giáo có niên đại thuộc thời kỳ sau này.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Trung Quốc (Trang 81 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)