Bố cục chùa Trung Quốc

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Trung Quốc (Trang 57)

9. Vua rắn Naga

2.2.2.2. Bố cục chùa Trung Quốc

Tam Quốc Chí – Ngô Thư – Lưu Dao truyện miêu tả ngôi chuà “Hình thức của chùa là trên có 9 tầng tháp, dưới 2 tầng chùa, có đường đi xung quanh, có thể chứa hơn 3000 người. Còn làm tượng Phật bằng đồng, mạ vàng, ngoài khoát gấm màu”. Đó là ghi chép cổ nhất về việc xây dựng chùa ngày trước. Chùa chiền ngày càng xuất hiện nhiều, đến giai đoạn Nam Bắc Triều, và đặc biệt là từ thời Đường, bố cục chùa đã được định hình.

*Bố cục chùa

Những ngôi chùa cổ xưa nhất ở Trung Quốc được xây dựng theo kiểu kiến trúc Ấn Độ, lấy tháp làm chủ, tháp được xây dựng ngay bên trong sau cổng, trước Phật điện. Bên cạnh đó cũng có nhiều ngôi chùa được xây dựng theo mẫu các dinh quan triều Hán, hoặc nhiều quan lại hiến nhà ở của mình làm chùa, nên kiến trúc chùa còn pha lẫn kiến trúc các phủ đệ và nhà ở; hình thành nên những ngôi chùa với hình thức nhà bao quanh sân, một ngôi chùa thể hiện rõ phong cách Trung Quốc.

Từ thời Tấn Đường trở về sau, kiểu kiến trúc giống sân nhà, đã được cải biên ngày càng chiếm ưu thế; Phật điện trở thành chủ thể của kiến trúc, tháp bị lùi xuống vị trí thứ yếu, được xây dựng phía sau Phật điện, có khi còn xây tháp ở cạnh sân chùa thành một khu tháp riêng.

Bình đồ kiến trúc có thể là dạng chữ Quốc, chữ Công, chữ Tam, hoặc kết hợp “nội công ngoại quốc”. Mặt bằng của kiến trúc Phật điện với sân vườn có bố cục gồm các phần chính sau: Đầu tiên là Cổng tam quan hay cổng chính của chùa gồm ba cửa, Giữa là một cửa lớn, hai bên cửa nhỏ hơn, để tượng trưng cho “ba cửa giải thoát” tức là “không môn”, “vô tướng môn” và “vô tác môn”. Có một số chùa còn đặt sơn môn sau Cổng tam quan, sơn môn còn gọi là Tam môn, là cửa chính trong một chùa [25,25].

Sau tam quan là Ao phóng sinh: Ao phóng sinh là nơi để thả các động vật như cá và rùa, trong ao nói chung có hoa sen, trong ao của một số chùa còn đặt Phật bà Quan Âm đứng ở giữa.

Sau Ao phóng Sinh là Thiên Vương điện: Còn gọi là Hộ pháp điện, giữa điện đặt tượng Di lặc, sau tượng Di lặc là tượng thần Hộ Pháp, hai bên đông tây là bốn vị thiên vương trông coi bốn phương, phía sau là Vi Đà, trước Thiên Vương điện thường có lầu chuông lầu trống: Phân biệt có chuông và trống ở phía trong sớm chiều gõ chuông trống, để nhắc nhở tăng nhân theo thời gian để tu hành, ăn và nghỉ.

Sau Thiên Vương điện là đến Đại hùng bảo điện: Cũng gọi là Đại điện là một chính điện, là nơi các chúng tăng sớm chiều tập trung tu hành. Đại điện có ý nghĩa ca ngợi uy đức trí thượng của Thích Ca Mầu Ni. Có Đại điện chỉ thờ Thích Ca Mâu Ni, hai bên là lưỡng vị tôn giả “Ca Diếp” và “An Nan”; cũng có Đại điện thờ tượng Tam thế (Phật Quá Khứ, Phật Hiện Tại, Phật Vị Lai), sau lưng các tượng Phật thường có tượng Bồ Tát.

Dọc theo tường của toà Điện chính là Đông tây phối điện: Việc dùng Phối điện trong chùa là khác nhau và bố trí cũng có sự khác nhau, Phối điện bên cạnh phía đông nói chung có các phòng như Tăng phòng (phòng ở cửa các thầy chùa), phòng đọc sách, phòng làm việc, phòng trà. Bên cạnh phía tây phần nhiều là các nhà thiền dùng để tiếp đãi các tăng nhân tới du ngoạn. Trong những chùa lớn Phối điện hai bên thường có đạt 18 (hoặc 16) tượng La Hán hoặc 24 vị Kim Cương[25,25].

Trước Đại điện, hai bên tả hữu có Già Lam đường và Tổ Sư đường đối diện nhau. Già Lam đường là nơi thờ Xá Vệ Trư Nặc Tri Đa thái tử và Cô Độc trưởng già thời cổ Ấn Độ, để kỷ niệm công lao họ đã hộ trì Phật giáo. Hai bên thờ các vị Già Lam là các vị thần coi giữ chùa. Tổ Sư đường ban đầu chỉ có ở các chùa theo Thiền Tông, sau đó các Tông phái khác cũng có xây

dựng, Tổ Sư đường dùng để thờ các vị như Sơ tổ Đạt ma, Lục Tổ Huệ Năng và Bách trượng thiền sư - người quy định các thanh quy của Thiền Tông.

Sau Đại điện là Pháp đường: Là nơi các bậc cao tăng, đại đức trong chùa tới giảng pháp cho các đệ tử. Các công trình khác như nhà kho, nhà khách, nhà bếp…bố trí xung quanh.

Sau cùng là Tàng kinh các: Trong Tàng kinh các có chứa các quyển kinh và văn vật của bản chùa.

Vị trí các chùa thường chọn ở nơi hẻo lánh, yên tĩnh, ngoại thành hoặc nơi rừng núi. Những vùng đất tránh xa chốn hồng trần, thích hợp cho việc thanh tu. Chùa thường nằm trong một khuôn viên rộng lớn với rừng cây núi suối, …tất cả những cảnh này làm cho con người ta khi đến với đất Phật như đến chốn Bồng Lai, cảm thấy thư thái như được nâng đỡ về tinh thần.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Trung Quốc (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)