Phật giáo với ngôn ngữ Trung Quốc

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Trung Quốc (Trang 46)

d. Y học: Cũng khá phát triển Người Ấn Độ cổ đại đã mô tả các dây gân, cách chắp ghép xương sọ, cắt màng mắt, theo dõi quá trình phát triển của

1.3.5. Phật giáo với ngôn ngữ Trung Quốc

Phật giáo được lưu truyền đã khiến cho ngôn ngữ Phật giáo, điển tích Phật giáo và ca khúc Phật giáo thâm nhập vào đời sống xã hội, mất đi ý nghĩa Phật giáo và có hàm nghĩa xã hội, trở thành các thành ngữ tục ngữ, ngạn ngữ và từ ngữ thường dùng trong đời sống. Ví dụ: “nhất trần bất nhiễm” (không dính lấy một hạt bụi trần ai). Phật gia gọi sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp là “lục trần”, nếu biết loại bỏ mọi suy nghĩ vẩn vương khi tu hành thì Phật ngữ gọi là “Nhật trần bất nhiễm”. Phật ngữ này sau khi trở thành ngôn ngữ xã hội lại có nghĩa là trong sạch. Hay như “Ngũ thể đầu địa” (rạp lạy sát đất) là tư thế kính lễ của Phật giáo, chỉ hai đầu gối, hai khuỷu tay và đầu đều chạm đất thì nay dùng để chỉ sự kính phục. “Đương đầu nhất bổn” có ý nghĩa là nhắc

của Lâm Tế Tông, một nhánh của Thiền Tông Phật giáo (nay thuộc huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc). Nghĩa Huyền - người sáng lập ra giáo phái này xin sư phụ dạy bảo đạo lý Phật giáo nhưng cả 3 lần hỏi đều bị sư phụ đánh để rồi mới tỉnh ngộ, sau này trở thành tục lệ, sư phụ thường đánh đòn cảnh tỉnh hoặc quát mắng các đồ đệ mới học Thiền pháp, yêu cầu các đồ đệ phải trả lời ngay để kiểm tra độ hiểu biết về đạo Phật của họ. Ngoài ra một số thành ngữ khác như “Khổ hải vô biên, hồi đầu thị ngạn” (Bể khổ vô bờ, quay đầu là bờ), “phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật” (bỏ dao đồ tể thì thành Phật), “đầu quy thị đạo”, “tâm tâm tương ấn” (ý hợp tâm đầu), “thanh quy giới luật”, “tưởng nhập phi phi” (suy nghĩ viển vông)… những thành ngữ này đều có xuất phát từ kinh Phật, Phật ngữ hoặc những điểm tích Phật giáo, ngoài ra còn có nhiều hiện tượng ngôn ngữ khác được phát sinh từ sinh hoạt Phật giáo, ví dụ: “trượng nhị hòa thượng mạc bất trước đầu não” (nhà sư cao một trượng hai sờ không thấy đầu chẳng hiểu đầu đuôi sự việc ra sao), “lâm thời bão phết cước” (nước đến chân mới nhảy)…[20,234].

1.4. TIỂU KẾT

Văn hoá, văn minh Ấn Độ với những thành tựu rực rỡ khẳng định sức ảnh hưởng mạnh mẽ của mình đối với các nền văn hoá khu vực thông qua đại diện là Phật giáo. Hình ảnh của Phật giáo khi vào Trung Quốc, mặc dù có sự thay đổi qua dòng chảy của lịch sử, thậm chí có sự thù địch trong thái độ của các nhà cầm quyền, nhưng Phật giáo vẫn bộc lộ mạnh mẽ từ khi xâm nhập vào Trung Quốc cho đến tận ngày nay, ngay cả dưới chế độ của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Vào năm 1959, đã từng có những văn bản nhà nước coi Trung Hoa như “vùng đất tinh khiết của Amitãbha” và coi Mao Chủ tịch như Đức Phật. Thiên đường mà người dân Trung Quốc mong muốn có được trong thời cổ đại và trung cổ giờ đây được coi là đã xuất hiện, đó là

nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngày nay. Điều đó chứng tỏ rằng sự mời gọi mang tính truyền thống của Đạo Phật vẫn còn đầy sức sống.

Trong suốt 2000 năm qua, văn hóa Ấn Độ nói chung và Phật giáo nói riêng đã giao thoa cùng văn hóa bản địa tại Trung Quốc để tạo ra bản sắc văn hóa Phật giáo Trung Quốc. Nó thường xuyên có mặt trong các lĩnh vực sinh hoạt văn hóa tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo của người dân Trung Hoa. Dù ở bất cứ thời điểm nào trong 2000 năm qua, Phật giáo cũng quyện vào với văn hóa dân tộc tại Trung Quốc. Nó đã để lại những dấu ấn sâu đậm, nhất là trong văn hóa truyền thống trong suốt quá trình du nhập và bản địa hóa của mình. Có thể nói, trong mọi lĩnh vực, Phật giáo đều có những cống hiến đối với nền văn hóa truyền thống Trung Hoa, tiếp thêm một bộ phận mới mẻ vào dòng sông văn hóa đó. Vì vậy, khi chúng ta nghiên cứu lịch sử văn hóa Trung Quốc, chúng ta không thể tách rời việc nghiên cứu văn hóa Ấn Độ nói chung và đặc biệt là Phật giáo nói riêng.

CHƢƠNG 2.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Trung Quốc (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)