Bài học cho TP.Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu CÁC CHÍNH SÁCH VÀ CƠ CHẾ NHẰM THÚC ĐẨY SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM TÀI CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 50 - 54)

- Các loại quỹ (Quỹ hưu trí, Hội tín dụng,…)

1.4.2. Bài học cho TP.Hồ Chí Minh

Qua nghiên cứu chính sách và cơ chế phát triển Trung tâm tài chính của một số nước Châu Á, ta cĩ thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng chính sách và cơ chế nhằm hình thành và phát triển Trung tâm tài chính TP.HCM như sau:

Bài học thứ nhất: Tạo lập hành lang pháp lý đầy đủ và đồng bộ

Các hoạt động của thị trường tài chính và Trung tâm tài chính chỉ được tiến hành trong khuơn khổ của các văn bản pháp luật được soạn thảo một cách kỹ càng và thận trọng. Khi các Luật cịn để các khoảng trống thì cần phải cĩ các nghị định và thơng tư hướng dẫn cụ thể và bù đắp những phần Luật chưa điều chỉnh tới.

Hiện tại, Luật các tổ chức tín dụng ở Việt Nam đã đề cập đến hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, bao gồm các cơng ty tài chính, các cơng ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác. Luật này đã tạo ra cơ sở cho khuơn khổ pháp lý đối với tổ chức tín dụng mà trong đĩ xử lý những rủi ro và những vấn đề riêng của loại hình cơng ty tài chính. Tuy nhiên, cần cĩ các hướng dẫn cụ thể về những khía cạnh liên quan đến thị trường tài chính và Trung tâm tài chính mà với vai trị quản lý nhà nước trên địa bàn, UBND Thành phố cần cĩ những tham mưu gĩp ý kiến và đề xuất cụ thể với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Bài học thứ hai: Đảm bảo việc tuân thủ các quy định về pháp luật của Trung tâm tài chính

Phải xây dựng được tính tự giác tuân thủ pháp luật của thị trường tài chính và Trung tâm tài chính. Các quy chế hữu hiệu khơng chỉ là vấn đề soạn thảo kỹ lưỡng và được thanh tra chặt chẽ cĩ hiệu qủa. Nền kinh tế thị trường địi hỏi mọi người tham gia đều phải tự giác tuân thủ pháp luật. Các tổ chức tài chính ở Anh và Mỹ cĩ "một nền văn hố tuân thủ pháp luật" rất cao. Điều đĩ cĩ nghĩa là những nhà điều hành ngân hàng, các cơng ty tài chính, các Quỹ và các trung gian tài chính tất cả đều hiểu về các quy định của pháp luật, những yêu cầu của các nhà luật pháp và họ tích cực thúc đẩy các hoạt động ở các doanh nghiệp của họ tuân thủ theo pháp luật. Tương tự như vậy, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp này sẽ trừng phạt những hành động khơng tuân thủ theo pháp luật. Họ cũng chịu trách nhiệm về những hoạt động khơng tuân thủ theo pháp luật ở doanh nghiệp của họ. Trách nhiệm này bao gồm cả việc báo cáo cho các cơ quan quản lý biết sớm nhất những hành vi vi phạm về Luật. Như vậy, việc tổ chức triển khai các quy định pháp luật cũng như việc giám sát, thanh tra việc chấp hành pháp luật và xử lý nghiêm túc các sai phạm trên địa bàn là hết sức cần thiết để đảm bảo việc tuân thủ pháp luật.

Bài học thứ ba: Tính minh bạch và tính trách nhiệm

Chúng ta đã thấy những ví dụ về khủng hoảng ở Châu Á nơi mà sự khơng minh bạch đã làm tăng thêm những khĩ khăn. Các yếu tố về tính minh bạch cần đề cập đến: Những báo cáo tài chính và các báo cáo khác, các số liệu phải trung thực và kịp thời, nhất là các báo cáo gửi các cơ quan quản lý; Các tổ hợp tài chính phải gửi báo cáo tổng hợp; Các khoản mục tài

sản ngoại bảng như các khoản bảo lãnh phải được thể hiện và giải thích rõ ràng ở phần ghi chú; Luật và các quy chế phải ngăn ngừa giao dịch nội bộ.

Bài học thứ tư: Chính sách tạo vốn hai bước

Phải thực hiện chính sách tạo vốn hai bước trong đĩ bước đầu là tích cực khai thác nguồn vốn tiết kiệm trong nước để sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu, sau đĩ mới đẩy mạnh việc chế biến hàng xuất khẩu để tạo tích lũy ngoại tệ và thu hút mạnh mẽ nguồn vốn nước ngồi. Phương châm vẫn là nguồn vốn trong nước là cơ bản và vốn đầu tư của nước ngồi là quan trọng để hình thành Trung tâm tài chính phát triển.

Bài học thứ năm: Phát triển ưu tiên thị trường trái phiếu

Khi thị trường vốn và thị trường tài chính cịn trong giai đoạn sơ khai, việc ưu tiên phát triển thị trường trái phiếu phải được coi trọng vì sẽ giảm thiểu rủi ro, tăng cường trách nhiệm của các doanh nghiệp, giảm áp lực vào hệ thống Ngân hàng và nhất là giảm thiểu chi phí vốn. Đây thực sự là kênh huy động vốn tiềm năng khơng những cho chi tiêu đầu tư của Chính phủ mà cịn cho dự án đầu tư của tất cả các thành phần kinh tế khác.

Mặt khác, việc giám sát của thị trường buộc việc huy động trái phiếu của người đi vay phải được trả nợ đúng hạn, dảm bảo tính thanh khoản và luân chuyển vốn trên thị trường.

Bài học thứ sáu: Hạn chế sự can thiệp hành chính từ phía Chính phủ và các cơ quan hữu trách

Kinh nghiệm HongKong cho thấy để cĩ một Trung tâm tài chính phát triển thì việc hạn chế sự can thiệp của Chính phủ và các cơ quan hữu quan như Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính là cực kỳ quan trọng. Qua đĩ, Trung tâm tài chính phát triển đã đĩng gĩp lớn cho sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế.

Bài học thứ bảy: Cho phép định chế tài chính nước ngồi gia nhập thị trường với một số giới hạn pháp lý cần thiết, coi đây là một giải pháp quan trọng để xử lý những yếu kém của hệ thống tài chính.

Việt Nam nĩi chung và TP.Hồ Chí Minh nĩi riêng, từ một nền kinh tế mang nặng tính hành chính chuyển sang một nền kinh tế thị trường năng động; từ một xã hội nơng nghiệp lạc hậu chuyển sang một xã hội cơng nghiệp địi hỏi phải cĩ bước phát triển đột phá về thị trường tài chính và Trung tâm tài chính. Từ những bài học ở các nước Châu Á, với điều kiện thực tế ở TP.Hồ Chí Minh, chúng ta cần đưa ra những giải pháp cụ thể để phát triển thị trường tài chính và Trung tâm tài chính. Bởi lẽ, tài chính đĩng vai trị huyết mạch cho sự vận hành nền kinh tế, thị trường tài chính và Trung tâm tài chính hoạt động tốt sẽ tạo nền tảng vững chắc thúc đẩy kinh tế Thành phố phát triển nhanh và bền vững.

Một phần của tài liệu CÁC CHÍNH SÁCH VÀ CƠ CHẾ NHẰM THÚC ĐẨY SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM TÀI CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)