- Chi dự phòng: Đây là khoản chỉ phí không thể bỏ qua ở các NHTM Bởi trong hoạt động kinh doanh thường phát sinh những rủi ro gây thất thoát tài sản,
4.4.2. Chỉ tiêu phân tích lợi nhuận
Bảng 22: CÁC CHỈ TIỂU PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 1. Lợi nhuận ròng 13.703 15.073 16.580 2. Tống tài sản 593.152 687.307 751.893
3. Tông tài sản bình quân 586.886 640.230 719.600
4. Tổng thu nhập 65.998 71.938 102.089
5. Tổng chỉ phí 47.728 51.841 79.982
6. Chi phí lãi suất 45.341 49.249 74.960
7. Chi phí vận hành 711 731 1.572 LNR/Tông TSBQ (%) 2,33 2,35 2,30 LNR/Tông TN (%) 20,76 20,95 16,24 Tổng TN/Tông TS (%) 11,13 10,47 13,58 Chỉ phí LS/Tông TS (%) 7,64 7,18 9,97 Chỉ phí LS/Tông TN (%) 68,70 68,46 73.43 Chỉ phí VH/Tổng TS (%) 0,12 0,11 0,21 Chỉ phí VH/Tông TN (%) 1,08 1,02 1,54 Tông chỉ phí/ Tổng thu nhập (%) 72,32 72,06 78,35 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNg&PTNT huyện Mỏ Cày Nam)
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang 68 SVTH: Huỳnh Thị Ngọc Trinh
+ Chỉ số I(ROA): Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (%)
Thông qua ROA giúp nhà phân tích thấy được khả năng của Ngân hàng
trong việc tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng từ một đồng tài sản. Nói
cách khác, chỉ số này cho nhà phân tích xác định hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản. ROA lớn Ngân hàng kinh doanh có hiệu quả, có cơ cấu tài sản hợp lý. Tuy nhiên ROA quá lớn cũng là nỗi lo của nhà phân tích vì rủi ro luôn đi cùng với lợi nhuận cao. Qua số liệu bảng 21 ta thấy năm 2008 tỷ số này là 2,33%
nghĩa là I1 đồng tài sản tạo ra 0,023 đồng lợi nhuận, năm 2009 là 2,35% nghĩa là 1 đồng tài sản tạo ra 0,024 đồng lợi nhuận, và năm 2010 là 2,30%, năm 2009 tỷ
số này tăng nhẹ, nhưng đến năm 2010 tỷ số này lại giảm xuống. Tuy ROA giảm vào năm 2010 nhưng nhìn chung vẫn cao, tỷ số ROA đạt ở mức cao điều đó chứng tỏ năng lực quản trị của ngân hàng về sử dụng tài chính và những nguồn
vốn thực sự đem lại lợi nhuận. Chỉ tiêu ROA này cao chứng tỏ hoạt động kinh
doanh của ngân hàng trong ba năm vừa qua là hiệu quả, cơ cấu tài sản và việc sử dụng tài sản cũng hợp lý.
+ Chỉ số 2: Lợi nhuận ròng trên thu nhập (%).
Chỉ số này cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập, đồng thời đánh giá hiệu quả quản lý thu nhập của ngân hàng. Chỉ số này cao chứng tỏ ngân hàng đã có biện pháp tích cực trong việc giảm chi phí và tăng thu nhập của ngân hàng. Nó có ảnh hưởng đến việc quyết định cấu trúc vốn hoạt động và vốn đầu tư, cũng như khả năng kiểm soát chỉ phí hoạt động trong ngân hàng. Nhìn chung tình hình
thu nhập của chi nhánh tăng khá mạnh vào năm 2010, nhưng đồng thời tốc độ
tăng của chi phí năm 2010 nhanh hơn tốc độ tăng của thu nhập nên làm cho lợi nhuận của chỉ nhánh chỉ tăng đều qua 3 năm dẫn đến tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng thu nhập giảm năm 2010. Năm 2008 là 20,76% có nghĩa là một đồng thu
nhập tạo ra 0,21 đồng lợi nhuận, sang năm 2009 chỉ số này đạt 20,95% có nghĩa
là một đồng thu nhập tạo ra 0,21 đồng lợi nhuận, năm 2010 giảm so với năm 2009 còn 16,24%. Nguyên nhân chủ yếu không phải là tổng thu nhập giảm mà là
lợi nhuận ròng tăng chậm hơn tốc độ tăng của thu nhập, bởi lợi nhuận ròng
không chỉ phụ thuộc vào thu nhập mà còn phụ thuộc vào chi phí. Trong khi đó, chi phí lại tắng mạnh vào năm 2010.
+ Chỉ số 3: Tổng thu nhập trên tông tài sản (%).
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang 69 SVTH: Huỳnh Thị Ngọc Trinh
Chỉ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng. Qua số liệu ta nhận thấy tỷ lệ tổng thu nhập trên tổng tài sản chỉ giảm nhẹ ở năm 2009 và
tăng lên vào năm 2010. Nhìn chung chỉ số này qua 3 năm là khá cao chứng tỏ
ngân hàng đã phân bố đầu tư một cách hợp lý và hiệu quả tạo nền tảng cho việc tăng lợi nhuận của ngân hàng. Chỉ số này của năm 2008 là 11,13%, tức là 1 đồng
tài sản của Chi nhánh tạo ra được 0,1 1 đồng thu nhập; năm 2009 là 0,10 đồng và
0,13 vào năm 2010. Qua đây chúng ta thấy Chi nhánh đã phân bổ tài sản đầu tư một cách hợp lý và hiệu quả và công tác quản trị thu nhập từ tài sản của Chị nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mỏ Cày Nam đang được chú trọng. Đồng thời cũng nói lên rằng tài sản của Chi nhánh đã nâng cao được khả năng sinh lời qua từng năm.
+ Chỉ số 4: Chi phí lãi suất trên tổng tài sản (%).
Chỉ số này xác định chi phí phải bỏ ra (chi phí lãi suất) cho việc sử dụng tài sản để đầu tư. Năm 2008 là 7,64% nghĩa là một đồng tài sản có yêu cầu về chỉ phí lãi suất là 0,07 đồng, năm 2009 là 7,18% và sang năm 2010 là 9,97%, lý do của sự tăng lên này là do trong giai đoạn này nền kinh tế đang hồi phục, các ngân hàng cạnh tranh trong việc huy động vốn, nên dẫn đến lãi suất huy động của Chi nhánh phải điều chỉnh tăng qua các năm để có khả năng cạnh tranh, nên dẫn đến chi phí tăng.
+ Chỉ số 5: Chỉ phí lãi suất trên tổng thu nhập (%).
Chỉ số này tính toán khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập. Đây cũng chính là chỉ số đo lường hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Qua số liệu trên ta nhận thấy năm 2008 chỉ số này là 68,70%, năm 2008 do biến động của nền kinh tế nên chỉ số này khá cao, sang năm 2009 tỷ lệ này là 68,46%, có nghĩa là để tạo ra một đồng thu nhập thì tốn 0,68 đồng chỉ phí lãi suất, năm 2010 tỷ lệ này là 73,43%.
+ Chỉ số 6: Chỉ phí vận hành trên tổng tài sản (%).
Chỉ số này cũng xác định chi phí phải bỏ ra cho việc cho việc sử dụng tài sản để đầu tư. Năm 2008 đạt 0,12% có nghĩa là một đồng tài sản có yêu cầu về
chi phí vận hành là 0,12% đồng, năm 2009 là 0,11%, sang năm 2009 tỷ số này
tăng lên 0,21%. Kết quả này là do trong những năm này chỉ nhánh có sự thay đổi trong cơ câu tô chức và do sửa chữa năng câp lại cơ sở vật chât của chi nhánh.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang 70 SVTH: Huỳnh Thị Ngọc Trinh
+ Chỉ số 7: Chỉ phí vận hành trên tông thu nhập (%).
Chỉ số này tính toán khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập. Yếu tố này chỉ chứng tỏ được công tác quản lý chi phí của ngân hàng, chứ chưa xem xét hết một cách tổng thể hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Năm 2008 là
1,08%, năm 2009 là 1,02%, năm 2010 là 1,54%. + Chỉ số 8: Tổng chỉ phí trên tổng thu nhập.
Chỉ số này tính toán khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập. Đây cũng là chỉ số đo lường hiệu quá kinh doanh của Ngân hàng. Thông thường chỉ số này phải nhỏ hơn 1, nếu nó lớn hơn 1 chứng tỏ Ngân hàng hoạt động kém hiệu quả. Qua bảng phân tích ta thấy tông chi phí trên tổng thu nhập của Chi nhánh tăng vào năm 2010. Năm 2008 là 72,32%, năm 2009 là 72,06%, năm 2010 lại tăng lên 78,35%. Điều này chứng tỏ tốc độ tăng của chi phí luôn lớn hơn tốc độ tăng của thu nhập nên đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của toàn Chi nhánh. Chi phí của ngân hàng phải bỏ ra ngày càng nhiều cho việc tạo được một đồng thu nhập. Để nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng cần cắt giảm tối đa các khoản chỉ phí như các khoản chỉ nội bộ, tránh lãng phí văn phòng phẩm, điện... Tuy các khoản chi này không đáng kể nhưng nó góp phần làm giám tốc độ tăng của chi phí trong toàn đơn vị.