doanh số cho vay, năm 2008 chiếm 90%, năm 2009 chiếm 92%, năm 2010 chiếm 69,01% trong tổng doanh số cho vay. Doanh số cho vay đối với sản xuất nông nghiệp hàng năm chiếm tỷ trọng cao là do nhu cầu vốn hàng năm tăng: vì vật giá dùng cho sản xuất nông nghiệp tăng, do giá phân bón tăng, nhân công không đủ để phục vụ cho nông nghiệp làm giá thuê lao động cao. Bên cạnh đó, thời tiết khí
hậu không ôn định, thiên tai, dịch bệnh thường xảy ra làm tăng chi phí chăm sóc,
cải tạo đồng ruộng. Cụ thể, năm 2008 doanh số cho vay nông nghiệp đạt 349.604 triệu đồng, đến năm 2009 đạt 92.332 triệu đồng, tương ứng giảm với tỷ lệ 73,59% so với năm 2008, Tuy trong năm doanh số cho vay nông nghiệp giảm nhưng tỷ trọng so với tổng doanh số cho vay vẫn được đảm bảo. Nguyên nhân giảm do tình hình kinh tế có sự biến động lớn, giá xăng dầu, điện liên tục tăng, giá vàng thế giới tăng mạnh, USD không ổn định, giá tiêu dùng tăng... Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của cá nhân, hộ sản xuất vì các phương án vạch ra không mang lại lợi nhuận, điều này làm giảm vốn đầu tư trong sản xuất. Đến năm 2010 doanh số cho vay nông nghiệp đạt 494.879 triệu đồng, tăng 402.547 triệu đồng tương ứng tăng với tỷ lệ 435,98% so với năm 2009. Doanh số cho vay nông nghiệp trong giai đoạn này tăng rất mạnh. Đa số người dân sản
xuất trong lĩnh vực nông nghiệp truyền thống, họ có kinh nghiệm sản xuất cùng
với đặc điểm tự nhiên của huyện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp tăng lên. Những năm gần đây nông dân đầu tư vào cây ăn trái không hiệu quá, thị trường mắt mùa do thời tiết thay đổi, giá cây ăn trái không Ổn định, nông dân chuyển sang chăn nuôi. Nguyên nhân tăng vốn ngắn hạn ở lĩnh vực nông nghiêp thường
để mua con giống, vật tư, phần bón, thức ăn gia súc, cải tạo vườn cây ăn trái...
- Thương nghiệp: Năm 2009 doanh số cho vay thương nghiệp là 3.924 triệu đồng, giảm 15.285 triệu đồng, tương ứng giảm với tỷ lệ 79,57% so với năm triệu đồng, giảm 15.285 triệu đồng, tương ứng giảm với tỷ lệ 79,57% so với năm 2008. Nhu cầu vốn vay của người dân tăng nhưng nguồn vốn bị giới hạn nên doanh số cho vay giảm. Đến năm 2010 đạt đến 30.119 triệu đồng, tăng 26.195 triệu đồng tương ứng tăng với tỷ lệ 667,56% so với năm 2009. Cùng với sự phát triển của huyện, bên cạnh những công trình đầu tư phát triển đang được xây đựng thì các ngành thương mại và dịch vụ cũng phát triển theo, xuất hiện nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh cũng như là các ngành dịch vụ. Do đó, nhu cầu về vốn của các ngành kinh tế này rất cao, vì vậy mà doanh số cho vay của ngân hàng
trong năm qua tăng cao.