Cơ sở vật chất, vị trí của ngân hàng: Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến việc huy động vốn của ngân hàng Vì khi ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện mỏ cày nam (Trang 49 - 53)

nhân làm ảnh hưởng đến việc huy động vốn của ngân hàng. Vì khi ngân hàng

được đặt ở vị trí thuận lợi như các trung tâm thương mại, các khu dân cư, khu chợ... và có cơ sở vật chất hiện đại, quy mô lớn sẽ tạo cho các khách hàng có cảm

giác an toàn, tin tưởng nguồn tài chính vững mạnh của ngân hàng, chính điều này ngân hàng sẽ huy động được nhiều vốn hơn từ các tổ chức kinh tế, dân cư. 4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÓN

4.2.1. Phân tích chung hoạt động tín dụng

Cùng với sự gia tăng về nguồn vốn thì quy mô tín dụng và chất lượng tín dụng có xu hướng gia tăng. Tình hình sử dụng vốn của ngân hàng được thể hiện

qua bảng sau:

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang 37 SVTH: Huỳnh Thị Ngọc Trinh

Bảng 5: HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo&PTNT HUYỆN MỎ CÀY NAM NĂM 2008 - 2010

Đv(: Triệu đồng 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 T—¬ T¬

Sô tiên % Sô tiên % Doanh số cho vay | 384.180 | 100.361 |717.112| -283.819| -73,88 | 616.751 614,53 Doanh số thu nợ |361.635| 53.561|544.014| -308./071| -85,19 490.450| 915,63 Dư nợ cho vay 404.115 | 450.912 | 624.010 46.797 11,58 | 173.098 38,39 Nợ quá hạn 4.445 2.705 3.242 -1.740 3915 537 19 85 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNg PTNT huyện Mỏ Cày Nam)

Qua số liệu từ bảng 3 ta nhận thấy: doanh số cho Vay CÓ biến động mạnh,

năm 2009 doanh số cho vay giảm, còn 100.361 triệu đồng, giảm 283.819 triệu đồng tương ứng giảm với tỷ lệ 73,88% so với năm 2008. Giai đoạn này doanh số cho vay giảm theo chính sách thắt chặt cho vay của ngân hàng cấp trên nhằm hạn chế lượng tiền ra ngoài lưu thông. Trong nội bộ chi nhánh phải cân đối doanh số cho vay và doanh số thu nợ, kết hợp thêm nguồn vốn huy động tại chỗ trong cùng thời điểm để giải ngân. Bước sang năm 2010 doanh số cho vay lên đến 717.112 triệu đồng. Cụ thê đã tăng 616.751 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 614,53%

so với năm 2009. Đây thực sự là một tỷ lệ đáng khích lệ, nguyên nhân là do các

doanh nghiệp, các hộ kinh doanh muốn mở rộng quy mô và thị trường hoạt động của mình, cải thiện sản phẩm để đủ sức cạnh tranh. Do đó nhu cầu bổ sung vốn lưu động của doanh nghiệp cao và luân chuyển vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh thường xuyên. Bên cạnh đó, ngân hàng có chính sách kinh doanh thích hợp đối với khách hàng truyền thống của mình, đồng thời có chính sách ưu đãi, thu hút khách hàng mới đến giao dịch với ngân hàng.

Cùng với sự biến động của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng biến động mạnh, năm 2009 doanh số thu nợ giảm còn 53.564 triệu đồng, giảm 308.071 triệu đồng, tương đương giảm 85,19% so với năm 2008. Nguyên nhân doanh số thu nợ giai đoạn này thấp chủ yếu là do sự giảm xuống của doanh số cho vay, một phần là do hộ sản xuất trên địa bàn gặp khó khăn như dịch bệnh, chi phí sản xuất tăng lên dẫn đến kinh doanh không có lãi hoặc lỗ vốn ảnh hưởng đến thu nợ của ngân hàng. Đến năm 2010 doanh số thu nợ lên đến 544.014 triệu

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang 38 SVTH: Huỳnh Thị Ngọc Trinh

đồng, tăng 490.450 triệu đồng tương đương 915,63% so với năm 2009. Cũng như

các ngần hàng khác, NHNo&PTNT huyện Mỏ Cày Nam cũng coi trọng công tác thu nợ, trước khi cho vay vốn, các cán bộ tín dụng trực tiếp đến tận nhà các hộ

sản xuất, kinh doanh để thẩm định, nhằm xác định nhu cầu, mục đích sử đụng vốn, cũng như xem xét phương án có khả thi hay không, và sau khi cho vay luôn theo dõi xem hộ sản xuất có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không, tài sản thế chấp có ổn định hay không. Bên cạnh đó, trong năm qua nền kinh tế địa phương đã có những bước tiến triển rất tích cực, các đơn vị làm ăn hiệu quả hơn kể cả đơn vị quốc doanh và ngoài quốc doanh. Chính nhờ vậy mà công tác thu nợ

luôn đạt hiệu quả.

Tóm lại, doanh số thu nợ của cả 3 năm đều giảm, tăng cùng với mức độ

giảm, tăng của doanh số cho vay, cho ta thấy hoạt động của NH vẫn ôn định.

Tình hình dư nợ qua 3 năm tăng liên tục, năm 2009 đạt 450.912 triệu đồng, tăng 46.797 triệu đồng, khoảng 11,58% so với năm 2008. Năm 2010 đạt 624.010 triệu đồng, tăng 173.098 triệu đồng, tương đương 38,39%, tỉ lệ năm 2010 tăng cao, qua đó cho thấy công tác tín dụng của ngân hàng khá tốt. Có được kết quả như vậy là do ngân hàng đã không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng luôn bám sát các chính sách phát triển kinh tế của địa phương vì sự phát triển mạnh mẽ của huyện cũng là điều kiện tiên quyết để phát triển các hoạt động của ngân hàng.

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị

trường là một loại hình kinh doanh rất nhạy cảm, mọi biến động của nền kinh tế

đếu tác động nhanh chóng đến hoạt động của ngân hàng. Tại các NHTM của nước ta nói chung và tạ NHNo&PTNT huyện Mỏ Cày Nam nói riêng, thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng. Do đó, đây là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu nhất của ngân hàng và hoạt động kinh doanh này luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ấn, cao nhất là rủi ro tín dụng và được thể hiện thông qua số nợ quá hạn. Năm 2008 là 4.445 triệu đồng, năm 2009 là 2.705 triệu đồng, giảm 1.740 triệu đồng tương đương 39,15% so với 2008. Năm 2009 nợ quá hạn có chiều hướng giảm, do chính sách kích cầu của Chính Phủ, kinh tế dần phục hồi, hoạt động kinh tế dần phục hồi trở lại, những hộ vay cũng đặc biệt quan tâm đến việc trả nợ Ngân hàng, góp phần làm giảm số nợ quá

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang 39 SVTH: Huỳnh Thị Ngọc Trinh

hạn của Ngân hàng. Bên cạnh đó, chi nhánh đã tăng cường công tác thu nợ, đặc biệt là nợ quá hạn, cán bộ tín dụng kịp thời đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ

và đến tận xã để xử lý nợ. Năm 2010 nợ quá hạn là 3.242 triệu đồng, tăng 537 triệu đồng tương đương 19,85% so với năm 2009. Nguyên nhân dẫn đến tình

trạng nợ quá hạn tăng trong năm 2010 là do hiện tại mỗi cán bộ đảm nhiệm một

công việc khá lớn, có cán bộ chịu trách nhiệm đến 2 xã, chính vì thế mà họ

không có đủ thời gian để theo dõi khách hàng chặt chẽ. Một phần là do một số hộ

kinh doanh thua lỗ không có nguồn trả nợ cho ngâ hàng nên phải kéo dài thời hạn

trả nợ nhiều lần.

4.2.2. Phân tích tín dụng theo thời hạn

4.2.2.1. Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn

Doanh số cho vay là tổng số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân, dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một thời gian nhất định. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng. Nếu Ngân hàng có nguồn vốn mạnh thì doanh số cho vay có thể cao hơn nhiều lần so với các Ngân hàng có nguồn vốn nhỏ. Trong việc phân tích hoạt động cho vay thì

doanh số cho vay là một khoản mục thể hiện rõ nét nhất về mức độ rộng lớn của

ngân hàng trong công tác cho vay của mình. Qua đó, doanh số cho vay cũng thê hiện được số lượng và quy mô tín dụng của ngân hàng. Chúng ta sẽ tiến hành xem xét tình hình doanh số cho vay của ngân hàng qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 6: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN NĂM 2008 - 2010

Đyí: Triệu đồng 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 —¬ ——

Sô tin | % Sô tiên | % Ngắn hạn 303.202. 67.242| 572.968 |-235.960| -77,82| 505.726 | 752,09 Trung và dài hạn | 80.978 | 33.119| 144.144| -47859| -59,10| 111.025| 335,23 Tổng 384.180 | 100.361 | 717.112 | -283.819| -73,88 | 616.751| 614,53

(Nguồn - Phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Mỏ Cày Nam)

- Đối với tín dụng ngắn hạn: Tình hình cho vay năm 2008 là 303.202 triệu đồng, năm 2009 là 67.242 triệu đồng chiếm 67% trong tổng doanh số cho vay, giảm 235.960 triệu đồng, tương đương 77,82% so với năn 2008. Năm 2010 đạt 572.968 triệu đồng chiếm 79,90% tăng 505.726 triệu đồng tương đương 752,09%

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang 40 SVTH: Huỳnh Thị Ngọc Trinh

so với năm 2009. Các khoản vay này chủ yếu là vay nông nghiệp như chỉ phí chăm sóc dừa, chi phí chăm sóc cây ăn trái, thuỷ sản, gia súc, gia cầm...trong những năm gần đây tình hình kinh tế gặp nhiều biến động bặc biệt năm 2009 là năm khắc phục khủng hoảng kinh tế, nhiều doanh nghiếp cắt giảm biên chế, cộng thêm chính sách thắt chặt cho vay của ngân hàng cấp trên nhằm hạn chế lượng tiền ra ngoài lưu thông, nên làm giảm doanh số cho vay trong 2009. Đến năm

2010, doanh số cho vay ngắn hạn tăng mạnh, đạt 572.968 triệu đồng, chiếm

79,90% tỷ trọng. Đây thực sự là một tỷ lệ đáng khích lệ. Năm 2010 nền kinh tế

nước ta bắt đầu phát triển trở lại, các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh muốn mở

rộng quy mô và thị trường của mình, cải thiện sản phẩm của mình để đủ sức cạnh tranh, do đó nhu cầu bổ sung nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp cao.

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện mỏ cày nam (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)