Vai trò của nguồn lực thông tin trong việc nâng cao chất lượng đào tạo tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực thông tin phục vụ công tác đào tạo tín chỉ tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Lao động Xã hội (Trang 27 - 38)

lượng đào tạo tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Lao động – Xã hội

Trong “Quy định về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Thông tin - Thƣ viện trƣờng Đại học” của Bộ Giáo dục và Đào tạo có xác định rõ:

“Trung tâm Thông tin - Thƣ viện trƣờng Đại học là trung tâm văn hoá thông tin khoa học, kỹ thuật của trƣờng Đại học, là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức của trƣờng Đại học có chức năng tổ chức, xây dựng và quản lý nguồn lực thông tin văn hoá, khoa học, kỹ thuật, phục vụ

27

công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của cán bộ và học sinh trong toàn trƣờng”.

Quyết định của Hội đồng Chính phủ về công tác Thông tin - Thƣ viện ngày 16 tháng 9 năm 1970 cũng ghi rõ: “Ở các trƣờng Đại học, cần có những Trung tâm Thông tin - Thƣ viện khoa học hoặc chuyên ngành phát triển theo các yêu cầu nghiên cứu, giảng dạy, học tập của từng trƣờng và theo khả năng kinh tế của ta, đồng thời cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Trung tâm Thông tin - Thƣ viện đó để sách, báo đƣợc sử dụng hợp lý và tiết kiệm”.

Trong lịch sử phát triển của giáo dục nhà trƣờng, hoạt động dạy học tồn tại nhƣ là một hoạt động xã hội gắn liền với hoạt động của con ngƣời. Trƣớc mỗi giai đoạn phát triển lớn lao của đời sống xã hội và sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học công nghệ, đòi hỏi các trƣờng Đại học phải đào tạo ra những đội ngũ cán bộ có phẩm chất, kiến thức, năng lực ngày càng hoàn thiện đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của xã hội.

Việc bổ sung tri thức đƣợc tạo nên thông qua quá trình dạy học, không ngừng trang bị cho sinh viên hệ thống những tri thức khoa học hiện đại, những kỹ năng, phƣơng tiện tƣơng ứng với một lĩnh vực khoa học nhất định, nhằm đào tạo ra những cán bộ có tri thức, có tay nghề, có năng lực thực hành, năng động sáng tạo có khả năng thích ứng với những thay đổi về nghề nghiệp điều kiện nền kinh tế - xã hội đang trên đà phát triển.

Trong quá trình giáo dục và đào tạo việc tìm kiếm, nắm bắt và xử lý thông tin có giá trị cao luôn là điều chú ý của các Trung tâm Thông tin - Thƣ viện trong nhà trƣờng. Các thông tin về đƣờng lối, chính sách giáo dục đào tạo giúp cho nhóm đối tƣợng quản lý nắm bắt nhanh chóng đƣờng lối, mục tiêu, phƣơng hƣớng về chính sách xã hội trong công tác

28

đào tạo. Các thông tin khoa học chuyên sâu giúp cho nhóm đối tƣợng giảng dạy – nghiên cứu. Các thông tin chuyên ngành phục vụ cho nhóm đối tƣợng học viên, thực tập sinh, sinh viên năm cuối.

Trong điều kiện hiện nay, việc đổi mới phƣơng pháp dạy học trong hệ thống giáo dục đào tạo đã phần nào tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho sinh viên, bên cạnh việc bắt buộc sinh viên lên lớp học, sinh viên còn phải tự tìm hiểu các kiến thức cơ bản của môn học qua việc tự học, mà giáo viên chỉ đóng vai trò hƣớng dẫn về môn học, gợi ý trao đổi, tạo ra phƣơng pháp dạy học đối thoại giữa thầy và trò, phát huy khả năng tƣ duy, tinh thần sáng tạo chủ động trong học tập và nghiên cứu khoa học.

Môi trƣờng tốt nhất cho sinh viên tìm hiểu, nắm bắt thông tin đó là các Trung tâm Thông tin - Thƣ viện của các trƣờng. Tuy nhiên, để Trung tâm Thông tin - Thƣ viện đáp ứng đƣợc yêu cầu về giáo dục, thì vấn đề nguồn lực của Trung tâm Thông tin - Thƣ viện của nhà trƣờng phải đƣợc coi trọng, phải đƣợc tổ chức – quản lý và nâng cao chất lƣợng, mở rộng số lƣợng và các hình thức phục vụ tốt nhất.

Nguồn lực thông tin là một phần của sản phẩm trí tuệ, là sản phẩm lao động có khoa học, kiến thức, sáng tạo của con ngƣời, phản ánh những kiến thức đƣợc kiểm soát và đƣợc ghi lại dƣới một dạng vật chất nào đó. Những thông tin đó phải đƣợc cấu trúc, tổ chức lại giúp con ngƣời có thể tìm đƣợc chúng theo nhiều cách khác nhau, để khai thác đƣợc chúng theo nhiều phƣơng thức khác nhau.

Chính vì vậy, nguồn lực thông tin đƣợc coi là phần tích cực của tiềm lực thông tin đƣợc kiểm soát sao cho ngƣời ta có thể truy nhập, tìm kiếm, khai thác, sử dụng đƣợc và phục vụ cho các mục đích hoạt động của con ngƣời.

29

Đƣợc kế thừa và chọn lọc qua một quá trình xây dựng và trƣởng thành của các Trung tâm Thông tin - Thƣ viện trƣờng Trung học, Cao đẳng, nguồn lực thông tin của Trung tâm ngày nay khá đa dạng, phong phú. Bên cạnh các nguồn nguồn lực thông tin dạng văn bản truyền thống có đƣợc do trao đổi, tặng biếu và tự mua..., Trung tâm còn chú trọng tạo lập, xây dựng và khai thác các nguồn lực tại dạng điện tử. Cùng với những nỗ lực trong việc tự xây dựng, Trung tâm còn mở rộng nguồn lực thông tin nhờ vào thực hiện việc chia sẻ nguồn lực với cơ quan Thông tin - Thƣ viện bên ngoài trƣờng, nhằm phục vụ tốt nhất vào việc nâng cao chất lƣợng đào tạo, nghiên cứu khoa học của nhà trƣờng.

Thông tin là một dạng tài nguyên đƣợc tạo lập dƣới nhiều hình thức trong các hoạt động quản lý, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Do vậy, để phát triển nguồn lực thông tin phải “Tích cực tạo nguồn, tổ chức việc thu thập, chọn lọc lƣu trữ các dạng nguồn tin trong nƣớc và ngoài nƣớc liên quan tới các khung đề mục ƣu tiên và phù hợp với trình độ, thích hợp với điều kiện của đất nƣớc.

Đẩy mạnh quá trình tạo lập và làm giàu vốn tài nguyên thông tin quốc gia. Tổ chức kiểm soát, quản lý hƣớng dẫn việc sử dụng tài nguyên thông tin đạt hiệu quả cao. Xây dựng các kho nguồn lực thông tin tra cứu quan trọng định hƣớng theo ngành, các cơ sở dữ liệu nguồn lực thông tin đặc trƣng theo các dạng nguồn tin, các cơ sở dữ liệu dữ kiện và hỗn hợp về các đối tƣợng khoa học xã hội, kỹ thuật, công nghệ và sản phẩm quan trọng về các nguồn lực và tài nguyên của đất nƣớc.

Từ nhận thức trên ngay từ ngày đầu thành lập, Trung tâm đã chú trọng việc trao đổi, đặt mua để tạo đƣợc nguồn lực thông tin đúng chủng loại, số lƣợng, chất lƣợng phù hợp với yêu cầu giảng dạy và học tập của các đơn vị trong trƣờng.

30

Trong các năm từ 2000 – 2005 do nguồn kinh phí tập trung, Trung tâm đã tiến hành bổ sung tập trung tất cả các nguồn lực thông tin với số tiền ngân sách cấp khoảng 300 triệu/năm. Do yêu cầu phục vụ học sinh, sinh viên là chính nên đã bổ sung sách giáo trình, sách tham khảo, các nguồn lực thông tin phục vụ học tập là chủ yếu. Trong tổng số 10.000 cuốn sách bổ sung về, trong đó có 3.000 cuốn sách giáo khoa (300 tên sách), còn lại khoảng 7000 tên sách là sách tham khảo, sách hƣớng dẫn học tập.

Bảng 1.6 cho thấy số liệu bổ sung nguồn lực thông tin Trung tâm bằng 2 nguồn:

- Nguồn ngân sách của Trƣờng

31

Bảng 1.6:Số lượng nguồn lực thông tin bổ sung từ 2000 – 2005

Ngôn ngữ Bằng ngân sách Bằng trao đổi – tặng – biếu

Sách Tạp chí Sách Tạp chí

Tiếng Việt 9.500 cuốn 4.500 tên 120 cuốn 65 tên 500 cuốn 325 tên 50 cuốn 35 tên Tiếng NN Không có Không có Không có Không có

Do nguồn lực thông tin nƣớc ngoài đắt gấp nhiều lần nguồn lực thông tin tiếng Việt nên trung tâm ƣu tiên mua nguồn lực thông tin tiếng Việt phục vụ đông đảo học sinh, sinh viên. Nguồn tin nƣớc ngoài qua con đƣờng trao đổi, tặng, biếu thƣờng là các nguồn tin ít có giá trị sử dụng, phần vì không có giá trị về mặt khoa học, phần vì nội dung không phù hợp hoặc đã mất tính thời sự và không đa dạng về mặt ngôn ngữ.

Từ năm 2005 - 2009: Khi Trƣờng đã chính thức lên đại học, Trung tâm đã đƣợc nhà Trƣờng giao thêm nhiều nhiệm vụ và chức năng mới. Với kinh phí phát triển nguồn lực thông tin 350 triệu/năm, với nhiệm vụ phục vụ đối tƣợng ngƣời dùng tin có yêu cầu các loại hình nguồn tin có giá trị khoa học cao, phục vụ cho nhu cầu học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học nên Trung tâm đã có phƣơng thức bổ sung các loại hình nguồn tin có tính chất chuyên sâu.

Từ năm 2005 đến nay, Trung tâm không bổ sung các loại sách giáo trình (đƣợc nhà Trƣờng cung cấp)… mà tập trung vào việc xây dựng kho nguồn lực thông tin phục vụ tra cứu nên đã bổ sung lƣợng sách tham khảo, tạp chí chuyên ngành và CD – Rom chuyên đề hết sức đa dạng và phong phú.

32

Bảng 1.7: Số lượng nguồn tin bổ sung từ 2005 – 2010

Ngôn ngữ

Bằng ngân sách Bằng trao đổi tặng biếu Sách Tạp chí Sách Tạp chí CD-Rom Tiếng Việt 20.000 cuốn 9.500 tên 450 cuốn 200 tên 1500 cuốn 800 tên 150 cuốn 70 tên 30 đĩa Tiếng

NN Không có Không có Không có Không có 70 đĩa

Trung tâm đã chú trọng đến việc tin học hoá trong hoạt động thông tin - Thƣ viện và xây dựng nguồn lực thông tin điện tử. Nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của thông tin điện tử dƣới dạng các cơ sở dữ liệu trong giai đoạn hiện nay, vì “Hiện nay, cơ sở dữ liệu là thành phần trung tâm của nguồn lực thông tin quốc gia”

Trung tâm đã bƣớc đầu triển khai xây dựng đƣợc một số cơ sở dữ liệu nhƣ:

- Cơ sở dữ liệu BOOK: các nguồn lực thông tin dạng sách có tại Trung tâm Thông tin - Thƣ viện đƣợc cập nhật liên tục từ 2005 có khoảng 10.000 biểu ghi và đƣợc cập nhật lên mạng để các đơn vị thành viên trong trƣờng thuận lợi khai thác tra cứu và sử dụng.

- Cơ sở dữ liệu LV-LA: các loại nguồn lực thông tin luận văn, luận án, của Trƣờng..., có khoảng 200 biểu ghi đƣợc cập nhật hàng năm.

- Cơ sở dữ liệu NCKH: tập hợp các báo cáo nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên, học sinh – sinh viên toàn trƣờng trong từng năm, cơ sở dữ liệu này cũng đƣợc cập nhật hàng năm với khoảng 100 biểu ghi. Ngoài ra, qua quan hệ trao đổi với các cơ quan thông tin trong nƣớc tại Hà Nội, Trung tâm đã có đƣợc một số nguồn lực thông tin bằng tiếng

33

nƣớc ngoài (sách, CD – ROM…) đƣợc tài trợ bởi: Ngân hàng Phát triển châu Á, Tổ chức Lao động Quốc tế, Ngân hàng thế giới…

Nguồn lực thông tin đang đƣợc Trung tâm quản trị hiện nay đóng vai trò quan trọng trong công tác học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học và của ngƣời dùng tin. Trong năm học 2009 - 2010, Trung tâm đã phục vụ đƣợc nhiều ngƣời dùng tin đến tra cứu tìm tin với trên 10000 lƣợt ngƣời đƣợc phục vụ và cung cấp thông tin, với trên 5000 trang tài liệu, trong đó có cả nguồn lực thông tin lấy từ nguồn nƣớc ngoài đƣợc đƣa vào phục vụ.

34 Chƣơng 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ

VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI

Trong xã hội hiện đại, con ngƣời đòi hỏi phải đƣợc thoả mãn nhu cầu thông tin không chỉ về thông tin tài liệu, mà còn các thông tin về dữ kiện và thông tin tổng hợp. Các nguồn lực thông tin đa dạng trong các lĩnh vực xã hội, kinh tế, khoa học và công nghệ nếu đƣợc tổ chức tốt và có phƣơng thức khai thác có hiệu quả sẽ là nhân tố quyết định cho sự tăng trƣởng kinh tế, tạo ra tiền đề cho sự phát triển bền vững và công bằng xã hội.

“Xã hội thông tin là xã hội mà trong đó thông tin sẽ trở thành nguồn lực cho sự phát triển quan trọng nhất. Trong xã hội thông tin hàm lƣợng thông tin - hàm lƣợng trí tuệ trong các đơn vị sản phẩm và dịch vụ sẽ chiếm phần chủ đạo.

Chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang hƣớng kinh tế thị trƣờng đòi hỏi và đặt ra các yêu cầu rất nghiêm ngặt về chất lƣợng và mức độ cạnh tranh của sản phẩm. Điều đó sẽ làm cho nhu cầu thông tin trở thành cấp bách, đa dạng và phong phú.

Đánh giá sự phát triển của một cơ quan thông tin, điều quan trọng là phải đánh giá khả năng cung cấp thông tin của cơ quan đó, đáp ứng tối đa nhu cầu thông tin của ngƣời dùng tin. Để khai thác nguồn lực thông tin các cơ quan thông tin phải thu thập, bổ sung từ nhiều các nguồn khác nhau, tiến hành tổ chức quản lý, lƣu trữ trên các vật mang tin để tạo nền tảng cho hoạt động thông tin.

35

Trong Trƣờng Đại học, việc tổ chức quản lý và khai thác có hiệu quả nguồn lực thông tin là một việc làm hết sức quan trọng, có ảnh hƣởng trực tiếp tới chất lƣợng giảng dạy, nghiên cứu khoa học và học tập. Điều này đƣợc khẳng định trong: “Quy định về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Thông tin - Thƣ viện các trƣờng Đại học” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó có nêu rõ: “Tổ chức cho cán bộ, giảng viên và học sinh của trƣờng khai thác, sử dụng thuận lợi và có hiệu quả các nguồn lực thông tin do Trung tâm Thông tin - Thƣ viện quản lý”.

Việc tạo lập nguồn lực thông tin tại các cơ quan Thông tin - Thƣ viện đã đƣợc Chính phủ chỉ thị từ lâu. Trong Nghị Quyết 89 – CP (1972) đã quy định: “Thu thập, chọn lọc, phân tích, lƣu trữ và thông báo những tin tức về kinh nghiệm, thành tựu, phƣơng hƣớng phát triển của khoa học và kỹ thuật tại các nƣớc, đặc biệt chú ý đến những nguồn lực thông tin về kỹ thuật hiện đại thích hợp với trình độ và yêu cầu của ta”.

“Đồng thời phải tận dụng nguồn tin trong nƣớc và nƣớc ngoài sẵn có nhƣ sách, báo và tạp chí tại Trung tâm Thông tin - Thƣ viện của các ngành và những nguồn lực thông tin khoa học và kỹ thuật, phải cố gắng tăng thêm và sử dụng với hiệu quả cao khoản ngoại tệ dành cho việc nhập khẩu các sách, tạp chí, nguồn lực thông tin khoa học kỹ thuật tại nƣớc ngoài”.

Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển trên quy mô lớn đã gây nên hiện tƣợng bùng nổ thông tin, nhiều quốc gia vẫn còn bế tắc trong cuộc khủng hoảng thông tin. Dữ liệu, kiến thức thì rất nhiều, song mỗi ngƣời, để có đƣợc các thông tin cần thiết cho quyết định thì rất khó khăn. Việc kiểm soát và quản trị thông tin trở thành vấn đề mang tính thời đại.

36

“Việc số hóa các sản phẩm chính văn (sách, báo, tạp chí…) đã cho phép mở rộng và phát triển kỹ năng truyền thống của hoạt động thông tin - thƣ viện nhƣ: Biên mục, định chủ đề, tóm tắt, phát triển các công cụ ngôn ngữ (phân loại, từ khoá...) và kết quả đã tiếp thêm năng lực cho cán bộ Thông tin - Thƣ viện trong việc tuyển chọn, quản trị và cung cấp các dữ liệu, nguồn lực thông tin và sách báo phù hợp”.

Sử dụng các công nghệ thông tin mới để quản trị và trao đổi thông tin, từ đó tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao năng lực khai thác và sử dụng thông tin là một trong những hƣớng đi mới trong hoạt động thông tin – thƣ viện hiện nay.

Để việc tổ chức khai thác nguồn lực thông tin đạt hiệu quả, cần phải thực hiện tốt các công việc thu thập, tạo lập nguồn lực thông tin, cung cấp các công cụ, phƣơng tiện tra cứu, hỗ trợ ngƣời dùng tin với tới

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực thông tin phục vụ công tác đào tạo tín chỉ tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Lao động Xã hội (Trang 27 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)