Đối tượng điều chỉnh của Luật Thi hành án dân sự Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay (Trang 30 - 33)

Tham gia vào quá trình thi hành án dân sự ngoài cơ quan thi hành án dân sự, các đương sự còn có các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác. Vì vậy, các quan hệ phát sinh trong quá trình thi hành án dân sự khá đa dạng, bao gồm: Các quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự với đương sự; các quan hệ giữa cơ quan

thi hành án dân sự với cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thi hành án dân sự; các quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự với tòa án, viện kiểm sát, hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và trọng tài; các quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự với nhau và các quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự với cơ quan quản lý công tác thi hành án. Ngoài ra, để thực hiện bản án, quyết định của tòa án trong một số trường hợp còn phát sinh các quan hệ khác như quan hệ giữa các đương sự với cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan.

Tuy vậy, để đảm bảo hiệu quả của việc thi hành án dân sự, Luật Thi hành án dân sự Việt Nam chỉ quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào các quan hệ mà việc thực hiện có ý nghĩa trực tiếp đối với việc thi hành bản án, quyết định được đưa ra thi hành. Đối với quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào các quan hệ mà việc thực hiện tuy có ý nghĩa đối với việc thi hành án nhưng không mang tính trực tiếp như quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự với cơ quan quản lý công tác thi hành án dân sự, quan hệ giữa đương sự với các cơ quan nhà nước khác trong việc thực hiện một số công việc như công chứng, chứng thực việc ủy quyền, bản sao giấy tờ liên quan đến thi hành án, việc đăng ký trước bạ, sang tên, công nhận quyền sở hữu nhà ở của nguyên đơn tại cơ quan quản lý nhà đất sau khi tòa án xử chấp nhận yêu cầu được sở hữu nhà ở của nguyên đơn v.v... thì không do luật thi hành án quy định.

Như vậy, đối tượng điều chỉnh của Luật Thi hành án dân sự Việt Nam

các quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự, đương sự, cơ quan, tổ chức

và cá nhân liên quan đến việc thi hành án dân sự phát sinh trong quá trình thi hành án dân sự.

Đối tượng điều chỉnh của Luật Thi hành án dân sự Việt Nam là tiêu chí cơ bản để phân biệt luật thi hành án dân sự với các ngành luật khác. Tuy cũng là các quan hệ phát sinh giữa cơ quan nhà nước với các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác như quan hệ pháp luật hành chính, quan hệ pháp luật tố tụng hình

sự, quan hệ pháp luật tố tụng dân sự nhưng các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh Luật Thi hành án dân sự Việt Nam có một số đặc trưng cơ bản sau đây:

- Các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Thi hành án dân sự phát sinh trong quá trình thi hành án dân sự, từ khi đương sự thực hiện quyền yêu cầu thi hành án đến khi kết thúc thi hành án.

- Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Thi hành án dân sự có tác dụng trực tiếp đối với việc thi hành bản án, quyết định được đưa ra thi hành.

- Một bên chủ thể của quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Thi hành án dân sự là cơ quan thi hành án dân sự còn bên kia là đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác.

Các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Thi hành án dân sự rất đa dạng. Căn cứ vào tính chất, đặc điểm của các mối quan hệ này có thể chia đối tượng điều chỉnh của Luật Thi hành án dân sự thành ba nhóm:

- Nhóm thứ nhất bao gồm các quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự với các đương sự.

- Nhóm thứ hai bao gồm các quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự với các cá nhân, cơ quan và tổ chức liên quan đến việc thi hành án dân sự.

- Nhóm thứ ba bao gồm các quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự với tòa án, trọng tài, hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và viện kiểm sát.

Trong các nhóm quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Thi hành án dân sự thì nhóm quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự với các đương sự mang tính phổ biến, bởi đương sự là người có quyền hoặc nghĩa vụ thi hành án dân sự còn cơ quan thi hành án dân sự có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức thi hành án dân sự. Để đảm bảo việc thi hành án nhanh chóng, đúng đắn, bảo vệ được lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trước hết pháp luật phải điều chỉnh quan hệ này. Đối với các quan hệ khác, cũng

có thể phát sinh trong quá trình thi hành án dân sự nhưng không phải trường hợp nào cũng có. Tuy vậy, để nâng cao được hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự, pháp luật thi hành án dân sự phải điều chỉnh cả các quan hệ này.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay (Trang 30 - 33)