NHỮNG ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay (Trang 86 - 95)

Thứ nhất: Đẩy nhanh tiến độ ban hành văn bản hướng dẫn thi hành

Luật Thi hành án dân sự và các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết Luật này, trong đó tập trung vào các văn bản sau đây:

- Thông tư liên tịch giữa Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Công an hướng dẫn trại giam, trại tạm giam thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền thi hành án.

- Thông tư liên tịch giữa Bộ Tư pháp, Bộ Công an hướng dẫn bảo vệ cưỡng chế thi hành án.

- Thông tư liên tịch giữa Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính về kinh phí tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự.

Tiếp tục rà soát, đánh giá các quy định của Luật thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác thi hành án dân sự để tổng hợp và kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét và sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.

Thứ hai: Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền sâu rộng Luật Thi hành án dân

sự và các văn bản hướng dẫn thi hành để các tổ chức, cá nhân nhận thức đúng, đầy đủ hơn quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm trong công tác thi hành án dân sự.

Thứ ba: Tiếp tục kiện toàn, củng cố tổ chức hệ thống thi hành án dân

sự, với những biện pháp cụ thể để đảm bảo sức mạnh của tổ chức hệ thống thi hành án dân sự, theo đó tiếp tục bổ sung biên chế, tập trung tìm nguồn và bổ nhiệm đầy đủ lãnh đạo các đơn vị trong hệ thống thi hành án dân sự. Hoàn thành việc chuyển ngạch, thi tuyển và bổ nhiệm Chấp hành viên theo quy định của Luật Thi hành án dân sự, đảm bảo đủ Thẩm tra viên, thư ký thi hành án dân sự.

Thứ tư: Tăng cường chỉ đạo các cơ quan thi hành án dân sự tích cực

đôn đốc thi hành án, mở các đợt cao điểm về thi hành án, hoàn thành và thực hiện hiệu quả Đề án giải quyết án dân sự tồn đọng.

Thứ năm: Tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động cho

các cơ quan thi hành án dân sự.

Thứ sáu: Hướng dẫn bổ sung đối với một số điều của Luật Thi hành

án dân sự:

- Hướng dẫn bổ sung đối với Điều 55, 56, 57 Luật Thi hành án dân sự về thực hiện ủy thác thi hành án theo hướng:

* Trường hợp người phải thi hành án có nhiều tài sản ở nhiều nơi thì cơ quan Thi hành án ủy thác đến:

+ Nơi có tài sản đủ để thi hành án, trừ trường hợp quy định tại Điểm b khoản 1 của Điều này;

* Trường hợp khi chưa xử lý xong tài sản tại địa phương nhưng xét thấy việc ủy thác không ảnh hưởng đến xử lý tài sản ở địa phương thì cơ quan Thi hành án ủy thác khoản phải thi hành án đến nơi có điều kiện thi hành khoản đó.

* Quyết định ủy thác phải ghi rõ nội dung ủy thác, khoản đã thi hành xong, khoản cần tiếp tục thi hành và các thông tin cần thiết cho việc thực hiện ủy thác.

Quyết định ủy thác phải kèm theo bản án, quyết định, bản sao biên bản kê biên, tạm giữ tài sản và các tài liệu khác có liên quan. Trong trường hợp phải ủy thác cho nhiều nơi thì cơ quan Thi hành án sao chụp bản án, quyết định thành nhiều bản, có đóng dấu của cơ quan Thi hành án nơi ủy thác để gửi cho cơ quan Thi hành án dân sự nơi nhận ủy thác.

* Cơ quan Thi hành án dân sự nhận ủy thác, nếu xét thấy người phải thi hành án không có tài sản hoặc không cư trú, làm việc hay có trụ sở ở địa phương mình thì giải quyết như sau:

+ Trong trường hợp cơ quan Thi hành án dân sự đã ủy thác chủ động ra quyết định thi hành án thì cơ quan nhận ủy thác phải ủy thác tiếp cho cơ quan Thi hành án nơi có điều kiện thi hành;

+ Trong trường hợp cơ quan Thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu của người được thi hành án thì ra quyết định trả lại đơn yêu cầu và giải thích cho đương sự về quyền gửi đơn yêu cầu (kèm theo quyết định trả đơn và tài liệu liên quan) đến cơ quan Thi hành án dân sự nơi có điều kiện thi hành. Cơ quan Thi hành án dân sự nơi có điều kiện thi hành án phải ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu của đương sự.

- Hướng dẫn bổ sung đối với Điều 59 Luật Thi hành án dân sự về việc thi hành án khi có thay đổi giá tài sản tại thời điểm thi hành án theo hướng:

* Chấp hành viên tổ chức định giá tài sản để thực hiện việc thi hành án khi có thay đổi giá tài sản tại thời điểm thi hành án theo quy định tại Điều 59 Luật Thi hành án dân sự trong trường hợp:

- Tại thời điểm thi hành án, giá tài sản thay đổi tăng hoặc giảm từ 20% trở lên;

- Một trong các bên đương sự có yêu cầu định giá tài sản đó.

* Trong hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu định giá tài sản của đương sự, Chấp hành viên phải tiến hành định giá theo quy định tại Điều 98 của Luật Thi hành án dân sự.

* Chấp hành viên thi hành án tổ chức việc thi hành án bằng tiền tương ứng với tỷ lệ giá trị tài sản tại thời điểm có kết quả định giá tài sản quy định tại khoản 2 của Điều này cho người được thanh toán tiền thi hành án. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hướng dẫn bổ sung về thứ tự thanh toán tiền thi hành án theo quy định tại Khoản 2 Điều 47 Luật Thi hành án dân sự theo hướng:

* Số tiền thu được từ việc bán tài sản đã được Tòa án tuyên kê biên bảo đảm thi hành cho một nghĩa vụ cụ thể, được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ đó.

* Số tiền thi hành án đã thu được thanh toán cho tất cả những người được thi hành án đã có đơn yêu cầu tính đến thời điểm có quyết định cưỡng chế thi hành án đó, không phụ thuộc vào việc đơn yêu cầu thi hành án có phải là căn cứ để cưỡng chế thi hành án hay không.

- Có hướng dẫn bổ sung về quy định nhằm bảo đảm quyền lợi cho người mua được tài sản đấu giá, người nhận tài sản để thi hành án theo hướng:

* Người mua được tài sản đấu giá, người nhận tài sản để thi hành án được bảo vệ quyền sở hữu, sử dụng tài sản đã mua đấu giá, nhận để thi hành án.

* Trường hợp người mua được tài sản bán đấu giá đã nộp đủ tiền mua tài sản bán đấu giá nhưng bản án, quyết định bị kháng nghị, sửa, hủy thì cơ quan Thi hành án dân sự tiếp tục hoàn thiện thủ tục giao tài sản, kể cả thực hiện việc cưỡng chế giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá, trừ trường hợp các đương sự có thỏa thuận khác hoặc trường hợp thủ tục bán đấu

giá vi phạm quy định của pháp luật do có lỗi của người mua được tài sản bán đấu giá.

* Việc cưỡng chế giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá hoặc cho người nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án được thực hiện theo quy định về cưỡng chế thi hành án buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản.

- Có hướng dẫn bổ sung quy định về lãi chậm thi hành án theo hướng:

* Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án tuyên lãi chậm thi hành án thì cơ quan Thi hành án dân sự căn cứ bản án, quyết định để thi hành.

Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án không tuyên lãi chậm thi hành án thì thi hành theo bản án, quyết định đó.

* Mức lãi chậm thi hành án

- Đối với bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 thì lãi suất chậm thi hành án áp dụng là mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với từng thời điểm;

- Đối với bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 mà chưa thi hành xong thì lãi suất chậm thi hành án áp dụng là mức lãi suất mà bản án, quyết định đã tuyên tương ứng với từng thời điểm;

- Trường hợp người phải thi hành án thi hành nhiều lần thì thanh toán tiền thi hành án, cơ quan Thi hành án thanh toán khoản lãi chậm thi hành án trước khoản tiền gốc. Lãi chậm thi hành án đối với khoản tiền gốc còn lại tiếp tục thi hành theo quy định.

Quy định cụ thể về mức lãi suất chậm thi hành án, thời điểm tính chậm thi hành án, phương thức thanh toán lãi suất chậm thi hành án.

- Bổ sung hướng dẫn Điều 104 Luật Thi hành án dân sự về xử lý tài sản bán đấu giá không thành.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày bán đấu giá không thành mà đương sự không yêu cầu định giá lại thì Chấp hành viên ra quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá. Mỗi lần giảm giá không quá mười phần trăm giá đã định.

Trường hợp giá tài sản đã giảm thấp hơn chi phí cưỡng chế mà người được thi hành án không nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án thì tài sản được trả lại cho người phải thi hành án [41]. Theo Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ quy định về bán đấu giá tài sản, thì việc bán đấu giá không thành thuộc các trường hợp sau:

* Tại cuộc bán đấu giá tài sản, người tham gia đấu giá trả giá cao nhất được công bố thấp hơn so với giá khởi điểm (điểm c khoản 1 Điều 34).

* Tại cuộc bán đấu giá tài sản, người đã trả giá cao nhất mà rút lại giá đã trả trước khi Đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá công bố người mua được tài sản thì cuộc bán đấu giá vẫn tiếp tục và bắt đầu từ giá của người trả giá liền kề trước đó. Trong trường không có người trả giá tiếp thì cuộc bán đấu giá coi như không thành (khoản 1 Điều 38).

* Tại cuộc bán đấu giá tài sản, sau khi Đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá tài sản đã công bố người mua được tài sản bán đấu giá mà người này từ chối mua thì tài sản được bán cho người trả giá liền kề nếu giá liền kề đó cộng với khoản tiền đặt trước ít nhất bằng giá đã trả của người từ chối mua. Trong trường hợp giá liền kề cộng với khoản tiền đặt trước nhỏ hơn giá đã trả của người từ chối mua thì cuộc bán đấu giá coi như không thành (khoản 1 Điều 39). Trong trường hợp người trả giá liền kề không đồng ý mua thì cuộc bán đấu giá coi như không thành (khoản 2 Điều 39).

Như vậy, đối với trường hợp sau khi thông báo 3 lần theo quy định của pháp luật mà không có người đăng ký mua tài sản thì chưa có cơ sở pháp lý, vì vậy cần được quy định trường hợp trên vào trong nội dung sửa đổi Nghị

định 58/2009/NĐ-CP sắp tới theo hướng: Trong trường hợp thông báo bán đấu giá 03 lần nhưng không có người đăng ký mua tài sản thì Chấp hành viên thanh lý hợp đồng với Tổ chức bán đấu giá, sau đó thông báo cho các đương sự về quyền thỏa thuận về việc giảm giá, trường hợp không thỏa thuận được thì Chấp hành viên quyết định việc giảm giá để tiếp tục bán đấu giá, nếu có người yêu cầu thẩm định giá lại thì tổ chức thẩm định lại giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá.

Về chi phí: chi phí thực tế hợp lý do không có người đăng ký mua tài sản thực hiện theo quy định về chi phí cưỡng chế thi hành án. Trước mắt, cơ quan Thi hành án tạm ứng từ ngân sách Nhà nước mà cơ quan Thi hành án dân sự phải chi trả cho Tổ chức bán đấu giá.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật thi hành án dân sự nói riêng là một quá trình phức tạp, không phải một sớm một chiều mà cần có thời gian và sự "hoàn thiện" ở đây được hiểu theo nghĩa tương đối vì pháp luật luôn phải phù hợp với thực tiễn xã hội.

Những giải pháp và kiến nghị trên đây nhằm hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự mới chỉ là những giải pháp cơ bản, để đạt được mục đích đòi hỏi phải có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và rất cần sự đóng góp các ý kiến của tất cả các tổ chức, cá nhân đặc biệt là những cơ quan và những người làm công tác chuyên môn.

KẾT LUẬN

Thi hành án dân sự là một nội dung quan trọng của hoạt động nhà nước. Trong Nhà nước pháp quyền vai trò pháp chế luôn được đề cao, pháp luật được đảm bảo thực hiện. Pháp chế đòi hỏi phải chấp hành nghiêm chỉnh các phán quyết nhân danh công lý mà Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền đã tuyên. Thông qua hoạt động thi hành án, những bản án, quyết định của Tòa án và của cơ quan có thẩm quyền được thực thi, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và tổ chức được bảo vệ, công bằng xã hội được bảo đảm. Phán quyết của Tòa án nhân danh quyền lực nhà nước sẽ chỉ là quyết định trên giấy nếu không được tổ chức thi hành hoặc thi hành không đầy đủ trên thực tế. Hoạt động thi hành án kém hiệu quả sẽ làm vô hiệu hóa toàn bộ hoạt động của các cơ quan tố tụng ở giai đoạn trước, gây tổn hại đến trật tự, kỷ cương làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào tính nghiêm minh của pháp luật. Vì vậy, thi hành án nói chung, thi hành án dân sự nói riêng có vai trò rất lớn trong việc góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thời gian qua, hoạt động thi hành án đã có những chuyển biến và đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì hiệu quả hoạt động của các Cơ quan thi hành án dân sự chưa thật sự đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra. Số lượng án còn tồn đọng chưa được thi hành chiếm tỷ lệ đáng kể, nhiều cơ quan nhà nước và cá nhân không chấp hành bản án, không tự nguyện thi hành án, thậm chí còn có sự can thiệp không đúng pháp luật vào việc thi hành án. Nhìn lại thực tế công tác thi hành án dân sự thời gian qua cho thấy còn đang bộc lộ khá nhiều bất cập. Các bất cập đó ở mức độ khác nhau đang tác động trực tiếp, gián tiếp vào hoạt động thi hành án. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc lần đầu tiên Quốc hội ban hành Luật Thi hành án dân sự là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc, lâu dài cho công tác thi hành án dân sự của một đất nước vẫn tồn tại nhiều bất cập, yếu kém; tạo cơ sở pháp lý vững

chắc cho việc tạo những chuyển biến cơ bản trong hoạt động này trong thời gian tới. Trước mắt sẽ cơ bản khắc phục được tình trạng tồn động án kéo dài. Về lâu dài sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành án, kỷ cương phép nước và tính nghiêm minh của pháp luật, đặc biệt là sẽ bảo vệ tốt hơn quyền của người được thi hành án, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và Nhà nước theo bản án, quyết định của Tòa án, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay (Trang 86 - 95)