Vấn đề chưa được quy định tại Luật Thi hành án dân sự năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay (Trang 76 - 79)

năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành

a)Về cơ chế thi hành án với bản án, quyết định hành chính

Luật tố tụng hành chính được Quốc hội thông qua năm 2010, có hiệu lực từ ngày 01/7/2011 đã dành một chương (chương XVI) quy định Luật tố tụng thi hành, bản án quyết định của Tòa án về vụ án hành chính. Theo đó, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành đối với phần nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hành chính; đối với phán quyết khác của Tòa án trong vụ án hành chính, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền đôn đốc người phải thi hành án, thông báo bằng văn bản với cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án để chỉ đạo việc thi hành án và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để thực hiện việc kiểm sát thi hành án (khoản 2, 3, 4 Điều 244 Luật Tố tụng hành chính năm 2010). Điều 245 quy định trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự trong việc vào sổ thụ lý, theo dõi, đôn đốc người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ của mình theo phán quyết của Tòa án. Khoản 3 Điều 246 Luật Tố tụng hành chính năm 2010 quy định: "Cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thi hành án hành chính, thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Luật này và theo quy định của Chính phủ". Tuy nhiên, trong bối cảnh Luật Thi hành án dân sự ra đời trước thời điểm ban hành Luật Tố tụng hành chính nên nội dung của Luật Thi hành án dân sự chưa bao hàm những trình tự, thủ tục tác nghiệp của cơ quan Thi hành án trong việc thi hành các bản án, quyết định hành chính (ngoài phần nghĩa vụ dân sự).

b)Về việc gửi các quyết định về thi hành án cho Viện kiểm sát

Điều 38 Luật Thi hành án dân sự quy định các quyết định về thi hành án phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp để thực hiện việc kiểm sát. Tuy nhiên, điều luật lại không quy định rõ trong thời hạn bao nhiêu ngày, kể từ khi ra các quyết định về thi hành án thì cơ quan thi hành án (Cục, Chi cục Thi hành án) phải gửi các quyết định đó cho Viện kiểm sát. Do vậy, có trường hợp sau một thời gian dài kể từ khi ra quyết định (hoặc đến khi giao được quyết định cho đương sự) thì cơ quan thi hành án mới gửi quyết định cho Viện kiểm sát để thụ lý và kiểm sát việc thi hành. Từ đó dẫn tới việc thống kê, cập nhật số liệu và thực thi quyền hạn kiến nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát không kịp thời.

c) Về sự tham gia của luật sư trong hoạt động Thi hành án dân sự

Luật Thi hành án dân sự chưa đề cập đến việc tham gia của luật sư vào quá trình thi hành án, trên thực tế có trường hợp luật sư xuất trình giấy giới thiệu, giấy ủy quyền và đề nghị được tiếp cận hồ sơ thi hành án, tuy nhiên cơ quan thi hành án dân sự chưa có căn cứ pháp luật để từ chối hay chấp nhận đề nghị này. Trong khi đó Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự có những quy định rất rõ về vai trò, sự tham gia, mức độ tham gia của luật sư trong hoạt động tố tụng. Vì vậy, Luật Thi hành án dân sự cần có quy định rõ ràng về sự tham gia của luật sư trong hoạt động thi hành án, mức độ tham gia để làm căn cứ thực hiện.

d) Về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và mức phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thi hành án được quy định tại Điều 163 Luật Thi hành án dân sự; Điều 7 và Điều 47 Nghị định số 60/2009/NĐ-CP ngày 23/7/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp. Theo Điều 7, Điều 34 Nghị định số 60/2009/NĐ-CP thì: Mức tiền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong Thi hành án

dân sự tối thiểu là 50.000đ và mức tối đa là 5.000.000đ; Về thẩm quyền xử phạt thì Chấp hành viên được xử phạt tối đa 200.000đ, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện được xử phạt tối đa là 500.000đ và Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh được xử phạt tối đa là 1.000.000đ. Đối với các hành vi quy định mức phạt tiền từ 2.000.000đ đến 5.000.000đ theo quy định tại khoản 3, Điều 7, Nghị định số 60/2009/NĐ-CP của chính phủ thì Chấp hành viên, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện và Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh không thể xử phạt được, trong khi Điều 163 Luật Thi hành án dân sự quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong Thi hành án dân sự chỉ quy định người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong Thi hành án dân sự là Chấp hành viên đang giải quyết việc thi hành án; Tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản của vụ án phá sản; Thủ trưởng cơ quan Thi hành án cấp huyện; Thủ trưởng cơ quan Thi hành án cấp tỉnh, cấp quân khu mới có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong Thi hành án dân sự. Vậy pháp luật đã bỏ ngỏ người có thẩm quyền xử phạt đối với những hành vi vi phạm tại khoản 3 Điều 7, Nghị định số 60/2009/NĐ-CP của Chính phủ.

Chương 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)