Hoàn thiện việc thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay (Trang 80 - 86)

dẫn thi hành

Có thể nói rằng, qua thực tiễn hai năm triển khai Luật Thi hành án dân sự đã có khá nhiều vấn đề vướng mắc, bất cập xuất phát từ quy định của Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành. Ở khía cạnh đánh giá về Luật Thi hành án dân sự trong tổng thể các mối quan hệ với hệ thống pháp luật, một số quy định của Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành cần được hoàn thiện theo hướng:

Thứ nhất: Sửa đổi các quy định về việc kê biên tài sản đã có giao dịch

chuyển quyền sở hữu tài sản tại Luật Thi hành án dân sự, Điều 6 Thông tư

Liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26/7/2010 hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục Thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự để đảm bảo phù hợp với thời điểm chuyển quyền sở hữu, thời điểm có hiệu lực của giao dịch và bảo vệ người thứ 3 ngay tình tại Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật đất đai 2003 và Luật nhà ở 2005.

Ví dụ, khoản 1 Điều 6 Thông tư 14/2010/TTLT hướng dẫn:

1. Kể từ thời điểm có bản án, quyết định sơ thẩm mà người phải thi hành án bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, cầm cố tài sản của mình cho người khác, không thừa nhận tài sản là của mình mà không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án thì tài sản đó vẫn bị kê biên để thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu có tranh chấp thì Chấp hành viên hướng dẫn đương sự thực hiện việc khởi kiện tại Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo mà không có người khởi kiện thì cơ quan thi hành án xử lý tài sản để thi hành án.

Kể từ thời điểm có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật hoặc trong trường hợp đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án mà tài sản bị bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, cầm cố cho người khác, người phải thi hành án không thừa nhận tài sản là của mình thì bị kê biên, xử lý để thi hành án [11].

Về mặt lý luận, có thể nói quy định như trên nhằm hạn chế việc đương sự tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án, gây khó khăn cho công tác thi hành án. Đồng thời nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân với

mục đích cuối cùng là bảo đảm hiệu lực thi hành trên thực tế các bản án quyết định của Tòa án. Mặc dù vậy, khi áp dụng các quy định trên vào thực tế đã gặp không ít khó khăn, vướng mắc, do thiếu các quy định chi tiết, cũng như thiếu sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật.

Trong thực tiễn công tác thi hành án dân sự, biện pháp kê biên tài sản được áp dụng khi người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ trả tiền và mặc dù người này có điều kiện thi hành (có tài sản) nhưng không tự nguyện thi hành. Để tiến hành kê biên tài sản, Chấp hành viên hoặc người được thi hành án phải tiến hành xác minh tài sản của người phải thi hành án và khi có căn cứ cho thấy người phải thi hành án có tài sản nhưng không tự nguyện thi hành án thì Chấp hành viên mới tiến hành kê biên để thi hành án. Do đó, căn cứ để xác định một tài sản có phải là của người phải thi hành án hay không là rất quan trọng vì Chấp hành viên chỉ kê biên, xử lý tài sản khi có căn cứ xác định tài sản đó thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản là đất đai hợp pháp của người phải thi hành án.

Theo quy định của pháp luật, để xác định chủ sở hữu tài sản phải căn cứ theo quy định tại Điều 170 Bộ luật Dân sự quy định về căn cứ xác lập quyền sở hữu, đồng thời, tại Điều 167 Bộ luật Dân sự quy định về đăng ký quyền sở hữu tài sản, quy định như sau: "Quyền sở hữu đối với bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký bất động sản. Quyền sở hữu đối với bất động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác" [37].

Để tiến hành kê biên xử lý tài sản của người phải thi hành án theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 6 Thông tư nói trên thì cần sớm có một văn bản hướng dẫn cụ thể để hủy bỏ giao dịch (kể cả giao dịch hợp pháp và giao dịch không hợp pháp) giữa người phải thi hành án với người nhận chuyển quyền sở hữu tài sản. Lúc đó mới có đủ cơ sở xác định tài sản đã giao dịch là tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người phải thi hành án làm căn cứ cưỡng

chế kê biên xử lý tài sản để thi hành án, tạo điều kiện cho Chấp hành viên tổ chức thi hành án nhanh chóng, đúng pháp luật đảm quyền và lợi ích chính đáng cho các bên đương sự.

Thứ hai: Bổ sung quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự trong việc thi hành các bản án, quyết định giải

quyết vụ án hành chính của Tòa án (đôn đốc người phải thi hành án thực hiện

nghĩa vụ; thông báo bằng văn bản với cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án để chỉ đạo việc thi hành án và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để thực hiện việc kiểm sát thi hành án; các quy định về quản lý nhà nước về công tác thi hành án hành chính).

Thứ ba: Bổ sung quy định về thời hạn gửi các quyết định về thi hành

án cho Viện kiểm sát tại Điều 38 Luật Thi hành án dân sự.

Điều 38 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 quy định: các quyết định về thi hành án phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp để thực hiện việc kiểm sát. Tuy nhiên, điều luật lại không quy định rõ trong thời hạn bao nhiêu ngày, kể từ khi ra các quyết định về thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự phải gửi các quyết định đó cho Viện kiểm sát. Do vậy, có trường hợp sau một thời gian dài kể từ khi ra quyết định (hoặc đến khi giao được quyết định cho đương sự) thì cơ quan thi hành án mới gửi quyết định cho Viện kiểm sát để thụ lý và kiểm sát việc thi hành. Từ đó dẫn tới việc cập nhật của Viện kiểm sát không kịp thời, số liệu thống kê giữa các ngành không được chính xác (ví dụ ra quyết định tháng 10 nhưng đến tháng 12 mới gửi cho Viện kiểm sát do đó Viện kiểm sát phải báo cáo vào số liệu tháng 12 - thuộc năm thống kê khác). Hơn nữa, việc không quy định rõ thời gian gửi các quyết định dẫn đến tình trạng Viện kiểm sát cũng không có căn cứ để kiến nghị hoặc kháng nghị các quyết định về thi hành án của cơ quan thi hành án.

Thứ tư: Nghiên cứu bổ sung quy định về sự tham gia, mức độ tham gia

Trong khi Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự có những quy định rất rõ về việc luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho các bên trong quá trình tố tụng thì pháp luật về Thi hành án dân sự lại đang "bỏ trống" quy định này… Với Luật Thi hành án dân sự hiện hành và các văn bản hướng dẫn thì việc tham gia của luật sư vào hoạt động Thi hành án dân sự chưa được đề cập. Nhiều ý kiến cho rằng vì thiếu những quy định cụ thể nên việc tham gia của luật sư cũng trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Thứ năm: Bổ sung quy định về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính

trong lĩnh vực thi hành án dân sự đối với các hành vi quy định mức phạt tiền

từ 2.000.000đ đến 5.000.000đ tại Khoản 3, Điều 7, Nghị định số 60/2009/NĐ-CP. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp nói chung, trong hoạt động thi hành án dân sự nói riêng là một trong những chế định quan trọng của pháp luật nhằm đấu tranh phòng và chống các vi phạm hành chính, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, góp phần đưa các bản án, quyết định có hiệu lực của Toàn án được thực thi trên thực tế, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Tuy nhiên, trên thực tế việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự vẫn chưa thực sự đi vào đời sống xã hội, chưa đáp ứng được mục tiêu đặt ra là răn đe, phòng ngừa vi phạm để từ đó nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước. Cho đến nay việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động tư pháp chưa nhiều; cơ quan thanh tra chuyên ngành tư pháp còn rất ít khi thực hiện thẩm quyền đó. Thực tiễn, khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự, một số người có thẩm quyền còn nhiều lúng túng khi vận dụng các quy định của pháp luật để xử phạt. Trong khi đó, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận lớn những người phải thi hành án và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các hoạt động thi hành án dân sự còn chưa cao; tại nhiều địa phương, đã để xảy ra tình trạng chống đối cơ quan thi hành án bằng

nhiều hình thức từ những việc như cố tình không nhận giấy báo, giấy triệu tập của cơ quan thi hành án... đến những hành vi nghiêm trọng hơn như phân tán hoặc làm hư hỏng tài sản thuộc diện kê biên để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án, thậm chí là phá hủy niêm niêm phong, hủy hoại tài sản đã kê biên... Thực tế đó đã chứng tỏ vi phạm hành chính trong lĩnh vực này không những chưa giảm mà còn có xu hướng ngày càng nhiều hơn và phức tạp hơn.

Thứ sáu: Hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt

động thi hành án dân sự. Bên cạnh việc hoàn thiện các quy định của Luật Thi

hành án dân sự, một số quy định trong các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác thi hành án như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Đất đai, Luật Nhà ở v.v… cũng cần được nghiên cứu, rà soát và sửa đổi, bổ sung nhằm tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ, tăng cường hiệu quả công tác thi hành án dân sự. Có thể nêu một số kiến nghị sau:

- Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004: Bổ sung các quy định về tư cách (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khởi kiện việc thụ lý và giải quyết các vụ, việc dân sự liên quan đến giải quyết việc xác định phần sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo yêu cầu của người được thi hành án hoặc Chấp hành viên (Khoản 1 Điều 47 Luật Thi hành án dân sự) giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản theo yêu cầu của đương sự, Chấp hành viên (khoản 1 Điều 102 Luật Thi hành án dân sự), giải quyết việc bồi thường thiệt hại do kết quả bán đấu giá tài sản bị hủy (khoản 3, Điều 102 Luật Thi hành án dân sự) v.v…

- Bộ luật Dân sự 2005: sửa đổi, bổ sung quy định về xác định thành

viên hộ gia đình, căn cứ xác định tài sản của các thành viên trong khối tài sản chung của hộ để đảm bảo thi hành được nghĩa vụ của người phải thi hành án là thành viên của hộ gia đình.

- Luật đất đai năm 2003, Luật nhà ở năm 2005 và Nghị định hướng

hữu tài sản trong trường hợp đương sự không chịu giao nộp giấy tờ, nhất là giấy tờ đăng ký quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở theo yêu cầu của Chấp hành viên.

- Luật các tổ chức tín dụng năm 2010: Bổ sung quy định cụ thể về

trách nhiệm, phối hợp kịp thời với cơ quan thi hành án dân sự cung cấp đúng, đầy đủ, kịp thời thông tin, số liệu về tài khoản của người phải thi hành án và chế tài với các vi phạm.

- Luật bảo hiểm xã hội: Bổ sung quy định cụ thể về việc khấu trừ tài

sản của người phải thi hành án theo quyết định của chấp hành viên và hủy bỏ những văn bản có nội dung chưa phù hợp với quy định của Luật Thi hành án dân sự.

- Hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản, thu nhập của cá nhân theo hướng

phần lớn thu nhập, chi tiêu của cá nhân được thực hiện thông qua tài khoản, cơ quan thi hành án có quyền hạn chế các giao dịch của người phải thi hành án trong giai đoạn chưa hoàn thành nghĩa vụ, khấu trừ tài khoản của người phải thi hành án.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay (Trang 80 - 86)