BTTHNHĐ không chỉ được ghi nhận trong các điều ước đa phương mà còn được ghi nhận trong các điều ước quốc tế song phương. Điều ước song phương thực chất chính là các Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự được ký kết giữa các quốc gia với nhau. Tính đến tháng 9 năm 2010, Việt Nam đã ký kết 26 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý với các quốc gia khác. Các hiệp định này đa phần đều ghi nhận nguyên tắc áp dụng luật để điều chỉnh các quan hệ BTTHNHĐ giữa các công dân và pháp nhân của các nước. Ngoài ra, các hiệp định còn quy định cơ quan nhà nước của quốc gia nào có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại. BTTHNHĐ được quy định tại Điều 23 Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự giữa Việt Nam và Lào ngày 06 tháng 7 năm 1998, Điều 37 Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự và hình sự với Liên Bang Nga ngày 25 tháng 8 năm 1998, Điều 41 Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự với Mơng Cổ được ký ngày 17 tháng 4 năm 2000, Điều 39 Hiệp định Việt Nam – Ba Lan, Điều 18 Hiệp định Việt Nam – Trung Quốc, Điều 33 Hiệp định Việt Nam – Ucraina, Điều 30 Hiệp định Việt Nam – Hungari, Điều 31 hiệp định Việt Nam – Bungari, Điều 33 Hiệp định Việt Nam - Tiệp Khắc…
Tuy nhiên, một số hiệp định khác như hiệp định giữa Việt Nam với Pháp thì lại khơng có quy định nào điều chỉnh về vấn đề này. Hiệp định với Trung Hoa cũng chưa quy định nguyên tắc chọn luật áp dụng đối với BTTHNHĐ mà mới chỉ đề cập đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết: “Tịa án của một trong hai bên ký kết ra quyết định sẽ được coi là có thẩm quyền với vụ việc nếu trong trường hợp phát sinh trách nhiệm ngoài hợp đồng, hành vi gây thiệt hại hoặc hậu quả của hành vi này xảy ra trên lãnh thổ của bên ký kết đó” [12, Điều 18].
Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Nga tại Điều 37 quy định: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (do hành vi vi phạm pháp
luật) được xác định theo pháp luật của Bên ký kết nơi xảy ra hoàn cảnh làm căn cứ để yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại”. Hay Điều 23 Hiệp định giữa Việt Nam và Lào quy định: “Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của Nước ký kết nơi xảy ra hành vi hoặc sự cố gây thiệt hại và thuộc thẩm quyền của cơ quan tư pháp của Nước ký kết nơi xảy ra hành vi hoặc sự cố gây thiệt hại đó”. Điều 38 hiệp định với Cu Ba năm 1993 quy định: Pháp luật áp dụng đối với các nghĩa vụ không phát sinh từ hợp đồng là pháp luật của nước ký kết nơi xảy ra sự kiện làm nảy sinh nghĩa vụ. Điều 41 Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa Việt Nam và Mơng Cổ ngày 17 tháng 4 năm 2000 quy định: “Trách nhiệm phát sinh do gây thiệt hại được xác định theo pháp luật của Bên ký kết nơi xảy ra hành vi hoặc tình tiết khác làm cơ sở để đòi bồi thường thiệt hại”.
Trong các hiệp định này, luật phổ biến nhất được lựa chọn áp dụng là luật nơi xảy ra hành vi vi phạm pháp luật (lex loci delicti commissi). Trong những trường hợp cá biệt như các bên tham gia quan hệ có cùng quốc tịch thì áp dụng luật quốc tịch (lex nationalis) hay nếu các bên có cùng nơi cư trú thì áp dụng luật nơi cư trú (lex domicilii). Các quốc gia cũng thường thống nhất với nhau pháp luật nước nào được áp dụng thì cơ quan tư pháp của quốc gia đó có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên, cũng có trường hợp thì cơ quan tư pháp nơi nguyên đơn cư trú hay có trụ sở cũng có thẩm quyền giải quyết nếu bị đơn có tài sản trên lãnh thổ của quốc gia đó [7, Điều 23], [9, Điều 37].
Như vậy, BTTHNHĐ là một nội dung quan trọng của Tư pháp quốc tế Việt Nam và các nước. Việc ghi nhận pháp luật áp dụng cũng như cơ quan có thẩm quyền giải quyết BTTHNHĐ trong các hiệp định song phương và đa phương - các văn bản pháp lý có giá trị cao nhất điều chỉnh mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia thì vấn đề BTTHNHĐ đã được giải quyết một cách thống nhất và nhất quán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi tham gia các giao dịch dân sự quốc tế.