Pháp luật Trung Quốc

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài (Trang 57)

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một vấn đề pháp lý lớn và phức tạp theo quy định của pháp luật Trung Quốc. Trung Quốc đã ban hành nhiều văn bản pháp quy để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân. Những quy định này được chứa đựng trong nhiều các văn bản quy phạm khác

nhau như Bộ các nguyên tắc pháp luật dân sự, Bộ luật Dân sự, Luật về áp dụng pháp luật đối với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, Luật trách nhiệm do xâm hại quyền và lợi ích dân sự, Giải thích của Tòa án nhân dân tối cao về bồi thường thiệt hại nhân thân, Giải thích của Tòa án nhân dân tối cao về bồi thường thiệt hại về tinh thần và các xâm hại quyền dân sự…

Mặc dù được ra đời muộn hơn so với Luật về áp dụng pháp luật của Nhật Bản, Trung Quốc cũng đã ban hành một đạo luật riêng biệt về áp dụng luật trong những trường hợp xảy ra xung đột pháp luật. Ngày 28 tháng 10 năm 2010, Quốc dân đại hội Trung Quốc đã ban hành Luật về áp dụng pháp luật đối với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (sau đây gọi tắt là Luật áp dụng). Đạo luật này đã trở thành văn bản pháp lý cơ bản trong quá trình giải quyết các xung đột pháp luật xảy ra trong việc giải quyết các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài tại Trung Quốc.

Luật áp dụng gồm 8 chương, 52 điều, trong đó các quy định về luật áp dụng đối với BTTHNHĐ có yếu tố nước ngoài được quy định từ Điều 44 đến Điều 47. Nếu Luật Hợp đồng năm 1999 của Trung Quốc quy định cụ thể và trực tiếp nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng đối với hợp đồng tại Điều 126 thì nguyên tắc giải quyết xung đột này lại không được đề cập trong Luật về trách nhiệm do xâm phạm quyền và lợi ích dân sự. Đa phần các nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật được các nhà làm luật Trung Quốc thống nhất quy định tại luật áp dụng. Do vậy, hiện nay, cơ sở pháp lý để giải quyết xung đột pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm hại quyền và lợi ích dân sự căn cứ vào Luật về áp dụng pháp luật đối với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài năm 2010 và Điều 146 Bộ các nguyên tắc pháp luật dân sự cơ bản năm 1986.

Trong mối quan hệ giữa hai đạo luật này, trường hợp có sự mâu thuẫn giữa Luật áp dụng và Bộ các nguyên tắc pháp luật dân sự (Điều 146, Điều 147) thì Luật áp dụng sẽ được ưu tiên áp dụng trước theo Điều 51 Luật áp dụng, xuất phát từ nguyên tắc luật chuyên ngành sẽ được ưu tiên so với luật chung, luật mới được ưu tiên hơn luật cũ. Do vậy, Luật áp dụng là văn bản có giá trị pháp lý

được ưu tiên áp dụng trước các luật khác trong việc giải quyết các xung đột pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài.

Theo luật áp dụng thì pháp luật áp dụng đối với BTTHNHĐ là lex loci delicti commissi. Mặc dù coi đây là nguyên tắc mang tính nền tảng trong việc giải quyết các quan hệ bồi thường nhưng pháp luật Trung Quốc cũng đưa ra các ngoại lệ áp dụng nguyên tắc này trong trường hợp:

- Luật nơi cư trú sẽ được áp dụng trong trường hợp các bên có cùng chung nơi cư trú.

- Luật do các bên thỏa thuận sẽ được áp dụng nếu sau khi thiệt hại xảy ra các bên có thỏa thuận về luật áp dụng [36, Điều 44].

- Luật nơi cư trú thường xuyên của bên bị vi phạm sẽ được áp dụng đối với trách nhiệm do sản phẩm. Nếu bên bị vi phạm chọn luật nơi có trụ sở kinh doanh chính của bên vi phạm, hoặc luật nơi hành vi vi phạm được thực hiện, hoặc bên vi phạm không có trụ sở kinh doanh tại nơi cư trú thường xuyên của bên bị vi phạm, thì luật nơi kinh doanh chính của bên vi phạm hoặc nơi xảy ra hành vi vi phạm sẽ được áp dụng [36, Điều 45].

- Luật nơi cư trú thường xuyên của bên bị vi phạm sẽ được áp dụng trong trường hợp các quyền con người như quyền đối với họ tên, quyền đối với hình ảnh, danh dự, quyền đối với đời tư… bị vi phạm thông qua mạng điện tử hoặc bởi các cách thức khác [36, Điều 46].

Luật áp dụng Trung Quốc ưu tiên áp dụng lex loci delicti commissi. Bên cạnh đó, đạo luật này cũng cho phép áp dụng lex domicilii hoặc luật do các bên thỏa thuận lựa chọn. Cách thức giải quyết xung đột này được xây dựng trên cơ sở các quy định của Bộ các nguyên tắc pháp luật dân sự. Để giải quyết xung đột về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Bộ các nguyên tắc pháp luật dân sự quy định: “Pháp luật của nơi xảy ra hành vi vi phạm được áp dụng trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại gây ra bởi hành vi vi phạm đó. Nếu cả hai bên đều là công dân của một nước thì áp dụng pháp luật của nước họ có quốc tịch

hoặc nơi họ cư trú (hoặc có trụ sở)” [35, Điều 146]. Như vậy, pháp luật Trung Quốc ưu tiên áp dụng lex loci delicti commissi.

Mặc dù xác định luật theo nơi hành vi vi phạm được thực hiện nhưng Bộ các nguyên tắc cũng quy định: “Một hành động được thực hiện ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ không bị coi là hành vi vi phạm nếu theo pháp luật nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hành vi đó không vi phạm” [35, Điều 146]. Theo quy định này, một hành động được thực hiện ngoài lãnh thổ Trung Quốc và nếu không bị coi là vi phạm theo luật pháp Trung Quốc thì pháp luật Trung Quốc sẽ không điều chỉnh. Điều khoản này có thể dẫn tới khó khăn cho tòa án Trung Quốc trong quá trình giải quyết những vụ việc trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện tại nước ngoài nhưng không bị coi là vi phạm theo pháp luật Trung Quốc nhưng thiệt hại lại xảy ra trên lãnh thổ Trung Quốc. Vậy trong trường hợp này với quy phạm đó thì pháp luật Trung Quốc có thể điều chỉnh được hay không.

Bên cạnh nguyên tắc lex loci delicti commissi, Bộ các nguyên tắc chung về pháp luật dân sự cũng đưa ra những hệ thuộc khác để áp dụng trong trường hợp luật nơi thực hiện hành vi không có nhiều mối quan hệ đối với các bên. Trong trường hợp cả bên bị thiệt hại và bên gây thiệt hại có cùng quốc tịch hoặc có cùng một nơi cư trú thì hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi sẽ không được áp dụng. Khi đó, luật nơi các bên có chung quốc tịch hoặc nơi cư trú (đối với cá nhân), nơi có trụ sở (đối với pháp nhân) sẽ được ưu tiên áp dụng. Quy định này phù hợp với thực tế nói chung cũng như phù hợp với các quy định của các quốc gia khác nói riêng như Nhật Bản hay Việt Nam. Trong những vụ việc này, nơi thực hiện hành vi không có nhiều mối liên hệ và ảnh hưởng đối với các bên mà lúc này pháp luật nơi các bên có quốc tịch hay nơi cư trú hoặc có trụ sở mới là nơi có nhiều ảnh hưởng cũng như có quan hệ chặt chẽ với các bên. Do vậy, trong những trường hợp các bên cùng quốc tịch, nơi cư trú hay trụ sở thì nguyên tắc lex personalis được áp dụng.

* Một số nội dung cơ bản của Luật về trách nhiệm do xâm hại quyền và lợi ích dân sự của Trung Quốc.

Với một nỗ lực chung là thống nhất các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Luật về trách nhiệm do xâm hại quyền và lợi ích dân sự của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã được Ủy ban thường vụ của Quốc dân đại hội kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 16 tháng 12 năm 2009, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2010. Được xây dựng trên nền tảng pháp lý cơ bản là Bộ các nguyên tắc pháp luật dân sự và Bộ luật dân sự, Luật về trách nhiệm do xâm hại quyền và lợi ích dân sự chính là việc cụ thể hoá các quy định của Bộ nguyên tắc và đưa ra những quy định bồi thường trong những trường hợp cụ thể. Mục đích của luật chính là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ pháp luật dân sự, làm rõ trách nhiệm bồi thường thiệt hại, ngăn chặn và trừng phạt những hành vi xâm hại, thúc đẩy ổn định và trật tự xã hội.

Luật về trách nhiệm do xâm hại quyền và lợi ích dân sự của Trung Quốc là văn bản pháp luật mang tính chuyên biệt để giải quyết một cách thống nhất các vấn đề về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Luật bao gồm 12 chương, 92 điều. Từ chương I đến chương IV là các quy định chung về nguyên tắc chịu trách nhiệm bồi thường, cấu thành trách nhiệm pháp lý, các quy định về miễn và giảm trách nhiệm pháp lý, quy định riêng với bên vi phạm. Từ chương V đến chương XI là các quy định bồi thường trong các trường hợp cụ thể như chương V: Bồi thường đối với sản phẩm; chương VI: Bồi thường đối với tai nạn giao thông do xe cơ giới gây ra; chương VII: Bồi thường thiệt hại do sơ suất y tế; chương VIII: Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường; chương IX: Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; chương X: Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra và chương XI: Bồi thường thiệt hại do vật gây ra; chương XII: Các Điều khoản bổ sung.

Tương tự như pháp luật các nước khác như Nhật Bản hay Việt Nam, pháp luật Trung Quốc cũng thừa nhận nguyên tắc bất khả xâm phạm về tài sản, về

tính mạng và sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân hay của nhà nước. Điều 2 của Luật đã khẳng định: “Người nào xâm phạm đến quyền và lợi ích dân sự của người khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này”. Luật cũng quy định các quyền và lợi ích dân sự bao gồm quyền sống, quyền đối với họ tên, quyền đối với uy tín, danh dự, quyền đối với hình ảnh cá nhân, quyền bí mật đời tư, hôn nhân, giám hộ, sở hữu, quyền dụng ích, quyền bảo mật, bản quyền, quyền sáng chế độc quyền, độc quyền sử dụng nhãn hiệu, quyền phát minh, góp cổ phần, thừa kế, các quyền tài sản và lợi ích cá nhân khác. Đây là “phạm vi các quyền được pháp luật bảo hộ”.

- Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Trách nhiệm bồi thường do xâm hại quyền và lợi ích nhân thân phát sinh khi có đầy đủ 3 yếu tố sau:

+ Có hành vi trái pháp luật + Có thiệt hại xảy ra

+ Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi xâm hại và thiệt hại xảy ra.

Như vậy, nếu có hành vi trái pháp luật, hành vi này gây ra thiệt hại và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi xâm hại và thiệt hại xảy ra thì chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật đó phải chịu trách nhiệm bồi thường. Trách nhiệm bồi thường này phát sinh ngay cả trong trường hợp chủ thể thực hiện hành vi không có lỗi. Pháp luật Trung Quốc không coi lỗi là một điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. “Một người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm quyền dân sự hay lợi ích của người khác cho dù có lỗi hay không, theo quy định của pháp luật” [38, Điều 7]. Một người sẽ bị coi là có lỗi nếu căn cứ theo các quy định của pháp luật và không thể chứng minh được hành vi của mình là không có lỗi thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

- Các phương thức chịu trách nhiệm

+ Chấm dứt hành vi xâm phạm; + Loại bỏ các trở ngại;

+ Loại bỏ nguy hiểm; + Trả lại tài sản;

+ Khôi phục tình trạng ban đầu; + Bồi thường thiệt hại;

+ Xin lỗi;

+ Khắc phục hậu quả, khôi phục lại danh tiếng.

Các phương thức khắc phục hậu quả này có thể được áp dụng riêng biệt hoặc đồng thời. Luật cũng đưa ra nguyên tắc bồi thường trong trường hợp bên vi phạm phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự đối với hành vi tương tự thì trách nhiệm này cũng không ảnh hưởng đến trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại mà bên vi phạm phải chịu. Luật khẳng định ưu tiên trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại so với các loại trách nhiệm pháp lý khác. “Trường hợp tài sản của bên vi phạm không đủ để chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm thì trước tiên bên vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại” [38, Điều 4].

- Xác định thiệt hại

Thiệt hại là điều kiện đầu tiên làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường. Nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại chỉ có thể thực hiện được đầy đủ và chính xác khi xác định được toàn bộ thiệt hại và trên cơ sở đó xác định mức bồi thường. Luật cũng đã xác định khái quát các loại thiệt hại bao gồm:

+ Thiệt hại về sức khỏe [38, Điều 16]; + Thiệt hại về tính mạng [38, Điều 17]; + Thiệt hại về tài sản [38, Điều 19];

+ Thiệt hại đến quyền hay lợi ích dẫn đến thiệt hại về tài sản [38, Điều 20];

+ Thiệt hại đến quyền cá nhân hay lợi ích của người khác gây ra tình trạng suy sụp tinh thần nghiêm trọng [38, Điều 22]; Tuy nhiên, luật cũng không có quy định cụ thể nào để xác định như thế nào được coi là suy sụp tinh thần

nghiêm trọng. Bởi vậy, việc xác định sự thiệt hại tinh thần này sẽ do tòa án có thẩm quyền quyết định trên cở sở các chứng cứ thực tế.

Luật Trung Quốc đã quy định các loại thiệt hại cơ bản trên và cách thức xác định mức độ bồi thường thiệt hại trong từng trường hợp cụ thể. Trong đó, nguyên tắc cơ bản là mức bồi thường sẽ được tính theo giá thị trường tại thời điểm xảy ra mất mát hoặc thiệt hại đó trên cơ sở các thiệt hại bị mất hoặc bị giảm sút một cách thực tế và hợp lý.

- Các trường hợp được miễn trách nhiệm

Mặc dù là bên có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại nhưng không phải trong mọi trường hợp bên thực hiện hành vi đều phải chịu trách nhiệm. Pháp luật Trung Quốc cũng quy định trường hợp bên vi phạm có thể được giảm trách nhiệm khi người bị hại cũng có lỗi khi để xảy ra thiệt hại [Điều 26]. Ngoài ra, một số trường hợp khác thì bên vi phạm có thể được miễn trách nhiệm khi:

+ Thiệt hại do lỗi cố ý của người bị hại [Điều 27]; + Thiệt hại bị gây ra do lỗi của bên thứ ba [Điều 28]; + Thiệt hại do bất khả kháng [Điều 29];

+ Thiệt hại do phòng vệ chính đáng, nếu vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì phải chịu trách nhiệm thích hợp [Điều 30];

+ Thiệt hại do tình thế cấp thiết, nếu vượt quá giới hạn của tình thế cấp thiết thì phải chịu trách nhiệm thích hợp [Điều 31].

- Các trường hợp bồi thường cụ thể

Luật Trung Quốc dành 7 chương để quy định về các trường hợp bồi thường cụ thể:

+ Trách nhiệm đối với sản phẩm (chương V);

+ Bồi thường do gây tai nạn giao thông mà phương tiện là xe cơ giới (chương VI);

+ Bồi thường thiệt hại do sơ suất y tế (Chương VII)

+ Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường (Chương VIII) + Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (Chương IX)

+ Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra (Chương X) + Bồi thường thiệt hại do vật gây ra (Chương XI)

Một điểm mới và kịp thời của Luật về trách nhiệm do xâm hại quyền và lợi ích dân sự Trung Quốc là đã kịp thời điều chỉnh trách nhiệm pháp lý của các nhà cung cấp dịch vụ internet. Những hành vi xâm phạm liên quan đến internet

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)