ngồi hợp đồng có yếu tố nƣớc ngồi
Nhằm tạo điều kiện cho các quan hệ dân sự phát triển, trong thời gian vừa qua, nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều
chỉnh các quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Trong số những văn bản pháp quy đó khơng thể khơng kể đến Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006… Những văn bản pháp quy trong nước cùng với các điều ước quốc tế đã tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi cho các quan hệ dân sự quốc tế phát triển một cách ổn định và lành mạnh, đảm bảo được mối quan hệ hợp tác, bình đẳng giữa các quốc gia, góp phần quan trọng trong q trình thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ mới. Các văn bản pháp quy này đã đánh dấu sự phát triển của Tư pháp quốc tế Việt Nam nói riêng cũng như của hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung. Sau thời gian áp dụng và triển khai trong thực tiễn, các văn bản này cũng đã bộc lộ một số hạn chế và cần được khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả tác dụng của pháp luật đối với đời sống xã hội góp phần lành mạnh hóa các giao lưu dân sự quốc tế. Nhằm giải quyết những bất cập này, tác giả có một số kiến nghị sau:
- Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định Bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng có yếu tố nước ngồi tại Điều 773, phần 7 và chương XXI từ Điều 604 đến Điều 630 về trách nhiệm BTTHNHĐ. Quy phạm xung đột tại Điều 773 quy định luật áp dụng là pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại. Như vậy, quy phạm xung đột đã đưa ra hai hệ thuộc luật có thể áp dụng là luật nơi xảy ra hành vi vi phạm pháp luật và luật nơi xảy ra hậu quả thiệt hại của hành vi. Tuy đưa ra hai hệ thuộc luật áp dụng nhưng các nhà làm luật Việt Nam lại chưa đưa ra nguyên tắc lựa chọn luật. Việc hệ thuộc luật nào sẽ được ưu tiên áp dụng trước lại không được đề cập đến nên phụ thuộc hồn tồn vào ý chí chủ quan của những người áp dụng luật. Điều này có thể dẫn tới việc khơng nhất quán trong quá trình giải quyết các vụ việc khác nhau. Vì vậy, theo ý kiến của tác giả cũng như quan điểm chung được đa số các quốc gia thừa nhận thì luật nơi xảy ra hành vi vi phạm pháp luật sẽ được ưu tiên áp dụng trước. Luật nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi vi phạm
pháp luật chỉ được áp dụng trong trường hợp không thể xác định được nơi hành vi vi phạm pháp luật xảy ra.
Quy phạm xung đột này có thể sửa thành: “Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại. Trường hợp không thể xác định được nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại thì xác định theo pháp luật nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại”.
- Nên thống nhất quy định về vấn đề bồi thường thiệt hại đối với tàu bay và tàu biển tại khoản 2 Điều 773 trong các đạo luật chuyên ngành là Luật Hàng không dân dụng Việt Nam và Bộ Luật Hàng hải Việt Nam khi mà pháp luật Việt Nam chưa có một đạo luật riêng về luật xung đột. Không nên quy định về cùng một vấn đề trong hai văn bản luật khác nhau bởi trong mối quan hệ giữa Bộ luật Dân sự với Bộ luật hàng hải và Luật hàng khơng thì hai luật này được coi là luật chuyên ngành, được ưu tiên áp dụng trước. Theo tác giả, khoản 2 Điều 773 Bộ luật Dân sự nên được quy định trong luật chuyên ngành vừa đảm bảo tính thống nhất trong các văn bản luật của Việt Nam vừa tránh việc cùng một nội dung lại được điều chỉnh trong các văn bản luật khác nhau.
- Điều 773 khoản 3 Bộ luật dân sự quy định: “Trong trường hợp hành vi gây thiệt hại xảy ra ở ngồi lãnh thổ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều là công dân hoặc pháp nhân Việt Nam thì áp dụng pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Ở đây, cần lưu ý đến thuật ngữ pháp lý “pháp nhân Việt Nam”. Khi nhắc đến cụm từ này điều này có nghĩa các nhà làm luật đang muốn nói tới quốc tịch của pháp nhân. Mặc dù chế định về pháp nhân đã được quy định tương đối đầy đủ trong Bộ luật dân sự nhưng các nhà làm luật đã không đề cập tới cơ sở pháp lý để xác định quốc tịch của pháp nhân Việt Nam hay pháp nhân nước ngoài mà mới đề cập đến năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân. Do vậy, Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 cần thiết phải có quy định cụ thể về căn cứ xác định quốc tịch của pháp nhân theo nơi có trụ sở, nơi thành lập hay nơi hoạt động chính để làm căn
cứ pháp lý giải quyết các vụ việc cụ thể một cách thống nhất, tránh việc được quy định một cách gián tiếp tại Điều 4, khoản 20 Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 như hiện nay.
- Một vấn đề khó khăn cần giải quyết đó là các căn cứ để phân định rõ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng. Trên thực tế, ranh giới để phân định hai loại bồi thường thiệt hại này rất mong manh. Cụ thể như trong vụ bồi thường thiệt hại giữa Công ty Cổ phần Taxi CP và bà Vương Thị Xuân – ông Bottex. Trong vụ án này, có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng vận chuyển hành khách dẫn đến thiệt hại về sức khỏe và tài sản của con người. Nếu căn cứ vào hợp đồng thì có thể xác định là vi phạm hợp đồng và bên vi phạm sẽ phải bồi thường thiệt hại theo trường hợp bồi thường thiệt hại trong hợp đồng. Tuy nhiên, thiệt hại xảy ra lại là thiệt hại về sức khỏe của con người. Do vậy, căn cứ vào Điều 604 Bộ luật Dân sự lại là thiệt hại ngồi hợp đồng. Vụ án này, Tịa án căn cứ vào các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng dựa vào cơ sở pháp lý đó là thiệt hại về sức khỏe con người. Trên thực tế, nhiều trường hợp việc xác định bồi thường trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng lại phần nhiều phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cơ quan tư pháp giải quyết. Do đó, trường hợp nếu khó khăn trong quá trình áp dụng thì pháp luật nên có quy định cụ thể để Tịa án có quyền quyết định áp dụng các quy định bồi thường có thể bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị thiệt hại mà không phải quá cứng nhắc trong việc lựa chọn giữa các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng hay BTTHNHĐ để giải quyết.
- Bộ luật Dân sự Điều 759, khoản 3 có quy định về việc dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài. Theo điều khoản này, pháp luật Việt Nam thừa nhận và cho phép việc dẫn chiếu và áp dụng pháp luật nước ngoài với điều kiện việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Khi pháp luật thừa nhận việc dẫn chiếu đến pháp luật nước ngồi điều đó có thể dẫn tới việc áp dụng các quy phạm thực
chất và các quy phạm xung đột của pháp luật nước ngoài. Nếu việc dẫn chiếu đến áp dụng các quy phạm thực chất thì quan hệ sẽ được giải quyết triệt để. Tuy nhiên, trường hợp dẫn chiếu đến quy phạm xung đột thì sẽ xảy ra các khả năng: Dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam hay dẫn chiếu đến pháp luật của một nước thứ ba.
Bộ luật Dân sự Việt Nam Điều 759, khoản 3 chấp nhận dẫn chiếu ngược có nghĩa là nếu pháp luật Việt Nam dẫn chiếu đến pháp luật nước ngồi và pháp luật nước đó dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng. Trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến lại dẫn chiếu đến pháp luật của một nước thứ ba thì pháp luật Việt Nam lại chưa có quy định về việc chấp nhận hay khơng chấp nhận. Đây chính là một bất cập cần phải giải quyết. Theo quan điểm của tác giả, nên thừa nhận việc dẫn chiếu đến các quy phạm thực chất chứ không thừa nhận dẫn chiếu đến các quy phạm xung đột của nước thứ ba đó. Điều khoản này có thể quy định như sau:
“Trong trường hợp áp dụng quy phạm xung đột mà quy phạm đó dẫn chiếu áp dụng các quy phạm thực chất của một nước thứ ba thì áp dụng pháp luật của nước thứ ba đó. Trường hợp dẫn chiếu áp dụng quy phạm xung đột của nước thứ ba đó thì khơng áp dụng mà áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam”.
- Áp dụng nguyên tắc tương tự. Nội dung của nguyên tắc này là đưa ra nguyên tắc áp dụng pháp luật trong trường hợp các văn bản luật trong nước và quốc tế mà Việt Nam tham gia không điều chỉnh. Trường hợp này, các nhà làm luật Việt Nam ấn định áp dụng “tập quán quốc tế”. Tuy nhiên, phạm vi điều chỉnh của tập quán thường bó hẹp trong các quan hệ thương mại quốc tế nên trong trường hợp pháp luật không điều chỉnh thì nên áp dụng nguyên tắc tương tự pháp luật nhưng không nên giới hạn trong tập qn quốc tế. Khi đó, khơng chỉ tập quán quốc tế được áp dụng mà pháp luật quốc gia khác cũng có thể được áp dụng nếu việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
- Luật Trung Quốc, Nhật Bản hay Thái Lan đều thừa nhận một nguyên tắc cơ bản: pháp luật các nước này sẽ không điều chỉnh những hành vi bị coi là vi phạm theo pháp luật nước ngồi nhưng khơng bị coi là vi phạm theo pháp luật các quốc gia mình. Điều này có nghĩa là pháp luật các quốc gia này chỉ điều chỉnh khi những hành vi đó bị coi là vi phạm theo pháp luật nước mình, gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được pháp luật nước mình bảo vệ. Đối với những hành vi cho dù là vi phạm pháp luật nước ngồi nhưng nếu khơng ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia mình, không bị coi là vi phạm pháp luật nước mình thì pháp luật các nước này cũng khơng bảo vệ và điều chỉnh. Trong khi đó, pháp luật Việt Nam thì khơng có các quy định này. Điều này có nghĩa Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 vẫn để ngỏ đối với những hành vi vi phạm theo pháp luật nước ngồi nhưng khơng bị coi là vi phạm pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam có điều chỉnh hay khơng. Theo tác giả, đối với những hành vi này pháp luật Việt Nam cũng nên đi theo xu hướng chung đã được các quốc gia thừa nhận.
- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 cũng có quy định về BTTHNHĐ. Theo Điều 4 khoản 4, luật quy định nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật. Theo đó, pháp luật của quốc gia nơi xảy ra tai nạn do tàu bay va chạm hoặc gây cản trở nhau, do tàu bay đang bay gây thiệt hại cho người thứ ba ở mặt đất được áp dụng đối với việc bồi thường thiệt hại. Như vậy, lex loci delicti commissi được áp dụng đối với các trường hợp BTTHNHĐ. Tuy nhiên, hệ thuộc này chỉ phù hợp trong trường hợp có thể xác định được nơi xảy ra tai nạn. Trong những trường hợp không thể xác định được nơi xảy ra tai nạn như ở không phận quốc tế, trong vũ trụ thì hệ thuộc này lại không phù hợp. Trường hợp này phải giải quyết trên cơ sở các quy định của Bộ luật Dân sự.
Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 773 Bộ luật Dân sự năm 2005, pháp luật áp dụng đối với việc bồi thường thiệt hại do tàu bay, tàu biển gây ra ở không phận quốc tế hoặc biển cả được xác định theo pháp luật của nước mà tàu bay, tàu biển mang quốc tịch. Tuy nhiên, vấn đề sẽ đơn giản nếu các tàu bay đó có cùng
chung một quốc tịch. Trường hợp các tàu bay có quốc tịch khác nhau thì quốc tịch của tàu bay nào sẽ được áp dụng. Đây cũng chính là một vấn đề mà pháp luật hàng không của Việt Nam vẫn chưa điều chỉnh tới. Trên thực tế, các vụ va chạm giữa các tàu bay có quốc tịch khác nhau diễn ra khá phổ biến và hồn tồn có thể xảy ra ở những nơi khơng thuộc lãnh thổ của một quốc gia nào. Do vậy, nên chăng các nhà làm luật cần phải có nguyên tắc áp dụng luật phù hợp. Theo tác giả, trong trường hợp vụ việc xảy ra ở những nơi không thể áp dụng được lex loci delicti commissi và lex nationalis cũng không thể giải quyết được khi các bên khơng chung quốc tịch thì quyền chọn pháp luật áp dụng nên thuộc về bên bị thiệt hại (nếu có một bên bị thiệt hại). Trường hợp nếu các bên cùng bị thiệt hại thì luật Tịa án (lex fori) do các bên thỏa thuận sẽ có thẩm quyền giải quyết.
- Hiện nay, các quy phạm xung đột của Tư pháp quốc tế Việt Nam được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và nhiều đạo luật khác như Bộ luật hàng hải năm 2005, Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006… Trong mối quan hệ giữa Bộ luật Dân sự và các văn bản quy phạm chuyên ngành khác thì Bộ luật Dân sự được coi như là nguồn cơ bản và các văn bản luật khác được coi là đạo luật chuyên ngành. Điều này địi hỏi trong q trình áp dụng thì các quy định của luật chuyên ngành sẽ được ưu tiên áp dụng trước, nếu luật chuyên ngành khơng điều chỉnh thì sẽ áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự. Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng đã có một chương riêng để điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi nhưng nhiều các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngồi như quan hệ thương mại, lao động vẫn chưa được điều chỉnh trong văn bản này. Điều này tạo ra sự khơng nhất qn cũng như khơng đảm bảo tính thống nhất trong q trình áp dụng pháp luật, gây khó khăn cho các cơ quan áp dụng pháp luật.
Hướng tới mục tiêu thống nhất một khuôn khổ pháp lý chung cho các quan hệ Tư pháp quốc tế phát triển lành mạnh và ổn định, các quy phạm xung đột của Tư pháp quốc tế nên được tập trung thống nhất trong một văn bản luật - Luật xung đột Việt Nam để đưa ra các nguyên tắc áp dụng luật thống nhất cho
các quan hệ dân sự cụ thể. Hy vọng rằng trong tương lai khơng xa, Việt Nam sẽ có riêng một đạo luật xung đột giống như các quốc gia khác như Nhật Bản, Trung Quốc hay Thái Lan nhằm phát huy một cách tối đa vai trò của một đạo luật mang tính chất nền tảng, là cơ sở pháp lý chung của Tư pháp quốc tế để điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi đang diễn ra ngày càng đa dạng và phức tạp trong thực tiễn.
Trên đây là một vài ý kiến đóng góp mang tính cá nhân của tác giả về trách nhiệm BTTHNHĐ. Hy vọng rằng những ý kiến trên sẽ góp phần vào việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc của các cơ quan tư pháp Việt Nam trong quá trình giải quyết các vụ việc về BTTHNHĐ, góp phần đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi tham gia các quan hệ dân sự quốc tế.