Nhật Bản là một quốc gia có hệ thống pháp luật chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của pháp luật Đức và Pháp. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã được quy định trong Bộ luật Dân sự Nhật Bản (Đạo luật số 89 năm 1896 sửa đổi lần cuối bằng đạo luật số 78 năm 2006). Bộ luật Dân sự của Nhật Bản bao gồm năm phần: Phần I - Những quy định chung; Phần II - Thực quyền; Phần III – Bồi thường thiệt hại (Claims); Phần IV – Hơn nhân gia đình; Phần V - Thừa kế. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại phần III của Bộ luật Dân sự từ Điều 709 tới Điều 724. Có hai nguyên tắc cơ bản trong các quy định về BTTHNHĐ của Nhật Bản đó là nguyên tắc trách nhiệm do lỗi - một người khơng có lỗi sẽ khơng phải chịu trách nhiệm và nguyên tắc tự chịu trách nhiệm - một người sẽ không phải chịu trách nhiệm do hành vi của một người khác.
Trên cơ sở nền tảng là các quy định về BTTHNHĐ được quy định trong Bộ luật Dân sự, Nhật Bản đã quy định về BTTHNHĐ có yếu tố nước ngồi trong Luật các nguyên tắc chung về áp dụng pháp luật (sau đây gọi tắt là luật áp
dụng). Đạo luật này đã được ban hành năm 1898, được sửa đổi ngày 21 tháng 6
năm 2006, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2007. Đây là đạo luật cơ bản nhất của Tư pháp quốc tế Nhật Bản, là cơ sở pháp lý quan trọng quy định những nguyên tắc áp dụng luật cho tòa án Nhật Bản trong trường hợp xảy ra xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, sở hữu, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng như là đưa ra các quy định cụ thể về trách nhiệm đối với sản phẩm, hợp đồng tiêu dùng và các thỏa ước lao động.
Luật áp dụng Nhật Bản gồm 3 chương, 43 điều. Nội dung bao gồm: Chương 1 - Các nguyên tắc chung; Chương 2 – Các quy định chung của đạo luật; Chương 3 - Các nguyên tắc chung về luật áp dụng. Nội dung chương 3 gồm 7 phần trong đó bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại phần 4 từ Điều 17 đến Điều 23.
Luật áp dụng Nhật Bản quy định luật nơi phát sinh hậu quả của hành vi gây thiệt hại được áp dụng để điều chỉnh quan hệ bồi thường thiệt hại. Trường hợp không xác định được nơi xảy ra thiệt hại thì áp dụng luật nơi hành vi gây
thiệt hại được thực hiện [42, Điều 17]. Như vậy, trong quan hệ bồi thường thiệt hại, theo pháp luật Nhật Bản thì luật nơi xảy ra thiệt hại sẽ được ưu tiên áp dụng trước bởi theo quan điểm của Nhật Bản thì đây chính là nơi phát sinh thiệt hại thực tế do hành vi trái pháp luật gây ra và bên bị thiệt hại đã phải gánh chịu những thiệt hại về quyền và lợi ích của mình. Lex loci delicti commissi chỉ được áp dụng trong trường hợp không xác định được nơi xảy ra thiệt hại.
Như vậy, Luật áp dụng Nhật Bản đã đưa ra nguyên tắc chủ đạo để điều chỉnh quan hệ BTTHNHĐ là luật nơi phát sinh hậu quả hoặc luật nơi xảy ra vi phạm. Tuy nhiên, đối với những trường hợp bồi thường mang tính cụ thể, cá biệt thì nguyên tắc áp dụng luật này có thể khơng bắt buộc như trong trường hợp quy định về luật áp dụng đối với trách nhiệm sản phẩm. “Không phụ thuộc vào Điều 17, đối với yêu cầu bồi thường đối với nhà sản xuất (nghĩa là người sản xuất, xử lý, nhập khẩu, xuất khẩu, phân phối hoặc bán một sản phẩm trong quá trình thương mại) hoặc một người thực hiện hành vi nào đó dẫn đến việc làm cho người khác tin là người đó là người sản xuất sản phẩm đó (gọi chung là người sản xuất) gây ra tổn hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác do khiếm khuyết của sản phẩm phân phối làm phát sinh yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được điều chỉnh bởi pháp luật nơi mà người bị thiệt hại nhận phân phối sản phẩm. Tuy nhiên, trường hợp nơi phân phối sản phẩm không xác định được thì áp dụng luật nơi kinh doanh chính của người sản xuất hoặc người tương tự hoặc áp dụng luật nơi cư trú thường xun khi khơng có địa điểm kinh doanh” [42, Điều 18].
Hay như đối với trường hợp xâm phạm danh dự thì việc phát sinh và hậu quả của yêu cầu BTTHNHĐ do xâm phạm đến danh dự của người khác được điều chỉnh bởi lex domicilii của người bị hại (trường hợp người bị hại là pháp nhân hoặc tổ chức thì áp dụng luật nơi có trụ sở chính) mà khơng phụ thuộc vào Điều 17 [42, Điều 19].
Có thể thấy, mặc dù ưu tiên hệ thuộc luật nơi hậu quả thiệt hại xảy ra và luật nơi thực hiện hành vi nhưng trong một số trường hợp nhất định thì pháp luật
Nhật Bản cũng cho phép áp dụng lex domicilii đối với cá nhân hoặc luật nơi có trụ sở chính đối với pháp nhân trong trường hợp bồi thường thiệt hại về danh dự hoặc sản phẩm nói trên. Luật áp dụng của Nhật Bản cũng đưa ra một nguyên tắc ngoại lệ trong q trình áp dụng pháp luật đó là trường hợp vụ việc có mối liên hệ mật thiết với địa điểm khác. Trong trường hợp này thì khơng phụ thuộc vào quy định của Điều 17, 18, 19, nếu như vào thời điểm BTTHNHĐ các bên có cùng nơi cư trú theo quy định của cùng một luật hoặc bồi thường thiệt hại xảy ra do việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng giữa các bên thì luật nơi có mối liên hệ mật thiết sẽ điều chỉnh việc hình thành và hậu quả của yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Một quy định tương đối thuận tiện cho các bên trong quá trình thực hiện nghĩa vụ BTTHNHĐ là pháp luật Nhật Bản cho phép chuyển giao yêu cầu bồi thường thiệt hại. Luật áp dụng đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại cũng được áp dụng để điều chỉnh việc chuyển giao yêu cầu bồi thường thiệt hại của bên có nghĩa vụ hoặc các bên thứ ba [42, điều 23]. Như vậy, pháp luật Nhật Bản coi BTTHNHĐ là một dạng cụ thể của nghĩa vụ dân sự và được phép chuyển giao cho các đối tượng khác trong những trường hợp nhất định.
Tóm lại, để điều chỉnh quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, luật về áp dụng pháp luật của Nhật Bản đã đưa ra những nguyên tắc chọn luật nhất định. Luật được ưu tiên lựa chọn là luật nơi thiệt hại xảy ra, trường hợp không xác định được nơi xảy ra thiệt hại thì áp dụng luật nơi thực hiện hành vi vi phạm. Luật cũng đưa ra một số ngoại lệ khi áp dụng nguyên tắc này như trong trường hợp luật áp dụng đối với trách nhiệm sản phẩm hay xâm phạm danh dự người khác thì áp dụng luật nơi cư trú đối với cá nhân hoặc nơi có trụ sở chính (đối với pháp nhân). Trường hợp các bên có cùng nơi cư trú hoặc có thiệt hại xảy ra do sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng thì áp dụng luật nơi có mối liên hệ mật thiết với các bên.
* Một số nội dung cơ bản về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Bộ luật Dân sự Nhật Bản.
BTTHNHĐ theo pháp luật Nhật Bản là một loại nghĩa vụ dân sự và được quy định tại chương V, Bộ luật Dân sự Nhật Bản từ Điều 709 đến Điều 724. Điều 709 đã quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại: “Một người cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến quyền hoặc lợi ích hợp pháp của người khác được pháp luật bảo vệ thì phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với bất kỳ thiệt hại nào xảy ra” [41]. Như vậy, theo pháp luật Nhật, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi: Có hành vi trái pháp luật; Có lỗi của bên vi phạm; Có thiệt hại xảy ra; Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra.
- Thiệt hại
Điều 710 và Điều 711 Bộ luật Dân sự Nhật Bản quy định thiệt hại bao gồm:
+ Thiệt hại về tài sản
+ Thiệt hại về các quyền tài sản + Thiệt hại về quyền nhân thân + Thiệt hại về danh dự nhân phẩm + Thiệt hại về sức khỏe
+ Thiệt hại về tính mạng.
- Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
Pháp luật Nhật Bản cũng quy định về năng lực hành vi của cá nhân để gánh chịu trách nhiệm pháp lý dân sự. Theo đó, người thành niên phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do mình gây ra có nghĩa là đủ 20 tuổi trở lên [41, Điều 4]. Đối với thiệt hại do người khơng có năng lực hành vi thực hiện: người vị thành niên và người khơng có năng lực nhận thức (bị mắc các bệnh về thần kinh làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi) thì người giám hộ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với bên thứ ba trong điều kiện người có nghĩa vụ giám hộ đã khơng thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc thiệt hại xảy ra là không thể tránh được cho dù người này đã thực hiện nghĩa vụ của mình [41, Điều 714].
Một số trường hợp bồi thường cụ thể cũng được pháp luật quy định như: bồi thường thiệt hại của người sử dụng lao động trong trường hợp người lao
động gây ra thiệt hại; trách nhiệm bồi thường của bên đặt hàng, trách nhiệm của chủ sở hữu cơng trình trên mặt đất hay trách nhiệm của người sở hữu súc vật.
- Các trường hợp miễn trách nhiệm:
Pháp luật Nhật Bản cũng có những quy định về các trường hợp được miễn trách nhiệm cho dù thiệt hại có xảy ra như trường hợp phịng vệ chính đáng. “Người mà trong quá trình phản ứng lại hành vi xâm phạm của người khác, không tránh khỏi việc thực hiện hành vi nguy hiểm nhằm bảo vệ bản thân, quyền của bên thứ ba, hoặc bất kỳ lợi ích nào khác cần được bảo vệ thì khơng phải chịu trách nhiệm bồi thường, tuy nhiên, với điều kiện là người bị hại không ngăn chặn được thiệt hại gây ra cho người thực hiện hành vi xâm phạm” [41, Điều 720]. Trong trường hợp này, mặc dù có hành vi vi phạm, có thiệt hại xảy ra nhưng chủ thể thực hiện hành vi vẫn được miễn trách nhiệm. Điều này cho thấy, pháp luật không chỉ bảo vệ quyền và lợi ích của bên bị thiệt hại mà pháp luật còn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của bên gây thiệt hại trong quá trình bảo vệ quyền lợi của bản thân mình và người khác.
Một điểm mới và tiến bộ của pháp luật Nhật Bản là pháp luật cho phép quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với trẻ em cho dù là chưa được sinh ra. Điều 721: “Một đứa trẻ chưa ra đời vẫn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại”. Như vậy, bồi thường thiệt hại được coi là một quyền dân sự và có từ khi cá nhân mới chỉ là bào thai. Quy định này đã thể hiện việc tối đa hoá việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người. Trong trường hợp này mẹ của bào thai sẽ là người giám hộ đương nhiên của bào thai và có quyền thay mặt đứa trẻ sẽ được sinh ra để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đứa trẻ đó.
Bộ luật Dân sự Việt Nam cũng giống như pháp luật Nhật Bản khi quy định quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại là một quyền dân sự, một khía cạnh thể hiện năng lực pháp luật dân sự của cá nhân. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam chỉ trao cho cá nhân quyền này khi cá nhân đó được sinh ra. “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết” [1, Điều 14, khoản 3]. Quy định này của pháp luật Việt Nam đã làm hạn chế
việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của con người. Pháp luật Nhật Bản đã có quy định có thể nói là rất tiến bộ, mang tính nhân văn vì con người và cũng phù hợp với thực tiễn bởi ngay từ khi được thành thai thì cá nhân đó phải được bảo vệ và có quyền được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thơng qua người giám hộ.
- Thời hiệu của yêu cầu bồi thường thiệt hại:
Thời hiệu cho quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại là 3 năm. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại được hủy bỏ sau khi kết thúc thời hiệu nếu người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại không thực hiện quyền này trong thời hạn 3 năm kể từ thời điểm người này biết được thiệt hại xảy ra và xác định được thời hiệu. Quy định này được áp dụng sau 20 năm kể từ thời điểm thực hiện hành vi xâm hại [41, Điều 724]. Đây là một khoảng thời gian tương đối dài mà pháp luật Nhật cho phép để người có quyền lợi bị xâm phạm có thể bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Trách nhiệm BTTHNHĐ và các nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về BTTHNHĐ có yếu tố nước ngồi đã được Bộ luật Dân sự và Luật các nguyên tắc về áp dụng pháp luật Nhật Bản điều chỉnh tương đối rõ ràng, cụ thể. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, các quy định này vẫn còn một số hạn chế. Nhiều vấn đề bồi thường mang tính cấp bách hiện nay chưa được điều chỉnh như bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường hay như sơ suất y tế. Những nội dung này cần được quy định trong Bộ luật Dân sự để đặt ra những quy định mang tính nền tảng, là cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng các quy định về bồi thường cụ thể của từng lĩnh vực trong các đạo luật chuyên ngành nhằm bảo vệ một cách tốt nhất quyền lợi của bên bị thiệt hại.