Trách nhiệm BTTHNHĐ có yếu tố nước ngồi là một trong những vấn đề pháp lý mang tính đa dạng và phức tạp, gây nhiều khó khăn cho các cơ quan tư pháp các nước trong quá trình áp dụng luật. Pháp luật các nước cũng đã dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau để đưa ra các phương hướng giải quyết vừa đảm bảo tuân thủ pháp luật vừa đảm bảo phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ việc. Tư pháp quốc tế của Nhật Bản, Thái Lan hay Trung Quốc đều có những tiêu chí của riêng mình và các nguyên tắc lựa chọn luật áp dụng trong quá trình giải quyết các vụ việc BTTHNHĐ có yếu tố nước ngồi.
* Nhật Bản
Phán quyết ngày 26 tháng 9 năm 2002, vụ án số 580 của Tòa án sơ thẩm.
Nội dung vụ án:
Nguyên đơn, Fujimoto sở hữu một bằng sáng chế số 4540947 về thiết bị điều chỉnh tín hiệu FM, được cấp bằng sáng chế và đăng ký ngày 10 tháng 9 năm 1985 tại Hoa Kỳ. Nguyên đơn đăng ký quyền sáng chế đối với vật sáng chế trên tại Hoa Kỳ nhưng không đăng ký tại Nhật Bản.
Bị đơn, Newlon là một hãng sản xuất đầu đọc thẻ Nhật Bản. Công ty Newlon Electronics Inc thuộc sở hữu của bị đơn, chuyên nhập khẩu và bán vào Hoa Kỳ các đầu đọc thẻ đọc của bị đơn, các sản phẩm đã sử dụng tất cả các yếu tố của bằng sáng chế của nguyên đơn.
Từ năm 1986 đến năm 1991, bị đơn đã sản xuất các thẻ đọc (card reader) tại Nhật Bản và một công ty con của bị đơn chuyên nhập khẩu và bán tại Mỹ các thẻ đọc có sử dụng các yếu tố của bằng sáng chế của nguyên đơn. Nguyên đơn đã kiện bị đơn tại Tòa án yêu cầu bị đơn bồi thường thiệt hại vì đã sử dụng các yếu tố của bằng sáng chế của nguyên đơn đã được đăng ký tại Hoa Kỳ.
Nguyên đơn cho rằng bị đơn vi phạm bằng sáng chế đã được đăng ký tại Hoa Kỳ theo Điều 271 Luật Sáng chế Hoa Kỳ và yêu cầu Tòa án: Nghiêm cấm việc sản xuất sản phẩm của bị đơn ở Nhật để xuất sang Mỹ; Cấm việc mua bán hoặc phân phối sản phẩm của bên bị đơn tại Mỹ; Tiêu hủy sản phẩm vi phạm của bên bị đơn ở Nhật; Bồi thường thiệt hại vì đã thu lợi bất chính khi thực hiện những hành vi vi phạm bằng sáng chế của nguyên đơn.
Các yếu tố nước ngoài của vụ án:
- Nguyên đơn và bị đơn đều là người Nhật và pháp nhân Nhật Bản, có trụ sở tại Nhật.
- Hành vi sản xuất hàng hóa vi phạm bằng sáng chế được thực hiện trên lãnh thổ Nhật.
- Sản phẩm được sản xuất để xuất khẩu sang Mỹ, thiệt hại xảy ra tại Mỹ. - Sản phẩm được cấp bằng sáng chế tại Hoa Kỳ và được bảo hộ theo luật sáng chế Hoa Kỳ.
Các căn cứ pháp lý giải quyết vụ án:
Luật xung đột hay còn gọi là “Horei” (cách gọi theo tiếng Nhật) và luật sáng chế Nhật Bản.
Điều 33 của Horei: “Trong trường hợp pháp luật nước ngoài sẽ được áp dụng nhưng nếu việc áp dụng các điều khoản đó trái với trật tự công cộng và đạo đức xã hội thì các điều khoản đó sẽ khơng được áp dụng”.
Điều 11 khoản 1 và khoản 2 của Horei:
“1. Việc hình thành và hiệu lực của yêu cầu bồi thường thiệt hại phát sinh từ quản trị kinh doanh, làm giàu bất chính hay bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng được điều chỉnh theo pháp luật của nước nơi hành vi vi phạm được thực hiện.
2. Nếu hành động vi phạm được thực hiện tại nước ngồi và khơng bị coi là vi phạm theo pháp luật Nhật Bản thì điều khoản trên sẽ không được áp dụng”.
Đường lối giải quyết của Tòa án các cấp:
- Tòa án sơ thẩm
Tịa sơ thẩm nhận định có hiện tượng xung đột pháp luật xảy ra. Tòa đã bác bỏ yêu cầu của nguyên đơn về áp dụng Điều 271 luật sáng chế của Hoa Kỳ để giải quyết và tiêu hủy các sản phẩm vi phạm theo vì việc áp dụng luật sáng chế của Hoa Kỳ trái nguyên tắc trật tự công cộng căn cứ vào mục 33 của Horei và nguyên tắc bảo hộ theo lãnh thổ của bằng sáng chế.
Đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại của nguyên đơn, Tòa sơ thẩm áp dụng luật Nhật Bản căn cứ vào Điều 11 Horei. Theo Tòa án, hành vi vi phạm bằng sáng chế được thực hiện tại Nhật Bản nên luật áp dụng là luật Nhật Bản.
- Tòa án phúc thẩm Tokyo
Nguyên đơn kháng cáo lên Tòa án phúc thẩm Tokyo nhưng Tòa phúc thẩm bác bỏ kháng cáo. Quan điểm của Tòa án phúc thẩm là luật sáng chế Nhật Bản được áp dụng đối với yêu cầu tiêu hủy sản phẩm trong vụ án này. Đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại, Tòa quyết định áp dụng theo khoản 1 Điều 11 của Horei. Tòa án cũng cho phép pháp luật Nhật Bản được áp dụng để giải quyết vụ án.
- Tòa án tối cao.
Nguyên đơn chống án lên Tòa án tối cao. Tòa án tối cao đã đưa ra quan điểm của mình về việc xác định luật xung đột:
Dựa vào quyết định ngày 1 tháng 7 năm 1997 trước đó của Tịa trong vụ án Hei 7 năm 1988 (tiền lệ) của Tòa án, Tòa án tối cao đưa ra cách giải quyết:
+ Hủy bỏ phán quyết của Tòa án cấp dưới
+ Công nhận quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và tiêu hủy sản phẩm vi phạm của nguyên đơn là hợp pháp.
+ Đối với yêu cầu tiêu hủy sản phẩm vi phạm bằng sáng chế của nguyên đơn, Tịa xác định có xung đột pháp luật đối với vấn đề này. Tuy nhiên, trong Horei thì khơng có các điều khoản trực tiếp quy định về luật áp dụng đối với các tranh chấp liên quan đến bằng sáng chế. Do vậy, cách giải quyết hợp lý nhất là luật điều chỉnh nên là luật quốc gia nơi bằng sáng chế được ban hành. Do đó, Tịa tối cao thừa nhận luật điều chỉnh đối với việc giải quyết yêu cầu bảo hộ đối với các hành vi vi phạm trong vụ án này là luật sáng chế của Hoa Kỳ. Các phán quyết của Tòa án cấp dưới xác định luật điều chỉnh là luật sáng chế Nhật Bản là chưa chính xác.
Tịa án tối cao Nhật Bản thừa nhận luật sáng chế Hoa Kỳ được áp dụng để giải quyết yêu cầu của nguyên đơn về tiêu hủy sản phẩm vi phạm sáng chế. Tuy nhiên, do khơng có Điều ước quốc tế nào giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ về việc công nhận hiệu lực của bằng sáng chế của Hoa Kỳ tại Nhật và dựa trên nguyên tắc bằng sáng chế chỉ có hiệu lực trên lãnh thổ được đăng ký, bởi vậy Luật sáng chế Hoa Kỳ khơng được áp dụng vì trái với trật tự cơng cộng theo quy định tại Điều 33 của Horei.
+ Đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại của nguyên đơn Tòa xác nhận có xung đột pháp luật vì các bên tham gia vụ án là người Nhật, vi phạm được tiến hành ở Nhật, bằng sáng chế bị vi phạm là của Hoa Kỳ. Tòa xác định đây là quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nên được giải quyết theo các quy định của Horei Điều 11 khoản 1 đó là luật quốc gia nơi vi phạm xảy ra. Tuy nhiên, Tòa án phải cân nhắc nơi vi phạm xảy ra là Nhật Bản hay Hoa Kỳ. Trên thực tế, sản phẩm vi phạm được sản xuất tại Nhật Bản nhưng theo pháp luật Nhật thì sản phẩm này khơng bị coi là vi phạm còn Hoa Kỳ mới thực sự là nơi hành vi vi phạm trực tiếp được thực hiện và thiệt hại xảy ra tại Hoa Kỳ, những hành vi vi phạm trái với luật sáng chế của Hoa Kỳ. Do vậy, Tòa xác định luật áp dụng đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại là luật Hoa Kỳ - nơi vi phạm xảy ra. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 11 khoản 2 của Horei thì trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện ngoài lãnh thổ của Nhật và theo pháp luật Nhật không bị
coi là vi phạm thì khơng áp dụng khoản 1 Horei để giải quyết (có nghĩa là khơng áp dụng luật nơi vi phạm - luật Hoa Kỳ để giải quyết).
Như vậy, căn cứ vào Điều 709 Bộ luật Dân sự quy định quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại của nguyên đơn trong trường hợp này là hợp pháp nhưng do không có luật hay Điều ước quốc tế về bảo hộ các giá trị của quyền sáng chế nước ngoài tại Nhật Bản nên quyền yêu cầu bồi thường đối với bằng sáng chế của Hoa Kỳ không được bảo vệ theo luật bồi thường ngoài hợp đồng của Nhật Bản. Do vậy, yêu cầu bồi thường thiệt hại của nguyên đơn đã bị Tịa án bác bỏ với một lý do: Khơng có luật để điều chỉnh.
Phán quyết này của Tòa án tối cao vẫn còn là vấn đề gây nhiều bất đồng đối với chính các thẩm phán - những người trực tiếp giải quyết vụ kiện trên.
* Trung Quốc
Tòa án nhân dân thành phố Liêu Ninh, tỉnh Thẩm Dương, Trung Quốc năm 2004 đã xét xử vụ án BTTHNHĐ giữa nguyên đơn là cô Monica, quốc tịch Mỹ và bị đơn là Công ty cổ phần vận tải hành khách Liêu Ninh. Nội dung vụ án là tranh chấp bồi thường thiệt hại về nhân thân do xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa bị đơn trong quá trình thực hiện hợp đồng vận chuyển. Tháng 2 năm 2004, nguyên đơn đi xe buýt của bị đơn từ Trường Xuân đi Liêu Ninh thì xảy ra tai nạn gây thương tích cho nguyên đơn. Cảnh sát giao thông xác định nguyên nhân của vụ tai nạn là do lái xe của bên bị đơn đã vượt quá tốc độ, không tuân thủ các quy định về luật an toàn giao thông dẫn đến tai nạn cho nguyên đơn. Do vậy, nguyên đơn đã kiện bị đơn ra tòa và yêu cầu bị đơn phải bồi thường các thiệt hại về tài sản, thiệt hại về tinh thần và chi phí cho vụ kiện.
Vụ kiện đã được Tòa án tỉnh Thẩm Dương thụ lý và giải quyết theo quy định của pháp luật Trung Quốc. Đây là một vụ kiện dân sự yêu cầu bồi thường thiệt hại có yếu tố nước ngồi có sự tham gia của một bên là công dân nước ngoài và một bên là một pháp nhân – doanh nghiệp vận tải của Trung Quốc; vụ tai nạn xảy ra tại Trung Quốc. Vụ án này, Tòa án Thẩm Dương căn cứ vào Điều 146 - Bộ các nguyên tắc chung của luật Dân sự Trung Hoa làm nguyên tắc
chung trong việc áp dụng luật pháp Trung Quốc - luật nơi xảy ra hành vi vi phạm pháp luật để áp dụng. Trong trường hợp này, Tòa án đã dựa trên các cơ sở: Thứ nhất là các bên không cùng quốc tịch nên đây là quan hệ bồi thường có yếu tố nước ngồi. Cịn luật áp dụng được Tòa án quyết định là luật Trung Quốc theo nguyên tắc lex loci delicti commissi. Sở dĩ luật Trung Quốc được lựa chọn là do hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại đều xảy ra trên lãnh thổ Trung Quốc nên mặc dù nguyên đơn có quốc tịch Mỹ nhưng căn cứ vào Điều 146 của Bộ các nguyên tắc pháp luật dân sự thì luật Trung Quốc được áp dụng vì đây là nơi hành vi trái pháp luật được thực hiện.
Tòa án tỉnh Thẩm Dương đã chấp nhận yêu cầu bồi thường của nguyên đơn tuy nhiên Tòa cũng xác định mức bồi thường cụ thể căn cứ vào thực tế. Trong vụ án này, tòa án tỉnh Thẩm Dương đã giải quyết yêu cầu bồi thường trên cơ sở các căn cứ pháp lý là BTTHNHĐ. Trên thực tế, quan hệ giữa các bên là quan hệ hợp đồng, hành vi vi phạm gây ra thiệt hại xảy ra trong quá trình các bên thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Tuy nhiên, thiệt hại xảy ra lại là các thiệt hại về sức khỏe – giá trị được đảm bảo và bảo vệ bằng pháp luật. Do vậy, Tòa án đã giải quyết vụ việc theo hướng BTTHNHĐ. Tòa án chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn dựa vào các căn cứ pháp lý: Bộ các nguyên tắc pháp luật dân sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; Giải thích của Tịa án nhân dân tối cao về bồi thường thiệt hại nhân thân; Giải thích của TANDTC về bồi thường thiệt hại về tinh thần và các quyền dân sự. Các cơ sở pháp lý này cho thấy rõ ràng mặc dù các bên có quan hệ hợp đồng, có hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại xảy ra nhưng đây lại là thiệt hại về sức khỏe do vậy Tịa án Trung Quốc vẫn khơng áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mà áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
3.1.2. Pháp luật Việt Nam
BTTHNHĐ có yếu tố nước ngồi là một trong những chế định quan trọng của Tư pháp quốc tế và cũng là một vấn đề nảy sinh nhiều tranh chấp giữa các bên liên quan mà các bên không thể tự giải quyết. Trong thực tiễn thi hành pháp
luật của Tịa án thì số lượng các vụ giải quyết tranh chấp về BTTHNHĐ có yếu tố nước ngồi tuy khơng nhiều nhưng mang tính phức tạp cao. Nhiều vụ việc được đưa đến Tòa án để giải quyết nhưng Tịa án khơng thụ lý và giải quyết được vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
* Các trƣờng hợp Tịa án khơng thụ lý giải quyết:
- Tịa án khơng thụ lý vụ án do khơng đúng về trình tự thủ tục khởi kiện
Quyết định số 68/2010/QĐST-DS ngày 14 tháng 12 năm 2010 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội về việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự số 46/2010/TLST-DS ngày 02 tháng 10 năm 2010 về việc tranh chấp bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng giữa ngun đơn là bà Lơ Nguyệt Liên quốc tịch Trung Quốc và bị đơn là ơng Hồng Đình Chiến, quốc tịch Việt Nam. Nội dung vụ án là ông Lô Đức Long, quốc tịch Trung Quốc sang Việt Nam, gặp tai nạn và chết do va chạm với xe ơ tơ của ơng Hồng Đình Chiến. Bố đẻ của ơng Long là ông Lô Thế Bình ủy quyền cho bà Lô Nguyệt Liên thay mặt ơng tồn quyền giải quyết những vấn đề bồi thường và các vấn đề có liên quan. Tuy nhiên, do giấy ủy quyền ngày 18 tháng 12 năm 2008 của ơng Lơ Thế Bình chưa làm thủ tục hợp pháp hoá lãnh sự, đơn khởi kiện đứng tên bà Lơ Nguyệt Liên khơng có chữ ký của người có quyền khởi kiện theo quy định tại Điều 161 của Bộ luật Tố tụng dân sự và hướng dẫn của nghị quyết 02/2006/HĐTP-TATC ngày 12 tháng 5 năm 2006 của Hội đồng thẩm phán TANDTC nên vụ án chưa có đủ điều kiện khởi kiện. Vì vậy, vụ án bị đình chỉ giải quyết. Như vậy, vụ việc có yếu tố nước ngồi, hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam, tòa án Việt Nam hồn tồn có thẩm quyền giải quyết những đã không thể giải quyết bởi chưa đúng về trình tự khởi kiện và thẩm quyền.
- Tịa án khơng thụ lý vụ án do khơng có thẩm quyền giải quyết
Trường hợp vụ việc có yếu tố nước ngồi nhưng Tịa án Việt Nam lại không có thẩm quyền thụ lý và giải quyết như vụ án dân sự sơ thẩm số 70/2009/TLST-DS ngày 10 tháng 11 năm 2009 về việc đòi bồi thường thiệt hại về tài sản. Tranh chấp giữa nguyên đơn là công ty MTO Maritime S.A, trụ sở tại
31 St street No3-80, P-O Box 7412, Panama 3, thành phố Panama, Cộng hòa Panama và bị đơn là công ty cổ phần hàng hải Hà Nội, trụ sở tầng 7 Ocean Park, số 1 Đào Duy Anh, quận Đống Đa, Hà Nội. Ngày 28 tháng 10 năm 2009, công ty MTO Maritime S.A có đơn khởi kiện với cơng ty cổ phần hàng hải Hà Nội về việc đòi bồi thường thiệt hại về tài sản do tàu Sumida của Công ty MTO