Mô hình tổ chức công tác kế toán tài chính và kế toán quản trị của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu tổ chức công tác kế toán (Trang 52)

doanh nghiệp

Tuỳ thuộc vào nguyên tắc, nội dung, yêu cầu quản lý và phạm vi sử dụng thông tin kế toán của doanh nghiệp mà công việc kế toán của doanh nghiệp được chia làm 2 bộ phận: Kế toán tài chính và kế toán quản trị, tuy nhiên cả 2 bộ phận trên đều do bộ máy kế toán của doanh nghiệp thực hiện theo sự chỉ đạo của kế toán trưởng doanh nghiệp. Có 2 phương án tổ chức kế toán tài chính và kế toán quản trị: phương án tổ chức riêng và phương án tổ chức kết hợp.

Tuỳ thuộc vào nguyên tắc, nội dung, yêu cầu quản lý và phạm vi sử dụng thông tin kế toán của doanh nghiệp mà công việc kế toán của doanh nghiệp được chia làm 2 bộ phận: Kế toán tài chính và kế toán quản trị, tuy nhiên cả 2 bộ phận trên đều do bộ máy kế toán của doanh nghiệp thực hiện theo sự chỉ đạo của kế toán trưởng doanh nghiệp. Có 2 phương án tổ chức kế toán tài chính và kế toán quản trị: phương án tổ chức riêng và phương án tổ chức kết hợp. kế toán thống nhất dùng cho các doanh nghiệp và hệ thống sổ thống nhất để ghi chép nhằm phản ánh, hệ thống hoá và sử lý thông tin kế toán đáp ứng yêu cầu thông tin cho quản lý.

- Tổ chức kế toán tài chính hỗn hợp với kế toán quản trị tránh được sự trùng lắp giữa hạch toán chi tiết với kế toán quản trị (mặc dù ranh giới khá rõ ràng). Bộ máy kế toán trong doanh nghiệp được tổ chức thống nhất bao gồm các bộ phận kế toán theo các phần hành công việc, mỗi bộ phận kế toán đều thực hiện cả phần kế toán tài chính và kế toán quản trị theo phần hành kế toán được phân công.

- Để tổ chức theo mô hình này đơn vị phải giải quyết 1 số vấn đề sau: + Xác định rõ yêu cầu về thông tin cụ thể cần hệ thống hoá và cung cấp phục vụ cho nhu cầu quản trị của doanh nghiệp. Xác định mức độ cụ thể hoá đến đâu của các chỉ tiêu cần chi tiết từ đó xây dựng kế hoạch, lập dự toán. (ví dụ: mức độ cụ thể hoá các khoản mục chi phí sản xuất…).

+ Xác định hệ thống tài khoản kế toán chi tiết cần sử dụng. Giới hạn của việc mở hệ thống tài khoản chi tiết là chi phí hạch toán có thể chấp nhận và khả năng kế toán có thể thực hiện được (không thể, hay không cần thiết tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành đến từng sản phẩm cụ thể hoặc mở chi tiết cho từng khoản mục chi phí trong chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp). Trường hợp không thể mở chi tiết theo yêu cầu của kế toán quản trị thì phải dùng phương pháp khác để thu nhận và cung cấp thông tin nhằm đáp ứng yêu quản trị kinh doanh của doanh nghiệp (Phương pháp thống kê KN, ước tính tỷ lệ giữa chi phí biến đổi và chi phí cố định…).

+ Xây dựng các mẫu sổ kế toán chi tiết để ghi chép phản ánh thông tin cụ thể, các bảng tính toán phân bổ, các sổ hạch toán nghiệp vụ để có thể hệ thống hoá và cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản trị kinh doanh.

Một phần của tài liệu tổ chức công tác kế toán (Trang 52)