- Hình thức này thường được áp dụng cho các doanh nghiệp có hoặc không có đơn vị trực thuộc, có quy mô vừa và nhỏ, công việc hạch toán không nhiều, hoặc đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn nhưng địa bàn tập trung, phương tiện thông tin liên lạc dễ dàng.
- Theo hình thức này toàn doanh nghiệp (công ty, tổng công ty) chỉ có một phòng kế toán trung tâm làm đơn vị kế toán cơ sở, còn các đơn vị trực thuộc không có tổ chức kế toán riêng. Trong trường hợp này đơn vị trực thuộc chưa được phân cấp quản lý kế toán tài chính nội bộ ở mức độ chưa cao.
- Phòng kế toán chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê tài chính trong toàn doanh nghiệp. Tại đơn vị trực thuộc có các nhân viên hạch toán làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu nhận và kiểm tra chứng từ để hàng ngày hoặc định kỳ chuyển về phòng kế toán kiểm tra, luân chuyển và ghi sổ kế toán.
- Tổ chức theo hình thức này thì bộ máy kế toán ở doanh nghiệp là chủ yếu có thể chia làm nhiều bộ phận như sau:
+ Bộ phận tài chính kế toán vốn bằng tiền, vay và thanh toán: Làm nhiệm vụ giúp kế toán trưởng xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính doanh nghiệp, theo dõi tình hình biến động về vốn bằng tiền, các khoản nợ phải thu phải trả, lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các báo cáo nội bộ khác.
+ Bộ phận kế toán tài sản cố định và hàng tồn kho. + Bộ phận kế toán chi phí nhân công và bảo hiểm xã hội + Bộ phận tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành + Bộ phận kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh + Bộ phận kế toán tổng hợp và kiểm tra
- Ưu điểm của hình thức này: Chỉ đạo kịp thời công tác kế toán, giúp cho công tác quản lý được chặt chẽ hơn, dễ ứng dụng công nghệ thông tin và hiện đại hoá công tác kế toán.
- Nhược điểm: Công tác kế toán không gắn liền với sản xuất kinh doanh ở cơ sở, không nâng cao hiệu lực quản lý ở cấp cơ sở.