- Mục đích:
+ Tự kiểm tra là công việc thường xuyên của các doanh nghiệp, do đó các doanh nghiệp tự tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo độ tin cậy của các số liệu kế toán và các thông tin trong báo cáo tài chính doanh nghiệp.
+ Đánh giá tình hình chấp hành kỷ luật, pháp luật của kế toán trong đơn vị. + Đánh giá chất lượng hoạt động, tình hình quản lý và sử dụng các loại tài sản, tiền vốn, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm trong việc điều hành quản lý, chấp hành kỷ luật tài chính, qua đó tìm phương hướng và biện pháp để kinh doanh có hiệu quả.
- Nhiệm vụ:
+ Kiểm tra tính hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tính hiệu lực, hiệu quả của các hoạt động tài chính kế toán tại đơn vị.
+ Kiểm tra, kiểm soát chất lượng và độ tin cậy của các thông tin kinh tế tài chính của đơn vị qua các báo cáo tài chính.
+ Kiểm tra sự tuân thủ các qui định, qui chế của đơn vị, của nhà nước, đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
+ Kiểm tra việc khắc phục các thiếu sót, kiến nghị của công tác kiểm tra nội bộ trước đó.
- Nội dung kiểm tra kế toán:
Quá trình tự kiểm tra tài chính kế toán phải tự kiểm tra việc thực hiện các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán, và các quy định pháp luật hiện hành về kế toán như:
+ Kiểm tra việc lập, thu thập, sử lý chứng từ kế toán + Kiểm tra việc mở sổ, ghi sổ, khoá sổ kế toán
+ Kiểm tra việc áp dụng và ghi chép các tài khoản kế toán
+ Kiểm tra việc lập báo cáo tài chính, phân tích, nộp và sử dụng báo cáo tài chính.
+ Đối với những đơn vị phải kiểm toán thì việc chấp hành kiểm toán báo cáo tài chính như thế nào, việc sử lý các kiến nghị của cơ quan kiểm toán.
- Yêu cầu:
+ Công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán tại đơn vị phải đảm bảo thực hiện ngay trong quá trình thực thi nhiệm vụ quản lý của từng cán bộ viên chức và phải đảm bảo tính thận trọng, nghiêm túc, trung thực và khách quan.
Tự kiểm tra thường xuyên phải xây dựng kế hoạch, thông báo công khai cho các đối tượng liên quan biết trước khi tiến hành kiểm tra, quá trình tự kiểm tra phải theo đúng các quy định các chế độ chính sách, phải rõ ràng, minh bạch (đúng nói là đúng, sai nói là sai), những sai phạm đều phải làm rõ, tìm ra nguyên nhân, quy trách nhiệm cụ thể (tổ chức, cá nhân nào) và phải thực sự khách quan.
+ Công tác tự kiểm tra phải đảm bảo tính liên tục, thường xuyên, không tạo ra sự gò ép, căng thẳng đối với các cán bộ viên chức trong đơn vị.
+ Những kết luận của việc tự kiểm tra phải được nêu rõ ràng, chính xác và chặt chẽ, mỗi điểm kết luận phải có tài liệu chứng minh.
+ Trong các đợt kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra và sau mỗi đợt kiểm tra phải lập báo cáo kiểm tra. Trong báo cáo phải nêu những tồn tại và những kiến nghị sửa chữa, khắc phục.