Các loại báo cáo kế toán nội bộ

Một phần của tài liệu tổ chức công tác kế toán (Trang 36 - 37)

Báo cáo kế toán nội bộ được chia thành nhiều loại theo các tiêu thức phân loại khác nhau.

a. Theo các mặt hoạt động:

- Báo cáo phản ánh tình hình TSCĐ và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Báo cáo tình hình tăng, giảm TSCĐ

+ Báo cáo phương hướng đầu tư xây dựng, mua sắm mới TSCĐ

+ Báo cáo tình hình tăng giảm vốn kinh doanh theo các nguồn hình thành.

- Báo cáo phản ánh tình hình chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

+ Báo cáo chi phí phục vụ sản xuất trong từng bộ phận và trong toàn doanh nghiệp.

+ Báo cáo giá thành đơn vị sản phẩm. + Báo cáo tình hình tăng giảm giá thành. + …

Báo cáo này phản án chi phí sản xuất, chi phí phục vụ sản xuất và giá thành chủ yếu của sản phẩm cũng như phương hướng biện pháp áp dụng để giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm.

- Báo cáo phản ánh tình hình kết quả tiêu thụ

+ Báo cáo chi phí bán hành

+ Báo cáo chi phí quản lý doanh nghiệp

+ Báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm chủ yếu + Báo cáo giá cả tiêu thụ trên các thị trường + Báo cáo lãi lỗ khi tiêu thụ

Báo cáo này phản ánh toàn bộ các khoản chi phí bán hàng, tình hình tiêu thụ sản phẩm, kết quả tiêu thụ sản phẩm, phản ánh xu hướng biến động của giá cả, thị trường tiêu thụ…

- Báo cáo phản ánh các loại quỹ trong doanh nghiệp

+ Báo cáo thu chi tiền mặt

+ Báo cáo tăng giảm và hiện có của tiền gửi ngân hàng

+ Báo cáo tình hình tăng giảm ngoại tệ, tình hình biến động tỷ giá + Báo cáo tình hình công nợ, phải thu, phải trả

+ Báo cáo tình hình trích lập và sử dụng các quỹ.

b. Theo lĩnh vực hoạt động

+ Báo cáo tình hình chi phí, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp.

+ Báo cáo tình hình chi phí, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phụ của doanh nghiệp.

+ Báo cáo chi phí và thu nhập của hoạt động đầu tư tài chính, góp vốn liên doanh, mua bán chứng khoán.

+ Báo cáo về tình hình hoạt động bất thường trong doanh nghiệp.

c. Theo quá trình hoạt động

+ Báo cáo tình hình dự trữ gồm: Nơi cung cấp, giá cả, số lượng… nguyên vật liệu sản xuất hoặc thuê ngoài gia công.

+ Báo cáo nội bộ trong giai đoạn sản xuất gồm: Báo cáo chi phí sản xuất của sản phẩm, báo cáo số lượng sản phẩm hoàn thành, số lượng sản phẩm dở dang. Số lượng sản phẩm hỏng (chia ra số có thể sửa chữa được, số không sửa chữa được).

+ Báo cáo ở giai đoạn tiêu thụ gồm: Số lượng sản phẩm tiêu thụ, báo cáo doanh thu tiêu thụ, báo cáo chi phí bán hàng, tình hình thanh toán tiền hàng, báo cáo thuế tiêu thụ, báo cáo tình hình tồn kho sản phẩm.

d. Theo yêu cầu của công tác quản lý

+ Các báo cáo kế toán nội bộ phục vụ yêu cầu quản lý tài sản của doanh nghiệp: là những báo cáo phản ánh số liệu hiện có, tình hình biến động của từng loại tài sản (vốn kinh doanh), nguồn vốn kinh doanh cụ thể để người quản lý nắm chắc và quản lý chặt chẽ được tài sản, kiểm tra giám sát được tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp (gồm báo cáo tăng, giảm TSCĐ, báo cáo vật tư hàng hoá, thành phẩm, báo cáo tình hình công nợ, tăng giảm vốn chủ sở hữu).

+ Báo cáo kế toán nội bộ phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế tài chính: tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý và phân cấp quản lý như: Báo cáo doanh thu bán hàng, báo cáo chi phí sản xuất trực tiếp, báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và các đơn vị phụ thuộc.

+ Báo cáo kế toán nội bộ phục vụ yêu cầu quản trị kinh doanh: Báo cáo này được lập lên trên cơ sở những số liệu tổng hợp ở các sổ kế toán quản trị đã được mở theo yêu cầu quản trị kinh doanh.

Một phần của tài liệu tổ chức công tác kế toán (Trang 36 - 37)