Kết quả xác định thời gian thủy phân

Một phần của tài liệu BƯỚC đầu NGHIÊN cứu THỦY PHÂN CARRAGEENAN từ RONG sụn (kappaphycus alvarezii) BẰNG ENZYME AMYLASE và ỨNG DỤNG vào sản XUẤT TRÀ UỐNG hòa TAN (Trang 67 - 69)

3.4. Kết quả xác định thơng số thích hợp cho q trình thủy phân Car từ rong sụn

3.4.5.Kết quả xác định thời gian thủy phân

Te là một α-amylase, do đĩ quá trình thủy phân bởi Te là quá trình đa giai đoạn nên thời gian thủy phân cĩ ảnh hưởng lớn đến dạng sản phẩm tạo thành là dextrin phân tử thấp; oligo hay monosaccharide. Cụ thể, trong phản ứng thủy phân Car, thời gian thủy phân ảnh hưởng nhiều đến mức độ thủy phân Car. Để xác định ảnh hưởng của thời gian thủy phân đến mức độ thủy phân Car, tiến hành 9 mẫu thí nghiệm với các thời gian thủy phân khác nhau: 1÷9 giờ. Trong đĩ mẫu 1: ứng với thời gian=1 giờ; mẫu 2: ứng với thời gian=2 giờ; mẫu 3: ứng với thời gian =3 giờ; mẫu 4: ứng với thời gian=4 giờ; mẫu 5: ứng với thời gian=5 giờ; mẫu 6: ứng với thời gian=6 giờ; mẫu 7: ứng với thời gian=7 giờ; mẫu 8: ứng với thời gian=8 giờ; mẫu 9: ứng với thời gian=9 giờ. Các mẫu thủy phân đều tiến hành trong cùng điều kiện nhiệt độ thủy phân Car là 800C và cĩ bổ sung thêm 40ppm Ca2+; nồng độ Te=0,2%, pH dung dịch Car thủy phân là 6,5; nồng độ dung dịch Car 0,75%. Sau thời gian 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 giờ, lấy mẫu đi xác định độ nhớt trên máy Fann với tốc độ quay 600v/p tại nhiệt độ 300C. Kết quả trình bày trong bảng 3.24 phụ lục 1 và hình 3.9. 80 75 70 65 60 55 50 44.59 49.45 55.67 61.62 67.02 70.27 72.97 74.86 75.94 45 40 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Thời gian thủy phân (giờ)

Hình 3.9. Ảnh hưởng của thời gian thủy phân đến mức độ thủy phân CarMức độ thủy phân Car (%) Mức độ thủy phân Car (%)

Từ kết quả các thí nghiệm cho thấy: Khi thời gian thủy phân tăng thì mức độ thủy phân Car cũng tăng. Tuy nhiên khi tăng thời gian thủy phân từ 7 giờ trở lên thì mức độ thủy phân Car tăng giảm dần và tăng ít hơn so với khoảng thời gian thủy phân từ 1÷7 giờ do khi thời gian tác dụng của enzyme càng dài thì nhiệt độ tối thích càng giảm. Cụ thể với mẫu 2 giờ: mức độ thủy phân Car là 49,45 % tăng 4,86% so với mẫu 1 giờ; mẫu 3 giờ: mức độ thủy phân Car là 55,67 % tăng 11,08% so với mẫu 1 giờ; mẫu 4 giờ: mức độ thủy phân Car là 61,62 % tăng 17,03% so với mẫu 1 giờ; mẫu 5 giờ: mức độ thủy phân Car là 67,02% tăng 22,43% so với mẫu 1 giờ; mẫu 6 giờ: mức độ thủy phân Car là 70,27 % tăng 25,68% so với mẫu 1 giờ; mẫu 7 giờ: mức độ thủy phân Car là 72,97 % tăng 28,38% so với mẫu 1 giờ; mẫu 8 giờ: mức độ thủy phân Car là 74,86 % tăng 30,27% so với mẫu 1 giờ; mẫu 9 giờ: mức độ thủy phân Car là 75,94 % tăng 31,35% so với mẫu 1 giờ.

Như nhận xét ở phần trên, thơng số thích hợp để thủy phân cắt mạch Car, đưa Car về dạng Dexcar cĩ khối lượng phân tử 51.000÷54.000 Da là thơng số cho mức độ thủy phân Car ≈ 75%.

Từ nhận xét trên, chọn hai chế độ thủy phân: ([Te]=0,2%; [Car]=0,75%; pH=6,5; t0=800C; [Ca2+]=40ppm; thời gian= 8 giờ) cĩ mức độ thủy phân là 74,86% và ([Te]=0,2%; [Car]=0,75%; pH=6,5; t0=800C; [Ca2+]=40ppm; thời gian= 9 giờ)

cĩ mức độ thủy phân là 75,94% để đi xác định khối lượng phân tử trung bình của Dexcar. Đến đây, cĩ thể xảy ra hai trường hợp sau:

Trường hợp 1: khối lượng phân tử trung bình của Dexcar xác định được thỏa mãn yêu cầu đạt khối lượng phân tử trung bình của Dexcar: 51.000 ÷ 54.000Da.

Trường hợp 2: khối lượng phân tử trung bình của Dexcar xác định được khơng thỏa mãn yêu cầu đạt khối lượng phân tử trung bình của Dexcar

51.000÷54000Da. Trong trường hợp này phải đi nghiên cứu thêm chế độ thủy phân: giải pháp đầu tiên là tăng thời gian thủy phân, nếu vẫn chưa được thì phải tăng tiếp nhiệt độ thủy phân.

Một phần của tài liệu BƯỚC đầu NGHIÊN cứu THỦY PHÂN CARRAGEENAN từ RONG sụn (kappaphycus alvarezii) BẰNG ENZYME AMYLASE và ỨNG DỤNG vào sản XUẤT TRÀ UỐNG hòa TAN (Trang 67 - 69)