Quan hệ kinh tế Trung Quốc-ASEAN trên lĩnh vực thƣơng mạ

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế trung quốc asean từ năm 1991 đến năm 2010 (Trang 28 - 32)

Trên lĩnh vực thương mại, việc buôn bán giữa Trung Quốc và ASEAN ngày càng được chính phủ hai bên quan tâm và mở rộng thông qua các hiệp định thương mại.

Từ năm 1991 đến năm 1996, Trung Quốc đã phát triển quan hệ thương mại và kinh tế với 6 nước thành viên và 4 quốc gia chưa gia nhập ASEAN vào thời điểm đó là Việt Nam, Campuchia, Mianma, Lào. Nhưng đây là giai đoạn đặt nền móng cho sự thiết lập vững chắc về phát triển quan hệ Trung Quốc và ASEAN trong tương lai.

Từ năm 1997 đến nay, Trung Quốc và ASEAN đã mở rộng quan hệ hợp tác để cùng đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Trong năm 1997, Trung Quốc và ASEAN đã đưa ra Tuyên bố chung về hợp tác Trung Quốc - ASEAN hướng tới thế kỉ XXI. Trong hai năm 1999 - 2000, Trung Quốc đã lần lượt kí Hiệp định khung về tuyên bố chung với 10 thành viên của ASEAN về quan hệ hợp tác song phương trong tương lai. Xác định sự phát triển vững chắc và lâu dài của hai bên trên cơ sở hợp tác láng giềng, tin tưởng lẫn nhau và cùng có lợi. Mười một nước trong Tuyên bố chung nói trên đã giành sự quan tâm đặc biệt về hợp tác kinh tế và thương mại. Đến năm 2000, Trung Quốc và mười nước

Page 29 of 101

thành viên ASEAN đã kí Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương, nâng sự hợp tác thương mại của Trung Quốc và ASEAN lên một tầng cao mới.

Trên thực tế, từ năm 1991 trở đi quan hệ thương mại hai bên đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn. Kim ngạch song phương giữa Trung Quốc và ASEAN không ngừng tăng nhanh qua các năm.

Biểu đồ 1:

Kim ngạch ngoại thƣơng Trung Quốc và ASEAN 1991 - 2000 [54]

Đơn vị : Tỉ USD

Có thế thấy kim ngạch buôn bán hai bên tăng trưởng nhanh chóng. Năm

1991, là 7.96 tỉ USD nhưng đến năm 2000 con số này là 39.5 tỷ USD, tăng gần 5 lần. Từ năm 1991 trở đi (ngoại trừ năm 1998 kim ngạch có giảm chút ít so với năm 1997), do cuộc khủng khoảng tài chính trong khu vực, còn lại hai bên thương mại đều tăng. Đặc biệt là đến năm 2000, tình hình kinh tế thế giới bắt đầu giảm sút nhưng thương mại hai bên vẫn duy trì mức tă

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 1991 1994 1996 1997 1998 2000 7.96 13 20.4 25 23.5 39.5 Kim ngạch

Page 30 of 101

. Chính vì vậy quam hệ Trung Quốc và ASEAN ngày càng được tăng cường. Cùng với sự giúp đỡ của Trung Quốc và sự nỗ lực của bản thân, các nước ASEAN đã vượt qua được giai đoạn khó khăn và tiếp tục phát triển.

Bảng: Kim ngạch ngoại thƣơng Trung Quốc với từng nƣớc ASEAN năm 1999 - 2001 Nƣớc 1999 2000 2001 XNK XK NK XNK XK NK XNK XK NK ASEAN 27.202 12.275 14.927 39.522 17.341 22.181 41.615 18.385 23.229 Singapo 8.563 4.502 4.061 10.821 5.761 5.060 10.934 5.792 5.143 Malayxia 5.279 1.674 3.605 8.045 2.565 5.480 9.425 3.220 6.205 Inđônêxia 4.830 1.779 3.051 7.464 3.062 4.402 6.725 2.837 3.888 Thái Lan 4.216 1.436 2.780 6.624 2.243 4.381 7.050 2.337 4.713 Philipin 2.287 1.379 908 3.142 1.464 1.678 3.566 1.620 1.945 Việt Nam 1.318 964 354 2.466 1.537 929 2.815 1.804 1.011 Myanma 508 407 101 621 496 125 632 497 135 Campuchia 160 104 56 224 164 60 240 206 34 Brunei 8 8 0 74 13 61 165 17 148 Lào 32 22 10 41 34 7 62 54 7 [10; tr.157]

Page 31 of 101

Có thể nói Singapo luôn là bạn hàng lớn nhất trong khối của Trung Quốc. Năm 2000, trong tổng số 5 tỉ USD kim ngạch buôn bán giữa Trung Quốc và ASEAN thì riêng kim ngạch buôn bán của Trung Quốc và Singapo đã đạt tới 10.8 tỉ USD. Bạn hàng lớn thứ hai của Trung Quốc là Malaixia với kim ngạch song phương đạt 8 tỉ USD. Tiếp đó là Inđônêxia là 7.4 tỉ USD và Thái Lan là 6.6 tỉ USD. Đối với các nước ASEAN còn lại, kim ngạch thương mại là rất nhỏ, chỉ đạt dưới 4 tỉ USD.

Trong cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của Trung Quốc và ASEAN có nhưng bước tiến đáng kể. Trước đây (trừ Singapo), các nước ASEAN vốn là nhưng nước có nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu tài nguyên và hàng hóa sơ cấp. Đầu nhưng năm 90, mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của ASEAN-6 là chất đốt và gỗ. Hai mặt hàng này chiếm hơn 50% tổng số hàng xuất khẩu của các nước ASEAN-6 vào Trung Quốc. Đến nay, cơ cấu hàng xuất khẩu đã có những bước tiến đáng kể. Trong các sản phẩm chủ yếu của các nước ASEAN sang Trung Quốc là máy móc, thiết bị điện tử, khoáng sản, nhựa, giấy, bột giấy chiếm tới 48% tổng số hàng xuất khẩu trong tổng giá trị của ASEAN-6 sang Trung Quốc.

Đối với 4 nước ASEAN còn lại thì hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là nguyên liệu và những mặt hàng sơ chế đặc biệt là mặt hàng nông sản và tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của các nước này với Trung Quốc còn thấp không làm ảnh hưởng nhiều đến cơ cấu xuất nhập khẩu chung của hai khối.

Các mặt hàng Trung Quốc xuất khẩu sang các nước ASEAN chủ yếu là máy móc, thiết bị điện tử, hàng dệt may, kim loại, dày dép, máy móc. Trong đó, thiết bị điện tử là lớn nhất và ngày càng gia tăng.

Page 32 of 101

Như vậy, từ năm 1991 đến năm 2000, quan hệ thương mại Trung Quốc và ASEAN phát triển với tốc độ nhanh, quan hệ buôn bán diễn ra ở hai phương thức chính ngạch và tiểu ngạch. Trong đó Singapo nổi lên là một đối tác đáng tin cậy của Trung Quốc trong khối ASEAN. Sự phát triển của quan hệ thương mại Trung Quốc - ASEAN trong giai đoạn này là cơ sở thuận lợi cho sự phát triển của mối quan hệ thương mại hai bên khi bước vào thế kỉ XXI.

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế trung quốc asean từ năm 1991 đến năm 2010 (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)