Thách thức đối với quan hệ hợp tác kinh tế Trung Quốc và ASEAN

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế trung quốc asean từ năm 1991 đến năm 2010 (Trang 82)

- Những sản phẩm thuộc EHP: Đó là những sản phẩm thuộc mã số HS 8/9, gồm 8 nhóm mặt hàng nông sản như: Động vật sống, thịt và các bộ phận nộ

3.2.2.Thách thức đối với quan hệ hợp tác kinh tế Trung Quốc và ASEAN

Như đã trình bày ở trên, quan hệ kinh tế của Trung Quốc và ASEAN có rất nhiều cơ hội trong tương lai. Tuy nhiên, những cơ hội đó luôn đi cùng với những thách thức đòi hỏi những nước này phải có những đối sách để giải quyết vấn đề.

Đối với ASEAN

Như đã phân tích ở các phần trước, nền kinh tế các nước ASEAN và Trung Quốc rất nhiều những yếu tố cạnh tranh. Cơ cấu kinh tế của các nước ASEAN và Trung Quốc có nhiều nét tương đồng, trong khi đó, kinh tế Trung Quốc lại có quy mô lớn hơn quy mô kinh tế của cả 10 nước ASEAN cộng lại; hơn nữa, Trung Quốc cũng có tiềm lực kinh tế với nhiều ngành lớn mạnh hơn đa số các nước ASEAN. Vì vậy, khi mở cửa hơn đối với Trung Quốc, các nước ASEAN nhất là những nước ASEAN mới sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, nhất là trong lĩnh vực thương mại và đầu tư.

Hàng hoá Trung Quốc thâm nhập vào thị trường ASEAN mạnh hơn, từ đó một số ngành sản xuất sẽ bị thua thiệt:

Page 83 of 101

So sánh giữa mức thâm nhập của hàng hóa hai bên vào thị trường của nhau, thì hàng hoá của Trung Quốc sẽ thâm nhập vào thị trường ASEAN nhiều hơn về cả số lượng và chủng loại. Điều này là một thách thức lớn đối với các nước ASEAN vốn thị trường đã tràn ngập hàng hoá Trung Quốc như hiện nay.

Hiện nay, thuế suất của Trung Quốc đang ở mức bình quân 16.9%, trong đó mức cao nhất không vượt quá 100%. Khoảng 30% các dòng thuế của Trung Quốc ở mức trên 20%. Thuế suất cao nhất của Trung Quốc được áp dụng cho các mặt hàng thực phẩm, xe cộ, hàng dệt và phụ liệu, giày dép, mỡ và dầu ăn. Những mặt hàng này đang phải chịu thuế suất trên 10% trong khi các nước ASEAN hiện đang áp dụng thuế suất trên 20% cho những mặt hàng này. So với thuế suất hiện đang được áp dụng, nếu cắt giảm, sẽ tạo nhiều thuận lợi cho hàng Trung Quốc thâm nhập thị trường ASEAN hơn là cho hàng ASEAN thâm nhập thị trường Trung Quốc.

Trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, các nước ASEAN như Singapo, Brunei, Việt Nam, Campuchia và Lào đều đang nhập siêu. Sau khi thành lập ACFTA, việc cắt giảm thuế của các nước ASEAN sẽ làm tăng tình trạng nhập siêu của các nước ASEAN.

Hơn nữa, xem xét cơ cấu xuất nhập khẩu giữa ASEAN và Trung Quốc, ta có thể thấy rằng các mặt hàng kĩ thuật và cơ bản ASEAN ngày càng có xu hướng thiên về nhập khẩu hơn là xuất khẩu. Cho nên, trong một tương lai gần, nếu không có gì thay đổi, thương mại giữa hai bên sẽ phát triển theo chiều hướng này, dẫn đến một sự tăng trưởng đáng kể của hàng Trung Quốc thâm nhập vào ASEAN, và làm cho ASEAN càng nhập siêu thêm.

Những mặt hàng của ASEAN sẽ phải đối mặt với thách thức cạnh tranh lớn nhất của Trung Quốc sẽ là những ngành có hàm lượng lao động cao như các

Page 84 of 101

sản phẩm dệt may, quần áo, giày dép, các mặt hàng tiêu dùng, …và cả một số mặt hàng tập trung nhiều vốn và công nghệ như ngành sản xuất máy tính, máy in…và một số sản phẩm, thiết bị điện tử khác và những ngành sản xuất thay thế hàng nhập khẩu khác. Các mặt hàng này của Trung Quốc sẽ cạnh tranh mạnh mẽ với các hàng hoá cùng loại của ASEAN trên thị trường quốc tế và thậm chí trên thị trường của chính các nước ASEAN. Do vậy, các ngành sản xuất những ngành hàng này của các nước ASEAN sẽ bị thua thiệt.

Thị trường các nước ASEAN sẽ phải chịu áp lực mở cửa đối với các hàng hoá có sức cạnh tranh mạnh của Trung Quốc, đặc biệt đối với các nước ASEAN mới, có trình độ phát triển chậm hơn thì áp lực này càng mạnh. Tuy đã được hưởng nhiều ưu đãi như được lùi thời gian hoàn thành ACFTA và Chương trình thu hoạch sớm ("Early harvest") chậm hơn 5 năm so với các nước còn lại trong khối, được đưa ra một số danh mục loại trừ trong thực hiện Chương trình thu hoạch sớm, … nhưng với trình độ phát triển hiện nay, các nước này vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn để thực hiện cam kết trong ACFTA. Trong khi Trung Quốc sẽ không ngừng đẩy mạnh thâm nhập sâu vào thị trường những nước này, hàng hoá những nước này sẽ rất khó cạnh tranh được với hàng hoá của Trung Quốc.

Nguy cơ suy giảm vốn đầu tư nước ngoài do sức ép cạnh tranh từ thị trường Trung Quốc:

Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn của các nước ASEAN. Hiện nay, Trung Quốc đã chiếm giữ khoảng 80% đầu Trung Quốc của quốc tế vào châu Á, dòng chảy FDI vào Trung Quốc đã gấp 4 lần dòng chảy vào ASEAN. Trong khi các nước ASEAN chưa phục hồi hẳn sau khủng hoảng tài chính năm 1997, lại thêm tình hình chính trị bất ổn định ở một số nước như Inđônêxia, Philipin… nên đầu tư nước ngoài vào ASEAN đã giảm sút trong mấy năm trở lại đây.

Page 85 of 101

Trong khi đó, Trung Quốc với những thế mạnh về thị trường, nhân công, sự ổn định về kinh tế và chính trị cộng với cải cách sau khi gia nhập WTO, khiến đầu tư nước ngoài của Trung Quốc không ngừng tăng trưởng và ngày càng chiếm tỉ trọng lớn so với tổng đầu tư vào các nước châu Á, đây sẽ là một thách thức trực tiếp với các nước ASEAN.

Theo thống kê của Bộ Tài chính Nhật Bản, 6 tháng đầu năm 2002, đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Singapo giảm 30.5%, vào Thái Lan giảm 44.4%, vào Inđônêxia giảm 31.7%, vào Malaixia giảm 55% và vào Việt Nam giảm 47.6%; trong khi đó đầu tư của Nhật Bản vào Trung Quốc lại tăng 23.2% [42; tr.16].

Môi trường đầu tư của Trung Quốc hiện nay thuận lợi, hấp dẫn và ổn định hơn nhiều so với ASEAN. Tuy Trung Quốc đang có chính sách kiềm chế mức tăng trưởng FDI vào nước này ở một mức nhất định nhưng sự hấp dẫn từ bản thân môi trường đầu tư của Trung Quốc vẫn mạnh hơn so với những chính sách hạn chế này, tức là đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc vẫn nhiều hơn là vào các nước ASEAN. Do đó, nếu ACFTA được thiết lập thì FDI càng chuyển dịch vào Trung Quốc nhiều hơn vì Trung Quốc, vốn đã hấp dẫn hơn về chi phí lao động, nguồn lực và quy mô sản xuất, giờ càng trở nên hấp dẫn hơn một khi FDI được mở rộng vào ASEAN.

Mặt khác, chi phí nhân công thấp của Trung Quốc cũng có thể là một thách thức trực tiếp đối với ASEAN. Vì lực lượng lao động với chi phí nhân công thấp này dần dần sẽ đủ lớn mạnh để học hỏi tích luỹ kinh nghiệm đang bắt đầu chuyển thành lực lượng lao động với chi phí nhân công cao hơn. Sự dịch chuyển lực lượng lao động trong nước của Trung Quốc sẽ dễ dàng hơn so với sự dịch chuyển lực lượng lao động của các nước ASEAN chủ yếu vì các nước ASEAN dù sao vẫn là những thị trường khác biệt còn thị trường Trung Quốc là

Page 86 of 101

thống nhất. Chi phí nhân công của một số nước thành viên mới của ASEAN có thể thấp hơn của Trung Quốc nhưng những mặt về cơ sở hạ tầng như chi phí điện, nước, điện thoại quốc tế, phí vận tải đường biển và hàng không đều cao hơn Trung Quốc rất nhiều. Những yếu tố này càng cho thấy, so sánh về môi trường đầu tư thì các nước ASEAN vẫn còn kém hấp dẫn hơn nhiều so với Trung Quốc, cho nên ASEAN chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ Trung Quốc trong lĩnh vực thu hút đầu tư này.

Một số thách thức khác :

Trung Quốc đang nổi lên như một cơ sở sản xuất lớn của cả thế giới, điều này sẽ làm cho một số ngành sản xuất của các nước ASEAN một mặt bị thua thiệt bởi sự cạnh tranh của hàng hoá Trung Quốc, mặt khác sẽ khiến nền kinh tế các nước ASEAN bị khống chế bởi những ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ này của Trung Quốc, nhất là những ngành tập trung nhiều lao động như hàng tiêu dùng, hàng dệt, may mặc, giày dép, đồ chơi, thực phẩm, đồ uống…và cả một số ngành tập trung nhiều vốn và công nghệ như các máy móc, thiết bị điện tử, máy tính, chất bán dẫn….

Ngoài ra, môi trường đầu tư của Trung Quốc đã thu hút nhiều công ty có công nghệ cao và mới cũng như các công ty đa quốc gia (MNC) vì chính sách của Trung Quốc trong tương lai gần là thu hút công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý và các nhân tài của nước ngoài. Do đó, Trung Quốc sẽ cố "đẩy" các công nghệ hiện tại sang các nước kém phát triển hơn để đổi lấy công nghệ cao hơn. Việc thiết lập Khu vực Thương mại Tự do sẽ đẩy việc chuyển giao công nghệ này sang các nước ASEAN, đặc biệt sang các nước thành viên mới, đây sẽ là một thách thức lớn nữa đối với ASEAN.

Page 87 of 101

Sức ép của tình trạng vốn nước ngoài ồ ạt chảy vào thị trường trong nước:

Nguồn FDI vào Trung Quốc ngày càng tăng, sau khi Trung Quốc gia nhập WTO và thành lập khu mậu dịch tự do với ASEAN, FDI vào Trung Quốc sẽ còn tăng nhiều nữa. Đây là một hiện tượng tốt với Trung Quốc, tuy nhiên, đằng sau hiện tượng này còn nhiều thách thức. Hiện nay, một số học giả Trung Quốc đã biểu hiện sự lo lắng về nguồn vốn nước ngoài chảy vào Trung Quốc. Lý do bởi vì chất lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc hiện nay chưa thật tốt. Đa số những nguồn vốn này chỉ tập trung vào những lĩnh vực thiên về chiều rộng như các ngành sản xuất gia công, chất lượng thấp, các ngành tập trung nhiều lao động, có rất ít số vốn này đầu tư vào những ngành kỹ thuật cao và những ngành cạnh tranh mang tính lâu dài.

Thêm vào đó là tình trạng một lượng lớn vốn của Trung Quốc bị thất thoát ra nước ngoài và tình trạng nguồn vốn chỉ chủ yếu xuất phát từ một số ít thị trường như Hồng Kông, Đài Loan và một số ít nước đang phát triển khác từ châu Á, còn vốn từ các nước Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản rất ít. Những điều này sẽ là thách thức lớn đối với Trung Quốc khi ngày càng có nhiều vốn nước ngoài chảy vào thị trường này. Những điều này sẽ là thách thức lớn đối với Trung Quốc khi ngày càng có nhiều vốn nước ngoài chảy vào thị trường này.

Một số sản phẩm nông nghiệp Trung Quốc sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh mạnh từ các nước ASEAN:

Nền nông nghiệp của Trung Quốc trước đây vốn được bảo hộ mạnh mẽ. Các mặt hàng nông sản của Trung Quốc, đặc biệt là các mặt hàng lương thực thực phẩm đều có thuế suất nhập khẩu khá cao hoặc hạn ngạch nhập khẩu thấp, ví dụ như hạn ngạch nhập khẩu đối với lúa mỳ là 7.3%, gạo là 2.66%, ngũ cốc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Page 88 of 101

4.5%, bông là 0.74%, dầu ăn 2.5%…hoặc thuế nhập khẩu đối với thịt bò là 45%, phomat là 50%, thịt heo 20%… [6; tr.3]. Trong khi đó, ACFTA sẽ thực hiện giảm thuế trước tiên đối với các mặt hàng nông sản, đặc biệt theo chương trình "Early harvest" Trung Quốc phải giảm thuế đầu tiên đối với các nông sản trong đó chủ yếu là lương thực thực phẩm với 10 nước ASEAN, do vậy các nông sản này của Trung Quốc sẽ phải chịu áp lực lớn từ việc giảm thuế. Việc thực hiện giảm thuế hàng nông sản theo đúng cam kết của Trung Quốc sẽ gặp khó khăn vì mức giảm thuế khá lớn do mức thuế bảo hộ trước đây cao.

Nhiều sản phẩm nông nghiệp của Trung Quốc sẽ phải chịu sức ép, giảm sản xuất, đặc biệt là những ngành sản xuất lúa mỳ, ngô, bông, dầu ăn, mía đường, đậu nành, …và sẽ phải nhập khẩu một số lượng lớn từ các nước ASEAN do đây chủ yếu là những nông sản mà ASEAN có lợi thế cạnh tranh mạnh hơn.

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế trung quốc asean từ năm 1991 đến năm 2010 (Trang 82)