- Những sản phẩm thuộc EHP: Đó là những sản phẩm thuộc mã số HS 8/9, gồm 8 nhóm mặt hàng nông sản như: Động vật sống, thịt và các bộ phận nộ
3.1.2. Những hạn chế của quan hệ kinh tế Trung Quốc-ASEAN
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong hợp tác kinh tế Trung Quốc - ASEAN, thì vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc đòi hỏi cả hai bên cũng phải tìm cách tháo gỡ để những hạn chế này không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ kinh tế tốt đẹp của Trung Quốc và ASEAN.
Thứ nhất, quan hệ thương mại song phương giữa Trung Quốc và 4 nước (Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianma) chưa cân bằng. Các nước này vẫn là nước nhập siêu và mức nhập siêu ngày càng tăng. Ngoài ra, kết cấu kinh tế giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN tương tự nhau, tính bổ sung ưu thế cho nhau chưa nhiều, tính cạnh tranh còn lớn. Nó làm ảnh hưởng đến Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN.
Thứ hai, do những hạn chế về tài chính nên một số dự án đầu tư hai bên triển khai còn chậm làm ảnh hưởng đến chất lượng của các dự án.
Thứ ba, trong quan hệ đầu tư thì chủ yếu là từ phía các nước ASEAN sang Trung Quốc còn rất ít so với từ Trung Quốc sang ASEAN. Mặt khác, các sản phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc thì chủ yếu là hàng nông sản, tài nguyên qua sơ chế chiếm tỉ lệ rất cao trong cơ cấu hàng xuất khẩu nhưng giá trị lại không lớn. Trong khí đó, Trung Quốc lai xuất khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị điện tử…
Về an ninh, những tranh cãi thậm chí những đụng độ vẫn xảy ra giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN ở khu vực Biển Đông đã làm e ngại đến tình hình buôn bán của các nước.
Tuy vậy, nhìn một cách tổng thể, trong 20 năm qua là giai đoạn tốt nhất trong lịch sử quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN từ trước đến nay. Điều này đáp ứng nguyện vọng cơ bản của nhân dân các nước Đông Nam Á và Trung
Page 69 of 101
Quốc, đồng thời cũng phù hợp với xu thế của thế giới và hòa bình khu vực, hợp tác và phát triển. Tuy còn có những hạn chế nhưng trong tương lai những hạn chế này sẽ được tìm sách tháo bỏ. Vì vậy, có thể nói rằng, triển vọng của quan hệ Trung Quốc - ASEAN là rất tốt đẹp.