Triển vọng của mối quan hệ kinh tế Trung Quốc-ASEAN

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế trung quốc asean từ năm 1991 đến năm 2010 (Trang 88 - 93)

- Những sản phẩm thuộc EHP: Đó là những sản phẩm thuộc mã số HS 8/9, gồm 8 nhóm mặt hàng nông sản như: Động vật sống, thịt và các bộ phận nộ

3.3. Triển vọng của mối quan hệ kinh tế Trung Quốc-ASEAN

Trong xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ, nhu cầu hợp tác phát triển kinh tế đã trở thành nguyện vọng lâu dài đáp ứng lợi ích của nhân dân Trung Quốc và ASEAN. Trong những năm qua nhờ sự nỗ lực của cả hai bên mà quan hệ Trung Quốc - ASEAN đã được cải thiện, phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặc biệt là nhu cầu phát triển kinh tế. Tuy nhiên, tiềm năng của mối quan hệ này còn rất lớn tạo ra triển vọng tốt đẹp cho mối quan hệ kinh tế Trung Quốc - ASEAN.

Về cơ bản các chuyên gia kinh tế đều dự đoán trong thời gian tới, quan hệ đôi bên sẽ càng sâu sắc và tốt đẹp, như những nghi kị không thể hết được vì căn nguyên của nó vân tồn tại, nhưng lại không phải là xu hướng chính trong lương lai. Trước hết điều đó phù hợp cho mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Trung Quốc đến giữa thế kỉ XXI. Mục tiêu này đòi hỏi phải có một môi

Page 89 of 101

trường hòa bình để hiện đại hóa đất nước, nâng cao vị thế của nước này trên thế giới. Mặt khác, điều đó phù hợp với nguyện vọng và mục đích xây dựng đất nước của các nước ASEAN mà trong tương lai là đối tác quan trọng của Trung Quốc.

Về mặt kinh tế, những nhân tố thuận lợi cho sự hợp tác vẫn là cơ bản. Vì không gian kinh tế cho sự giao lưu kinh tế giữa hai bên là rất lớn. Tuy trọng điểm quan hệ kinh tế của Trung Quốc vẫn là Mĩ, Nhật Bản, EU nhưng với ASEAN, Trung Quốc vẫn tìm thấy sự bổ sung kinh tế khó có thể thay thế được. Trung Quốc trong điều kiện tài nguyên môi trường ngày càng cạn kiệt, đất trồng trọt tính theo đầu người chỉ gần bằng 50% trung bình của thế giới nên vẫn còn những hàng sơ cấp của ASEAN. Trong thời gian tới, Trung Quốc vẫn giữ tốc độ tăng trưởng cao, ngoại thương cũng tăng rất mạnh, nhu cầu về vốn, nguyên liệu thị trường cho quá trình phát triển kinh tế là cần thiết, trong đó ASEAN đóng vai trò là nhân tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Trong những năm qua, ASEAN luôn luôn cố gắng tăng cường hợp tác song phương đối với Trung Quốc. Hai bên đã nỗ lực thúc đẩy quan hệ chính trị ổn định, định ra những nguyên tắc cho sự hợp tác lâu dài trên tất cả các lĩnh vực. Đây là một tiền đề để hi vọng một tương lai tốt đẹp cho sự hợp tác kinh tế hai bên.

Việc Trung Quốc và ASEAN đang thúc đẩy hơn nữa tiến trình hoàn thiện CAFTA vào năm 2010 đối với các nước ASEAN-6 và 2015 với ASEAN-4 để tiến tới thiết lập cộng đồng kinh tế ASEAN và Trung Quốc trong thời gian tới. Khi đó, hàng hóa Trung Quốc và ASEAN được tự do lưu thông trong thị trường 1.8 tỷ dân.

Mặt khác, việc hoàn thiện CAFTA đã khiến cho nguồn đầu tư tăng lên nhiều hơn và đa dạng hơn. Điều này sẽ tạo điều kiện thúc đẩy thương mại song

Page 90 of 101

phương cũng như đầu tư hai chiều Trung Quốc - ASEAN phát triển cho xứng với tiềm năng của nó.

Là khu vực kinh tế sôi động nhất hiện nay, Đông Á luôn thu hút được sự chú ý của cả thế giới. Việc Trung Quốc và ASEAN đạt được thoả thuận thành lập ACFTA không chỉ là xác định xu hướng hợp tác vào thời gian tới mà sẽ tạo ra một loạt phản ứng đối với hợp tác Đông Á, một mặt sẽ thúc đẩy hợp tác kinh tế theo khuôn khổ "10+3" giữa ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản; mặt khác sẽ trực tiếp thúc đẩy nhanh hơn tiến trình hợp tác trên phạm vi rộng hơn của toàn khu vực Đông Á.

Khu mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN thực ra là một quá trình để tiến đến mục tiêu cuối cùng - đó là hợp tác Đông Á, nhất thể hoá khu vực Đông Á. Hợp tác "10+1" này giữa ASEAN và Trung Quốc là hợp tác đạt được đầu tiên trong khuôn khổ "10+3", do đó sẽ tạo lập vai trò dẫn đầu của ASEAN và Trung Quốc trong việc thúc đẩy tiến trình hợp tác Đông Á.

Nhìn chung, theo sự báo trong thời gian tới quan hệ kinh tế Trung Quốc - ASEAN sẽ tiếp tục phát triển. Trung Quốc vẫn đang tìm cách phát huy vai trò của một nước lớn thì Đông Nam Á là một lựa chọn tốt nhất cho chiến lược đi ra bên ngoài của Trung Quốc. Nhân tố Trung Quốc sẽ tích cực đối với sự phát triển bền vững của các nước ASEAN. Song bên cạnh đó còn có những khó khăn thách thức đòi hỏi hai bên phải họp bàn và tìm cách giải quyết. Trung Quốc và ASEAN cần có những chiến lược, chính sách cụ thể trong giải quyết một số vấn đề tồn tại trong quan hệ hai bên như vấn đề tranh chấp biển Đông, tiến hành phân công lao động chuyên môn hóa những mặt hàng lợi thế của hai bên để giải quyết tình trạng trùng lặp về cơ cấu ngành nghề, hàng hóa, hợp tác với nhau

Page 91 of 101

trong khoa học công nghệ để cho quan hệ kinh tế Trung Quốc - ASEAN trong thời gian tới đạt được nhiều hiệu quả nhất.

KẾT LUẬN

Chiến tranh Lạnh kết thúc đã làm thay đổi căn bản bầu không khí an ninh trên thế giới cũng như các mối quan hệ cấp quốc gia và khu vực. Những quan hệ đối đầu hoặc những điểm nóng tồn tại trong suốt thời kì chiến tranh Lạnh về cơ bản được thay thế bằng không khí hòa bình, hòa nhập, hợp tác và ổn định trên tất cả các phương diện. Trong xu thế đó, Trung Quốc và ASEAN đều có những nguyện vọng hòa bình, ổn định để xây dựng đất nước, đều lấy nhiệm vụ phát triển kinh tế làm nhiệm vụ hàng đầu, mong muốn góp phần vào sự hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực cũng như trên thế giới. Xuất phát từ những mục tiêu trên, cả Trung Quốc và ASEAN đều điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình cho phù hợp với thực tiễn. Các quốc gia, khu vực láng giềng có những điều kiện thuận lợi để gia tăng hợp tác và phát triển, mang lại lợi ích cao nhất cho quốc gia dân tộc, nhằm tăng những điểm tương đồng và dần giải quyết những khác biệt theo phương châm “cầu đồng, tồn dị”. Tháng 7/1991, Trung Quốc và ASEAN chính thức thiết lập quan hệ với nhau, mở ra một chương mới trong quan hệ hơp tác hai bên, được cải thiện đáng kể trên lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa theo hướng “hợp tác đôi bên cùng có lợi”, theo nguyên tắc vừa hợp tác vừa đấu tranh. Sự gia tăng quan hệ láng giềng ASEAN và Trung Quốc hàm chứa tính cần thiết và quan trọng của mối quan hệ giữa tổ chức khu vực với một quốc gia lớn trước xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa đang gia tăng.

Page 92 of 101

Trong khoảng thời gian 20 năm (1991-2010), quan hệ Trung Quốc - ASEAN phát triển phụ thuộc vào nhều yếu tố nhưng trong đó yếu tố kinh tế càng trở thành một nhân tố quan trọng hàng đầu. Hòa cùng xu thế chung của thời đại, đôi bên nhận thấy những lợi ích to lớn nếu mở rộng giao lưu kinh tế với nhau. Chính vì vậy, việc giao lưu kinh tế ngày càng được các chính phủ hai bên quan tâm và thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ này.

Tuy nhiên trong mối quan hệ giữ Trung Quốc và ASEAN cũng đặt ra những thức không nhỏ đối với các nước thành viên, bao gồm thách thức về thị trường xuất khẩu, sức cạnh tranh của hàng hóa cũng như sự hấp dẫn của của thị trường đầu tư... Trong đó có thể nói thách thức lớn nhất mà ASEAN và Trung Quốc phải đối phó là sự cạnh tranh gay gắt giữa hai bên trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư và phân công tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng cạnh tranh bao giờ cũng là nhân tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển, qua cạnh tranh mỗi bên sẽ nỗ lực hơn, từ đó nền kinh tế của mỗi nước thành viên trong khối sẽ có triển vọng phát triển với tốc độ nhanh hơn và đi vào chiều sâu hơn.

Page 93 of 101

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế trung quốc asean từ năm 1991 đến năm 2010 (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)