Danh mục mặt hàng thông thường (NT Normal Track): Những mặt hàng được liệt kê trong danh mục này sẽ có Thuế suất ưu đãi tối huệ quốc

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế trung quốc asean từ năm 1991 đến năm 2010 (Trang 46 - 50)

hàng được liệt kê trong danh mục này sẽ có Thuế suất ưu đãi tối huệ quốc

(MFN) áp dụng tương ứng bị cắt giảm dần hoặc loại bỏ phù hợp với lịch trình và mức thuế suất (sẽ được các bên cùng thoả thuận) trong suốt thời gian từ 01/01/2005 đến 2010 đối với ASEAN-6 (bao gồm Brunây, Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Singapo và Thái Lan) và Trung Quốc. Từ 01/01/2005 đến năm 2015. Với ngưỡng thuế suất khởi điểm cao hơn và bước cắt giảm khác đối với các thành viên mới của ASEAN (bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia và Mianma). Đối với những dòng thuế đã được cắt giảm nhưng chưa cắt giảm xuống 0% trong

Page 47 of 101

giai đoạn kể trên, thuế suất của những mặt hàng đó sẽ được loại bỏ tích cực trong phạm vi thời gian do các bên thoả thuận.

- Danh mục mặt hàng nhạy cảm (ST – Sensitive Track): Những mặt hàng được liệt kê trong danh mục ST sẽ có thuế suất MFN áp dụng tương ứng bị cắt giảm phù hợp với thuế suất cuối cùng vào ngày cuối cùng hoàn thành cắt giảm do các bên thoả thuận; và nếu có thể áp dụng được, sẽ tiến tới loại bỏ thuế trong phạm vi thời gian do các bên thoả thuận.

Về thương mại dịch vụ

Để tăng cường mở rộng thương mại dịch vụ, các bên đồng ý sẽ tiến hành đàm phán để tích cực tự do hoá thương mại dịch vụ về cơ bản hầu hết các lĩnh vực. Các vòng đàm phán sẽ trực tiếp đề cập đến các vấn đề:

- Cơ bản loại bỏ các đối xử phân biệt giữa các bên và nghiêm cấm tạo ra các biện pháp phân biệt đối xử mới liên quan tới thương mại dịch vụ giữa các bên, ngoại trừ các biện pháp được phép theo điều khoản V của Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) của WTO;

- Phát triển theo chiều sâu và mở rộng phạm vi tự do hoá thương mại dịch vụ theo hướng các nước ASEAN và Trung Quốc cam kết trong khuôn khổ GATS;

- Hợp tác dịch vụ được mở rộng giữa các bên nhằm cải thiện tính hiệu quả và sự cạnh tranh, cũng như làm phong phú nguồn cung cấp và phân phối dịch vụ của các bên.

Về đầu tư

Để thúc đẩy đầu tư và thiết lập một cơ chế đầu tư cạnh tranh, tự do, thuận lợi và minh bạch, các bên thoả thuận:

Page 48 of 101

- Tăng cường hợp tác về đầu tư, tạo thuận lợi cho đầu tư và cải thiện tính minh bạch của các quy định và quy chế đầu tư;

- Đưa ra cơ chế bảo hộ đầu tư.

Các lĩnh vực hợp tác khác

Năm lĩnh vực hợp tác ưu tiên được các bên đưa ra là: nông nghiệp; công nghệ thông tin và viễn thông; phát triển nguồn nhân lực; đầu tư; và phát triển lưu vực sông Mêkông. Ngoài 5 lĩnh vực trên, hợp tác giữa các bên sẽ được mở rộng ra cho các lĩnh vực khác, bao gồm nhưng không hạn chế các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, du lịch, công nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, bảo hộ sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), môi trường, công nghệ sinh học, ngư nghiệp, lâm nghiệp, khai khoáng, năng lượng và phát triển tiểu vùng.

Các biện pháp để đẩy mạnh hợp tác giữa các bên sẽ bao gồm những biện pháp như: thúc đẩy và thuận lợi hoá thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và đầu tư; tăng cường tính cạnh tranh của SMEs; thúc đẩy thương mại điện tử; nâng cao năng lực; chuyển giao công nghệ. Các bên cũng đồng ý thực hiện các chương trình trợ giúp phát triển và hỗ trợ kỹ thuật cho các nước, đặc biệt là các thành viên mới của ASEAN, nhằm giúp các nước này điều chỉnh cơ cấu kinh tế và mở rộng quan hệ thương mại, đầu tư với Trung Quốc.

Khung thời gian thực hiện

Hiệp định khung quy định khung thời gian cụ thể cho mỗi chương trình hoạt động:

-Đối với thương mại hàng hoá, các cuộc đàm phán về cắt giảm và bãi bỏ thuế quan và các vấn đề khác như trong điều 3 của Hiệp định sẽ bắt đầu từ đầu năm 2003 và kết thúc vào 30/6/2004 để thiết lập ACFTA trong thương mại hàng hoá vào năm 2010 đối với các nước ASEAN 6 và Trung Quốc, và vào năm 2015

Page 49 of 101

đối với các thành viên mới của ASEAN. Các cuộc đàm phán về Quy tắc xuất xứ đối với thương mại hàng hoá sẽ được hoàn thành không muộn hơn tháng 12/2003.

- Đối với thương mại dịch vụ và đầu tư, các đàm phán về các thoả thuận tương ứng sẽ bắt đầu vào năm 2003 và kết thúc càng sớm càng tốt theo khung thời gian được các bên thoả thuận, có xét đến những lĩnh vực nhạy cảm của các bên và những đối xử đặc biệt, khác biệt và linh hoạt đối với các thành viên mới của ASEAN.

- Đối với các lĩnh vực hợp tác khác, các bên sẽ tiếp tục xây dựng cách thức và bước đi có thể chấp thuận được đối với tất cả các bên có liên quan.

Đãi ngộ tối huệ quốc (MFN)

Đây là điều khoản ưu tiên đặc biệt của Trung Quốc dành cho các nước ASEAN chưa phải là thành viên của WTO bao gồm Lào, Campuchia và Việt Nam. Trung Quốc đồng ý dành cho các nước này đối xử tối huệ quốc phù hợp với những nguyên tắc và cam kết của Trung Quốc với WTO kể từ ngày kí kết Hiệp định này. Như vậy là mặc dù chưa được gia nhập WTO, 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia vẫn được hưởng những ưu đãi của WTO trong quan hệ với Trung Quốc. Đây là điều kiện thuận lợi để các nước này đẩy nhanh hơn quá trình gia nhập ACFTA, theo kịp những nước phát triển hơn trong khối.

Chương trình thu hoạch sớm (EHP):

Đây là nội dung được đề cập kĩ nhất và cụ thể nhất trong Hiệp định khung, cũng là một điểm đặc biệt của Hiệp định khung này. Vì như trên đã nêu, thời gian thoả thuận hoàn thành ACFTA là trong vòng 10 năm, kết thúc vào 2010 đối với Trung Quốc và ASEAN 5 (riêng Philippin không tham gia vào “Chương trình thu hoạch sớm”), vào 2015 đối với 4 nước ASEAN mới. Tuy nhiên, các

Page 50 of 101

bên đã linh động trong đàm phán đưa ra một chương trình thực hiện sớm một số lĩnh vực trong khuôn khổ hợp tác nhằm mang lại lợi ích ngay cho các bên trước thời hạn hoàn thành ACFTA.

Nội dung chính của “Chương trình thu hoạch sớm” là những thoả thuận xoá bỏ hàng rào thuế quan đối với một số mặt hàng, chủ yếu là hàng nông sản cần thực hiện giữa các nước ngay sau khi kí kết hiệp định. Cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế trung quốc asean từ năm 1991 đến năm 2010 (Trang 46 - 50)