Quan hệ kinh tế Trung Quốc-ASEAN trên lĩnh vực đầu tƣ viện trợ

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế trung quốc asean từ năm 1991 đến năm 2010 (Trang 32)

Mặc dù là những quốc gia láng giềng của nhau, nhưng do những nguyên nhân khác nhau, nhất là một số nước Đông Nam Á vẫn còn chịu ảnh hưởng của thuyết mối đe dọa của Trung Quốc nên trong một thời gian dài quan hệ hai bên vẫn chưa có tiến triển đúng mức tương xứng với mỗi tiềm năng của mỗi nước. Sau chiến tranh Lạnh cùng với những biến đổi của bối cảnh quốc tế, khu vực cũng như bản thân mỗi quốc gia mà quan hệ Trung Quốc và ASEAN đã cải thiện và đạt được nhiều thành quả.

Đầu tư của ASEAN vào Trung Quốc

Trong quan hệ Trung Quốc - ASEAN, nhìn chung trong thập niên cuối thế kỉ XIX, mặc dù hai bên đã bắt đầu chú trọng đầu tư - viện trợ qua lại nhưng kết quả đạt được vẫn khiêm tốn.

Đối với Trung Quốc, ASEAN là một trong những nhà đầu tư quan trọng đồng thời cũng là địa bàn đầu tiên của các nhà đầu tư Trung Quốc tiến hành lựa chọn khi đầu tư ra bên ngoài. ASEAN là một trong những khu vực cung cấp nguồn vốn quan trọng của Trung Quốc. Trong khoảng thời gian từ năm 1991 đến năm 1998, vốn FDI thực hiện của ASEAN vào Trung Quốc vẫn luôn tăng từ 90 triệu USD (1991) đến 4.22 tỉ USD (1998). Vốn FDI thực hiện năm 1999, 2000 có giảm chút ít do cuộc khủng hoảng kinh tế tiền tệ năm 1997-1999 nổ ra. Năm

Page 33 of 101

1999, vốn FDI vào Trung Quốc là 3.28 tỉ USD và năm 2000 là 2.84 tỉ USD [ 14; tr.51].

Nhờ vào sự phục hồi kinh tế, đầu tư của ASEAN vào Trung Quốc ngày một tăng. Theo số liệu của Bộ Ngoại thương và Hợp tác kinh tế Trung Quốc (MOFTEC), vào cuối năm 2001, tổng số đầu tư của ASEAN vào Trung Quốc bao gồm 17.972 dự án với vố vốn cam kết là 53 tỉ USD (chiếm 7.2% tổng số FDI vào Trung Quốc), và giá trị thực hiện là 26.175 tỉ USD (chiếm 6.1% tổng số FDI Trung Quốc).

Bảng: Đầu tƣ của các nƣớc ASEAN vào Trung Quốc hết năm 2001 Nƣớc Số hạng mục Số vốn cam kết Đv: Tỷ USD Số vốn thực hiện Đv: Tỷ USD Sigapore 9122 35.381 16.992 Malayxia 2031 4.936 2.203 Indonesi 760 1.591 0.831 Thái lan 2880 4.971 1.994 Philippine 1369 2.564 1.029 Việt Nam 373 0.379 0.034 Myanma 146 0.194 0.034 Campuchia 24 0.036 0.007 Brunây 14 0.036 0.0004 Lào 14 0.025 0.005 Asean đến hết năm 2000 16733 50.095 23.191

Page 34 of 101 Asean đến hết năm 2002 17372 53.468 26.175 Tổng ĐTNN vào Trung Quốc đến hết năm 2001 390025 754.39 395.223 [51;tr.20].

Như vậy, trong các nước ASEAN thì Singapo là nước có số vốn đầu tư nhiều nhất vào Trung Quốc chiếm 65% tổng số vốn FDI của cả ASEAN vào Trung Quốc, với số vốn FDI đạt 16.9 tỉ USD hết năm 2000. Tiếp đó là Malaixia và Thái Lan, những số vốn của hai nước này vào Trung Quốc vẫn kém Singapo. Các nước ASEAN còn lại có kim ngạch đầu tư nhỏ, đặc biệt là đầu tư của Campuchia, Mianma, Lào, Việt Nam, Brunây là hầu như không đáng kể.

Các lĩnh vực đầu tư của các nước ASEAN vào Trung Quốc là khai thác bất động sản, tài chính dịch vụ, địa chất, khoáng sản. Đầu tư của các nước ASEAN vào Trung Quốc hầu như chỉ tập trung vào các đặc khu kinh tế như Giang Tô, Phúc Kiến, Thượng Hải, Quảng Đông. Các doanh nghiệp đầu tư vào Trung Quốc phần lớn là những người Hoa kiều, với số lượng đầu tư lớn, nắm giữ một phần lớn tài chính của các nước. Hầu hết đầu tư của ASEAN vào Trung Quốc giai đoạn này là năm nước thành viên ban đầu.

Đầu tư của Trung Quốc vào các nước ASEAN

Trong những năm 90, Trung Quốc tăng cường đầu tư vào các nước ASEAN. Mặc dù đầu tư của Trung Quốc vẫn chiếm tỉ lệ thấp, chỉ đạt 135.7 tỉ USD năm 1999, chiếm 1% tổng FDI của ASEAN. Nhưng đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN trong những năm gần đây đạt 60%/ năm [47; tr.8].

Page 35 of 101

Biều đồ 2: Tỉ lệ FDI từ Trung Quốc trong tổng số FDI vào ASEAN

[54]

Đơn vị: %

Theo số lượng của Bộ Ngoại thương và Hợp tác kinh tế Trung Quốc (MOFTEC), tổng đầu tư Trung Quốc cuối năm 2001 bao gồm 740 dự án trị giá 1.1 tỉ USD [49]. Trong tổng số các nước ASEAN thì nước tiếp nhận đầu tư nhiều nhất của Trung Quốc là Thái Lan (87.987 tỉ USD), sau đó đến Campuchia, Singapo, Inđônêxia. Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam, Lào, Philippin thấp hơn rất nhiều so với các nước khác, đặc biệt là Philippin với 14.600 tỉ USD. Tuy vậy, nếu so với tổng FDI của mỗi nước thì đầu tư của Trung Quốc lại chiếm tỉ lệ khá cao. 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 1991 1994 1996 1997 1998 2000 7.96 13 20.4 25 23.5 39.5 Kim ngạch

Page 36 of 101

Bảng: Đầu tƣ của Trung Quốc vào các nƣớc ASEAN (đến hết năm 2000 và 2001)

Nƣớc Số dự án Tổng đầu tƣ Đầu tƣ từ Trung Quốc

Tổng 692 892.800 458.660 Việt Nam 41 48.040 31.000 Lào 15 44.040 29.370 Camphuchia 50 110.830 85.000 Mianma 30 146.380 48.580 Thái lan 219 201.050 87.980 Malaixia 92 69.340 33.900 Singapo 161 78.350 68.620 Inđônêxia 50 159.070 59.620 Philippin 34 34.980 14.600 [51; tr.15] Các lĩnh vực đầu tư của Trung Quốc là bao thầu các công trình sản xuất, buôn bán và dịch vụ, công nghiệp rừng, khai thác mỏ, sản xuất linh kiện ti vi, động cơ Đienzen. Đặc biệt là hợp tác lao động và bao thầu công trình chiếm tỉ trọng khá lớn trong đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN. Nhiều ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp Trung Quốc ở ASEAN ngày càng được mở rộng sang các lĩnh vực khác như: khai thác gang thép, thực phẩm, hàng tiêu dùng, khai khoáng, thủy sản, máy móc, tài chính…Tuy vậy, trọng điểm kinh doanh các ngành nghề của các doanh nghiệp Trung Quốc là khai thác các nguồn tài nguyên và gia công để xuất khẩu. Mặt khác, theo đà phát triển của nền kinh tế cùng với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và sự hỗ trợ về tài chính

Page 37 of 101

tiền tệ và chính sách của Nhà nước Trung Quốc, sẽ ngày càng có nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài.

Trên lĩnh vực viện trợ, trong xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa, mặc dù còn vấp phải nhiều khó khăn nhưng Trung Quốc vẫn viện trợ cho các nước ASEAN gặp nhiều khó khăn hơn nước mình. Từ năm 1992 đến năm 2000, Trung Quốc đã cho Lào vay không tính lãi hay tính lãi suất thấp với thời hạn 10 năm trị giá 300 triệu Nhân dân tệ [17; tr.45]. Tháng 7//p2000, Trung Quốc cho Campuchia vay 11 triệu USD và theo thỏa thuận mới thì Trung Quốc sẽ viện trợ và cho vay thêm 12 triệu USD [17; tr.46].

Trong cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Đông Nam Á (1997-1998), Trung Quốc là một quốc gia ít nhiều cũng chịu tác động của cuộc khủng hoảng, song Trung Quốc vẫn cố gắng giúp đỡ những nước Đông Nam Á giảm bớt những thiệt hại về kinh tế. Đặc biệt Trung Quốc đã viện trợ 1 tỉ USD cho Thái Lan để giúp nước này khắc phục những khó khăn.

Như vậy, trong 10 năm từ 1991 đến 2000, quan hệ kinh tế Trung Quốc và ASEAN trên lĩnh vực đầu tư bắt đầu được khởi động. Tuy số lượng quy mô còn chưa tương xứng với tiềm năng và chưa mang lại hiệu quả cao cho cả hai bên song nó đã có nhưng bước đi đầu tiên làm nền tảng vững chắc cho sự hợp tác đầu tư và viện trợ hai bên.

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế trung quốc asean từ năm 1991 đến năm 2010 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)