Cơ hội và thách thức của mối quan hệ kinh tế Trung Quốc-ASEAN 1 Cơ hộ

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế trung quốc asean từ năm 1991 đến năm 2010 (Trang 69 - 82)

- Những sản phẩm thuộc EHP: Đó là những sản phẩm thuộc mã số HS 8/9, gồm 8 nhóm mặt hàng nông sản như: Động vật sống, thịt và các bộ phận nộ

3.2. Cơ hội và thách thức của mối quan hệ kinh tế Trung Quốc-ASEAN 1 Cơ hộ

3.2.1. Cơ hội

Việc hợp tác kinh tế Trung Quốc - ASEAN sẽ tạo ra cơ hội rút ngắn khoảng cách chênh lệch trình độ phát triển kinh tế của cả Trung Quốc và ASEAN cùng với sự ra đời của CAFTA sẽ tạo ra vị thế mới về chính trị trong các vòng thương lượng, đàm phán đa phương toàn cầu.

Lý thuyết về hợp tác kinh tế khu vực cho thấy một trong những động cơ chính của việc khởi xướng hợp tác kinh tế khu vực là nhằm tạo ảnh hưởng đến việc xác lập các lợi ích mang tính chính trị, mà cụ thể ở đây là quyền đưa ra các quy định kinh tế quốc tế. Thành viên của mọi tổ chức hợp tác kinh tế đều cần phải có quan điểm thống nhất trong việc tạo ra ảnh hưởng này, bởi việc tham gia vào quá trình đề ra các quy định kinh tế quốc tế là cách quan trọng để bảo vệ lợi ích của bất cứ nước nào, dù lớn hay nhỏ, trong các hoạt động kinh tế quốc tế. Trong một thế giới được toàn cầu hoá, sự thống nhất và tính chất bắt buộc của các quy định điều tiết nền kinh tế quốc tế buộc các nước phải chú trọng đến quyền đề ra các quy định đó. Trong giai đoạn hiện nay, không một nước nào, kể cả Mĩ, có thể độc quyền quyết định đối với các quy định kinh tế toàn cầu. Do vậy, việc tăng cường sức ảnh hưởng thông qua các tổ chức liên kết kinh tế khu vực đã trở thành sự lựa chọn đối với các nước, trong đó có ASEAN và Trung Quốc.

Page 70 of 101

Hơn thế, việc củng cố quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn với các nước Đông Nam Á láng giềng cũng đồng nghĩa với việc thiết lập ảnh hưởng và vai trò lãnh đạo khu vực, mà cụ thể ở đây là làm thiệt hại đến Mĩ và các cường quốc kinh tế khác cũng như muốn tranh giành ảnh hưởng với Nhật Bản, quốc gia vẫn chiếm vị trí đầu tầu kinh tế ở Đông Á. Như Naoko Munakata, nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Nhật Bản đã nhận định: “Trung Quốc hy vọng tới một lúc nào đó sẽ trở thành một cường quốc đối trọng với Mĩ và Châu Âu, đoàn kết các nước Châu Á” [29; tr.1]. Chính vì vậy, một FTA với ASEAN sẽ giúp Trung Quốc khẳng định và củng cố vai trò trên trường quốc tế, tăng cường tiếng nói của mình trong khu vực và từ đó sẽ mở rộng ra toàn thế giới.

Về phía ASEAN, mặc dù chiến lược kinh tế của các nước ASEAN có nhiều thay đổi sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng khu vực năm 1997, tuy nhiên hội nhập và hợp tác khu vực và quốc tế vẫn được đưa ra như một nội dung quan trọng chiến lược của khối bởi việc hội nhập sâu hơn sẽ giúp các nước này có tiếng nói mạnh mẽ hơn trên các diễn đàn khu vực và quốc tế. Chính vì vậy, các nước ASEAN xác định rõ cần phải tham gia sâu rộng hơn vào hội nhập kinh tế, tiếp tục tăng cường mối liên kết với các nước và tổ chức ngoài khu vực, việc duy trì nền kinh tế mở và hướng ngoại sẽ vẫn giữ vai trò quan trọng trong tương lai. Để đáp ứng nhu cầu của quá trình toàn cầu hoá và đối phó với những thách thức do xu hướng cạnh tranh cũng như những chính sách của các nước lớn trên thế giới, các nước ASEAN không có sự lựa chọn nào khác là xích lại gần nhau hơn. Nhưng một mình ASEAN thôi thì chưa đủ, cần phải vươn ra ngoài khu vực Đông Nam Á. Điều đó giải thích những nỗ lực của ASEAN để tăng cường liên kết kinh tế với các nước Đông Bắc Á, trong đó Trung Quốc là một đối tác quan trọng. Mối quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc có thể làm giảm áp lực mà một

Page 71 of 101

số nước ASEAN đang cảm nhận từ việc Mĩ mở rộng cuộc chiến chống khủng bố vào ASEAN. Mặt khác, ASEAN cũng muốn ngăn ngừa nguy cơ bành trướng quân sự của Trung Quốc đối với khu vực này và lôi kéo Trung Quốc vào hợp tác kinh tế là một cách để ASEAN ngăn chặn sự bành trướng này. Hơn thế nữa, do lộ trình thực hiện các chương trình hợp tác trong ACFTA rất gần với lộ trình thực hiện các chương trình của ASEAN như khu mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), khu vực đầu tư ASEAN (AIA), chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO), … nên trong khi thực hiện để hoàn thành ACFTA, các bước giảm và xoá bỏ hàng rào thuế quan, phi thuế quan và các bước tiến hành tự do hoá thương mại, đầu tư, hợp tác trong các lĩnh vực của ACFTA sẽ giúp đẩy nhanh tiến trình thực hiện AFTA, AIA, AICO… của ASEAN. Quan trọng hơn, tham gia vào một Khu vực mậu dịch tự do với Trung Quốc sẽ giúp các nền kinh tế ASEAN ngày càng phát triển mạnh mẽ và vững chắc, từ đó làm cho tiếng nói của ASEAN có thêm sức mạnh trong các vòng đàm phán đa phương cũng như trên các diễn đàn khu vực và quốc tế, bởi tiềm lực kinh tế bao giờ cũng quyết định vai trò chính trị. Theo ông Rodolfo C. Severino, Cựu tổng thư ký ASEAN, "ASEAN phản ứng với một nền kinh tế Trung Quốc ngày càng phát triển bằng cách liên kết với nền kinh tế này với sự tự tin và nhìn thấy vô số cơ hội từ sự trỗi dậy của Trung Quốc. Đây là tiền đề cho quyết định của các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc đi đến thành lập ACFTA" [29; tr.1]. Như vậy, rõ ràng ASEAN luôn đặt Trung Quốc như một trong những đối tác hàng đầu của mình và liên kết với Trung Quốc chính là một chương trình nghị sự đầy tham vọng và thách thức của ASEAN, đặt bối cảnh cho những biến đổi lịch sử trong con mắt của chính khu vực và của thế giới khi nhìn nhận khu vực.

Page 72 of 101

Nói tóm lại, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc có thể coi là biện pháp chiến lược có ý nghĩa trọng đại và là bước quan trọng để hai bên đi tới nhất thể hoá kinh tế, cũng là bước then chốt thúc đẩy quan hệ kinh tế song phương phát triển. Hơn thế nữa, vai trò của các nước trong ACFTA sẽ được nâng cao trên trường quốc tế, đồng thời ACFTA sẽ có lợi thế hơn trong những cuộc đàm phán quốc tế với các nước và khu vực khác trên thế giới với tư cách là một khu vực mậu dịch tự do có quy mô lớn nhất thế giới. Ngoài ra, với tiềm lực kinh tế lớn mạnh của cả khu vực kinh tế Trung Quốc - ASEAN rộng lớn, đặc biệt là một nền kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh mẽ, mối liên hệ kinh tế được tăng cường giữa các nước thành viên, ACFTA sẽ trở thành một khối kinh tế đủ mạnh để giảm thiểu những rủi ro từ bên ngoài khu vực, đồng thời các nước trong khối sẽ tự tin hơn để cùng nhau đối phó khi có những rủi ro, tác động từ bên ngoài ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội của mỗi nước nói riêng và của toàn khối nói chung.

Phân bổ nguồn vốn hợp lí, nâng cao hiệu quả, năng suất và sức cạnh tranh kinh tế

Quan hệ kinh tế Trung Quốc - ASEAN sẽ tạo ra được một thị trường rộng lớn cho phép khai thác nguồn lực kinh tế một cách tối ưu của mỗi nước. Các doanh nghiệp trước khi hội nhập, sản xuất công suất tối đa sẽ có thể đạt hiệu suất nhờ chi phí giá thành rẻ hơn vì sản xuất cho một thị trường rộng lớn hơn. Đồng thời, các doanh nghiệp của hai bên nâng cao năng suất nhờ việc bãi bỏ rào cản trong khu vực, buộc các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau, từ đó nâng cao tính cạnh tranh, tính sáng tạo và đổi mới.

Các nguồn lực trong nền kinh tế cũng được phân bố hợp lí hơn. Nguồn vốn, lao động, và hàng hóa được di chuyển tự do trong khu vực sẽ góp phần

Page 73 of 101

nâng cao hiệu quả kinh tế. Các nguồn vốn nhàn rỗi này sẽ được sử dụng vào những khu vực đầu tư có lợi hơn, có nhiều công ăn việc làm được tạo ra hơn. Bản tin hội nhập và phát triển, số tháng 2/2003, Uỷ ban quốc gia về hội nhập kinh tế quốc tế (DEI) nhận định “Cả ASEAN và Trung Quốc đều được hưởng lợi. Các nước ASEAN mạnh trong nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên, chế biến lương thực. Còn Trung Quốc thì mạnh về hàng điện tử tiêu dùng và các sản phẩm công nghệ thông tin [2].

Việc thúc đẩy quan hệ kinh tế Trung Quốc - ASEAN trong tương lai cùng với sự phát triển của CAFTA và tự do hóa thương mại và đầu tư, trao đổi kĩ thuật hai bên sẽ giúp nâng cao năng lực sản xuất, trình độ khoa học kĩ thuật của các nước. Mặt khác, trình độ kĩ thuật được nâng cao thì chất lượng sản phẩm được sản xuất ra sẽ tốt hơn. Chính nhờ tính kinh tế, nhờ tính quy mô và với đặc tính giá thành rẻ vốn có từ trước của các sản phẩm của cả Trung Quốc và ASEAN, hàng hóa của các nước này sẽ được nâng cao trên thị trường quốc tế. Từ đó, có tác dụng thúc đẩy mở rộng thị trường quốc tế của hai bên.

Bên cạnh đó việc thúc đẩy quan hệ kinh tế sẽ tạo ra cơ hội riêng đối với từng nước ASEAN và với riêng Trung Quốc .

Cơ hội đối với ASEAN

Thứ nhất, giảm bớt sự lệ thuộc vào thị trường bên ngoài.

Nền kinh tế nói chung, đặc biệt là xuất nhập khẩu của các nước ASEAN thể hiện rất rõ tính phụ thuộc vào bên ngoài. Xuất khẩu của các nước ASEAN, đặc biệt là ASEAN-5, phụ thuộc vào bạn hàng chính như Mĩ, Nhật Bản, EU… Kim ngạch xuất khẩu sang ba thị trường lớn này chiếm gần 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan, 64% kim ngạch xuất khẩu của Philippin, 50% của Inđônêxia và Malaixia, 45% kim ngạch xuất khẩu của Singapo [19; tr. 11].

Page 74 of 101

Sự phụ thuộc vào các thị trường lớn như Nhật Bản, Mĩ, EU… nhất là thị trường Mĩ ảnh hưởng lớn đến tính phục hồi và ổn định của nền kinh tế các nước ASEAN. Đặc biệt là nhiều năm trở lại đây, tình trạng kinh tế Mĩ ảnh hưởng lớn đến kinh tế và xuất nhập khẩu của các nước ASEAN. Ví dự như 25% kinh tế Singapo phụ thuộc vào xuất khẩu sang Mĩ, ở Malaixia con số này là 18% và ở Thái Lan và Philipin là trên 10% 19; tr.12]. Tăng trưởng kinh tế các nước ASEAN năm 2001 gặp nhiều khó khăn mà nguyên nhân chủ yếu do tốc độ tăng trường của thị trường xuất khẩu lớn nhất của khu vực này.

Thứ hai, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào thị trường khổng lồ Trung Quốc.

Theo như Hiệp định khung của CAFTA thì Trung Quốc sẽ dần dần bãi bỏ và miễn thuế hoàn toàn cho các mặt hàng của ASEAN, nhất là những nước ASEAN mới. Mặc dù trong quá trình cạnh tranh thì hàng hóa của ASEAN vào Trung Quốc sẽ có sự lo ngại về sức cạnh tranh với hàng hóa Trung Quốc nhưng cả Trung Quốc và ASEAN đều có những mặt hàng có thể bổ sung cho nhau. Ví dụ như mặt hàng máy móc thiết bị vốn có tỉ lệ cao trong xuất nhập khẩu hiện nay cuả Trung Quốc đối với các nước ASEAN-4. Các mặt hàng mà Trung Quốc xuất khẩu sang ASEAN chủ yếu là các mặt hàng điện tử tiêu dùng, hoặc máy móc thiết bị điện tử chuyên dụng. Còn ASEAN xuất sang Trung Quốc chủ yếu là nhưng phụ kiện thiết bị điện tử. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chính của Singapo từ năm 2000 đến nay đều là những van điện, linh kiện cho máy sử lí dữ liệu và các phụ kiện khác cho thiết bị điện công nghiệp. Hiện nay, 57% hàng hóa xuất khẩu của Philippin và các hàng hóa sản xuất công nghiệp chế tạo từ chất bán dẫn, còn phần lớn hàng hóa xuất khẩu của Thái Lan xuất sang Trung Quốc là máy bán dẫn, vi mạch và thiết bị điện [7; tr.8]. Do vậy, có thể tăng các xuất khẩu

Page 75 of 101

phụ kiện và điện tử của mình vào thị trường Trung Quốc. Hơn nữa, những năm gần đây, các nước ASEAN gặp phải vấn đề khó khăn khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mĩ và EU do thị trường này rất khó tính, hàng hóa của họ có tính cạnh tranh rất cao. Trong khi đó, Trung Quốc lại mới phát triển thị trường điện tử nên có nhu cầu nhập khẩu lớn, nên Trung Quốc sẽ nhập khẩu nhiều linh kiện điện tử từ ASEAN với mức giá ưu đãi do thị trường này mang lại. Đặc biệt là các mặt hàng nông sản sẽ là những hàng hóa dễ dàng thâm nhập vào thị trường Trung Quốc nhất. Các loại hoàng nông sản có thể tăng xuất khẩu sang Trung Quốc là những nông sản nhiệt đới, một lượng lớn lương thực như gạo, bắp, lúa mì… hoa quả nhiệt đới và các loại rau.

Nguyên nhân là do ASEAN có nhiều nông sản có tính bổ sung lớn đối với Trung Quốc. Ví dụ như hoa quả chỉ được sản xuất ở vùng có khí hậu nhiệt đới như ở các nước Đông Nam Á mà Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu lớn. Hoặc ASEAN có lợi thế về các nông sản cần nhiều diện tích như mía đường, ngô, lúa mì, gạo… trong khi ở Trung Quốc bình quân diện tích đất trồng trên đầu người là rất thấp nên Trung Quốc đã nhập khẩu một khối lượng lớn hàng hóa này. Đồng thời, sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc sẽ phải nhập khẩu càng nhiều những hàng hóa nông sản nhất là lương thực trọng yếu và quan trọng nhấp là do CAFTA đã bãi bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế của Trung Quốc chỉ áp dụng đới với các mặt hàng nông sản. Trong Hiệp định khung của CAFTA, mặt hàng nông sản chủ yếu là thực phẩm, hoa quả là những mặt hàng được ưu tiên giảm thuế đầu tiên. Do vậy, ASEAN có nhiều cơ hội để tăng xuất khẩu các mặt hàng nông sản vào Trung Quốc.

Ngoài ra, cùng với việc giảm thuế và phi thuế quan trong CAFTA thì hàng may mặc, đồ da, việt liệu in, hóa chất, cao su là những mặt hàng mà ASEAN có

Page 76 of 101

nhiều lợi thuế thâm nhập vào thị trường Trung Quốc. Vì đây là những nguyên liệu quan trọng phục vụ cho ngành sản xuất đang có xu hướng chuyển dịch sang ngành chế biến của Trung Quốc hiện nay. Cơ cấu kinh tế của Trung Quốc đang chuyển từ tập trung hóa lao động sang tập trung vốn và công nghệ. Vì vậy, nhu cập nhập khẩu vốn và công nghệ của nước này tăng cao. Đây cũng là cơ hội để các nước ASEAN đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Việc giảm thuế quan đối với hầu hết hàng hóa của các nước ASEAN theo chương trình thu hoạch sớm sẽ có lợi cho ASEAN, đặc biệt là những nước ASEAN-4. Điều đó đòi hỏi các nước ASEAN phải có đối sách thích hợp để đem hàng hoá của nước mình thâm nhập vào Trung Quốc, tăng sức cạnh tranh trên thị trường chung trong khu vực.

Thứ ba, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc và các công ty nước ngoài.

Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 1997, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính của kinh tế Mĩ đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của ASEAN, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư từ Mĩ. Tuy nhiên, trải qua một thời gian dài nền kinh tế của các nước ASEAN đã dần phục hồi. Về phía Trung Quốc, nước này không chịu ảnh hưởng nhiều của cuộc khủng hoảng, trải qua nhiều năm phát triển, thực lực kinh tế của các doanh nghiệp Trung Quốc không ngừng tăng cao cùng với nhu cầu tăng trưởng kinh tế hơn nữa và điều chỉnh cơ cấu sản xuất, đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc chắc chắn sẽ tăng. Hơn nữa, chính phủ Trung Quốc đang đẩy mạnh chính sách “hướng ngoại”, Nhà nước Trung Quốc đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng đầu tư ra bên ngoài. ASEAN là một trong những nước láng giềng, điều kiện địa

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế trung quốc asean từ năm 1991 đến năm 2010 (Trang 69 - 82)