Quan hệ kinh tế Trung Quốc-ASEAN giai đoạn từ năm 2000-2010 1 Bối cảnh lịch sử

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế trung quốc asean từ năm 1991 đến năm 2010 (Trang 37 - 44)

2.2.1. Bối cảnh lịch sử

Mặc dù nền hòa bình và hợp tác là xu hướng chủ đạo của thế giới, song bước sang thế kỷ XXI tình hình thế giới có những biến đổi phức tạp, căng thẳng và nguy hiểm bởi các cuộc khủng hoảng kinh tế, những tranh chấp và xung đột trong khu vực và trên thế giới.

Page 38 of 101

Thứ nhất: Hiện nay cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã làm cho nền kinh tế thế giới phát triển. Tri thức khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Trong số các công nghệ mới thì công nghệ thông tin với tốc độ cao đã nhanh chóng lan toả đi khắp thế giới. Tổng lượng tin tức toàn cầu năm 1995 gấp 2400 lần so với năm 1985. Hiện nay tổng lượng tin tức trong một ngày tương đương với 6.5 lần tổng lượng tin tức của cả năm 1985 [10; tr.29].

Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghệ thì nền kinh tế thế giới đang diễn ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt dưới nhiều hình thức và trong các lĩnh vực khác nhau. Các nước cạnh tranh nhau để giành quyền bá chủ thế giới, còn các công ty cạnh tranh nhau để giành quyền đua về lợi nhuận. Cạnh tranh về giá cả chưa đủ, hiện nay cạnh tranh chủ yếu nhờ vào chất lượng sản phẩm. Trên cơ sở đó các liên minh kinh tế đã được thành lập nhằm đạt kết quả cao trong lĩnh vực kinh tế và thương mại. Các khu vực mậu dịch tự do được thành lập ở khắp nơi như: Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA), Hội đồng thương mại tự do châu Âu (EFTA)… Đặc biệt là Mĩ đã tiến hành thành lập khu vực mậu dịch tự do với hàng loạt các nước. Năm 1987, Mike Mansfield - đại sứ Mỹ tại Nhật Bản đã đưa ra đề nghị nghiên cứu khả năng thành lập Khu vực mậu dịch tự do Mỹ - Nhật Bản. Năm 1989, báo cáo cuối cùng về “Sáng kiến ASEAN - Mỹ” đã được cùng nghiên cứu và đưa ra kêu gọi thành lập khu vực mậu dịch tự do giữa ASEAN và Mỹ. Gần đây hơn, năm 1997, Mỹ đã đưa ra đề nghị thành lập khu vực mậu dịch tự do P5 (Pacific 5 - nhóm 5 nước ở Thái Bình Dương, bao gồm Australia, Chile, New Zealand, Singapor và Mĩ). Sang đến năm 2002, quá trình thành lập các khu vực mậu dịch tự do đã được Mĩ đẩy mạnh. Ngoài những Hiệp định tự do hóa thương mại (FTA) với Mehico, Canada, Jordan và Israc, trong năm 2003, Mĩ đã ký FTA với Singapo, Chile và các Hiệp định khung về thương

Page 39 of 101

mại và đầu tư với Thái Lan, Philippin và Inđônêxia. Đầu tháng 6/2003, Mĩ cũng bắt đầu thương thảo để ký FTA với Liên hiệp quan thuế miền nam châu Phi (gồm các nước Nam Phi, Boswana, Lesotho, Namibia và Swaziland).

Theo Sách trắng về thương mại quốc tế của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) cho đến tháng 5/2003 đã có khoảng 250 hiệp định mậu dịch tự do (FTA) song phương và khu vực đã được thông báo cho WTO, trong đó có 130 hiệp định được thông báo sau tháng 1/1995. Khoảng trên 170 FTA đang có hiệu lực và 70 FTA khác đã có hiệu lực mặc dù chưa được thông báo cho WTO. Dự kiến đến cuối năm 2005, sẽ có 300 hiệp định mậu dịch tự do song phương và khu vực có hiệu lực. Hàng loạt các FTA được thành lập đã bổ sung nhưng thiếu hụt của WTO do phạm vi hoạt động của FTA không chỉ trong lĩnh vực kinh tế thương mại, dịch vụ mà còn cả trong các ngành du lịch, đầu tư thương mại, nhân lực, giao thông, nông lâm nghiệp, tạo ra thị trường xuất khẩu rộng lớn. Thêm vào đó, mức độ điều chỉnh của FTA sâu rộng hơn nhiều so với WTO với nhưng ưu đãi cao, tạo điều kiện thuận lợi tiến tới tự do hóa tối đa, loại bỏ các hình thức thuế quan xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường đầu tư…Chính vì vậy đại sứ Singapo tại Nhật Bản tại Hội nghị thách thức và cơ hội đối với việc hợp tác khu vực APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái bình Dương) ngày 16/5/2003 tại Tokyo (Nhật Bản), cũng nêu rõ: “Tự do hoá thương mại theo WTO không có được nhiều bước tiến trong những năm gần đây do WTO có quá nhiều thành viên. Trong bối cảnh như vậy, các hiệp định tự do khu vực và song phương sẽ là cơ chế bổ sung tốt cho tiến trình đa phương” [37; tr.33].

Thứ hai: Trong hai thập kỉ qua, kể từ khi chiến tranh Lạnh kết thúc đúng là cả thế giới đang tập trung phát triển kinh tế, cố gắng duy trì nền hòa bình và an ninh chung của cả nhân loại. Tuy nhiên, hòa bình không có được ở mọi nơi, mọi

Page 40 of 101

lúc. Những mâu thuẫn, cọ sát thậm chí là những xung đột, chiến tranh vẫn đang xảy ra ở nhiều nơi. Bên cạnh những cuộc chiến tranh đơn phương do Mĩ phát động, còn rất nhiều cuộc xung đột khác ở châu Phi, Trung Đông, Nam Á…, đặc biệt là cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và gần đây nhất là vấn đề hạt nhân của Iran.

Ở châu Á, bên cạnh vấn đề hạt nhân của bán đảo Triều Tiên thì ở khu vực Đông Á vẫn tiềm tàng nhiều yếu tố khác có thể dẫn tới nguy cơ bất ổn định, thậm chí là xung đột. Đặc biệt là trong vấn đề tranh chấp chủ quyền, lãnh hải và lãnh thổ giữa các nước trong khu vực. Chẳng hạn như sự tranh chấp các đảo và thềm lục địa ngoài khơi của Trung Quốc và Việt Nam trong khu vực Biển Đông. Có thể thấy rằng: “Trong khi kinh tế thế giới đã và đang trở thành một nền kinh tế toàn cầu hóa thì bức tranh chính trị thế giới vẫn đang trong tình trạng mất cân bằng. Có nhiều nền chính trị vẫn đang trong quá trình khẳng định ưu thế quốc gia dân tộc, điển hình là nền chính trị của Palextin. Trong khi đó là có những nền chính trị muốn trở thành một xã hội công dân hậu dân tộc như EU…Trong tương lai gần có lẽ thế giới phải chứng kiến sự sống chung giữa các quốc gia với cái quốc tế. Đó chính là một khía cạnh mới của quan hệ quốc tế trong thế kỉ mới [4; tr.128].

Thứ ba: Kinh tế thế giới đang phải đối mặt với những cuộc cuộc khoảng kinh tế mà đầu tiên là khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới. Năm 1998, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng mà tăng trưởng kinh tế giảm xuống còn 2.8% so với năm 1997 là 4.2% [49; tr.56].

Cuộc khủng hoảng này khởi phát từ Thái Lan vào tháng 7 năm 1997 và nhanh chóng lan sang các nước khác trong khu vực các nước ASEAN. Kim ngạch đầu tư của ASEAN giảm đáng kể. Trong năm 1997, kim ngạch buôn bán

Page 41 of 101

nội bộ của ASEAN chỉ tăng 4.7% so với mức tăng 28.2% ở những năm trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra. Năm 1998, kim ngạch ngoại thương của khối giảm từ 714.8 tỉ USD xuống còn 595.1 tỉ USD. Không chỉ riêng Đông Nam Á mà một số các quốc gia ở châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan đều chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này. Đây thực sự là một cuộc khủng hoảng mang tính chất khu vực, hơn nữa nó không chỉ dừng lại ở phạm vi khu vực mà nó còn ảnh hưởng đến toàn cầu. Nó cho thấy sự ổn định và an toàn về kinh tế - xã hội đang ngày càng trở thành lợi ích chung cho tất cả các nước trên thế giới.

Tiếp theo đó hai năm 1999-2000, các nước châu Á đã nỗ lực hết mình để khôi phục nền kinh tế và đã thấy được những lạc quan về sự tăng trưởng cùng với sự phát triển của kinh tế thế giới.

Đến năm 2001, với sự suy giảm công nghệ thông tin khởi đầu từ Mĩ đã đẩy hầu hết các nước châu Á, đặc biệt là các nước trong khu vực Đông Nam Á đều rơi vào tình trạng suy thoái. Tiếp đó, là đến sự kiện ngày 11 tháng 9, Mĩ bị ném bom khủng bố đã giáng một cú sốc nặng nề vào nền kinh tế Mĩ. Sau sự kiện này, kinh tế Mĩ tụt dốc một cách thảm hại, tăng trưởng kinh tế Mĩ chỉ đạt gần 1.1% giảm 4.1% so với mức tăng trưởng ngoạn mục 5.2% năm 2000 [50; tr.19]. Đây là mức thấp nhất sau mười năm tăng trưởng liên tục.

Kinh tế Mĩ giảm sút kéo theo đó là nền kinh tế toàn cầu cũng xuống dốc theo, thông qua hàng hóa xuất nhập khẩu, các thị trường tài chính và thị trường kinh doanh. Tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2001 chỉ còn lại 2.4 %, khối lượng hàng hóa thương mại quốc tế giảm 1% so với năm 2000 là 12.4%. Cuộc suy thoái này mang tính chất đồng bộ cao mà nguyên nhân chủ yếu là do sự suy sụp về đầu tư. Sự tăng trưởng của EU năm này giảm xuống còn 1.6%; kinh tế Nhật

Page 42 of 101

vốn bị giảm nặng nề sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á lại thêm một lần nữa tăng trưởng -0.9% [50; tr.21].

Tình hình suy giảm chung của kinh tế toàn thế giới và một số nước lớn vốn là bạn hàng chủ yếu của các nước ASEAN nói chung, cùng với những biến động bất ổn khó lường trước của kinh tế thế giới trong những năm gần đây đã thúc đẩy các nước ASEAN tìm đến sự hợp tác hơn nữa từ phía Trung Quốc. Có như vậy mới hạn chế được nhưng rủi ro từ bên ngoài ảnh hưởng đến nền kinh tế của các nước ASEAN, đối phó với nhưng bất ổn trong bối cảnh quốc tế hiện nay

Về chủ quan thì tình hình kinh tế của cả Trung Quốc và ASEAN đều có những thay đổi và phát triển. Trung Quốc đã tỏ rõ vai trò của mình đối với nền kinh tế của các nước ASEAN nói chung và nền kinh tế thế giới nói riêng.

Từ khi Trung Quốc thực hiện mở cửa, tăng trưởng kinh tế của nước này luôn đạt trên 8% hàng năm. Đặc biệt vào năm 1997-1998, trong khi các nước Châu Á đang điêu đứng vì cuộc khủng hoảng thì Trung Quốc vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Tính chung cho cả giai đoạn từ 1978 đến 2001, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của Trung Quốc là 9.3% và tăng trưởng thương mại đạt 15%/năm. Nói cách khác, trong hai mươi ba năm qua GDP và ngoại thương của Trung Quốc đã tăng tương ứng 8 lần và 25 lần [41; tr.32].

Dự trữ ngoại tệ năm 2001 vượt 250 tỉ USD, đứng thứ 2 trên thế giới, dịch vụ lên tới 33.6%, dự trữ lương thực, dầu khô tăng đáng kể [44; tr.18].

Nhờ kinh tế tăng trưởng cao, Trung Quốc đã dần nâng cao đời sống của nhân dân. Trung Quốc không chỉ nâng cao được nền kinh tế của nước mình mà còn đối với nền kinh tế châu Á. Ví dụ như trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, Trung Quốc không phá giá đồng Nhân dân tệ nên đã giúp các

Page 43 of 101

nước bị chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tránh được tình trạng phá giá để cạnh tranh. Phần nào giúp cho các nước Đông Nam Á khôi phục nhanh chóng nền kinh tế sau khủng hoảng.

Cùng với Trung Quốc thì nền kinh tế của ASEAN cũng có những bước tăng trưởng đáng nể. Đến tháng 11 năm 1999, ASEAN đã thành lập Khu vực mậu dịch tự do (AFTA). Cùng với triển vọng về đầu tư bước đầu được cải thiện, thương mại của ASEAN năm 2000 cũng tăng 19.9% và tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 423.6 tỉ USD so với 353.3 tỉ USD của năm 1999; Tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 22.8%, đạt 360.1 tỷ USD so với 293.1 tỷ USD của năm 1999. Xuất khẩu trong nội bộ ASEAN tăng 27%, đạt 97.8 tỷ USD năm 2000 [33; tr.19].

Mặc dù trong năm 2000, thương mại ASEAN tăng trưởng khả quan so với thời kì khủng hoảng kinh tế năm 1997. Song bước sang năm 2001, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Mĩ và EU cùng với sự suy thoái của các cường quốc trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc…Xuất khẩu của ASEAN năm 2004 giảm xuống còn 366.8 tỷ USD. Sang đến năm 2002 và trong những năm tiếp theo thì nền kinh tế ASEAN đã dần khôi phục. Theo đánh giá của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tăng trưởng kinh tế của toàn khu vực Đông Nam Á là 4.1%, tăng khoảng 2 lần so với mức tăng 2% của năm 2001 và gần đạt mức tăng 4.6% của năm 2000 [36; tr.93].

Như vậy, bước vào thế kỉ mới cùng với những biến động của tình hình thế giới như khủng hoảng, xung đột…, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế với sự ra đời của hàng loạt các khu vực mậu dịch tự do trên khắp thế giới đã tạo ra những thách thức mới buộc ASEAN và Trung Quốc phải có những bước đi linh hoạt nhằm tăng cường hợp tác với nhau, nhằm

Page 44 of 101

ổn định tăng trưởng và phát triển kinh tế góp phần bảo vệ nền hòa bình, an ninh của khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế trung quốc asean từ năm 1991 đến năm 2010 (Trang 37 - 44)