Quan hệ Trung Quốc-ASEAN trên lĩnh vực đầu tƣ

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế trung quốc asean từ năm 1991 đến năm 2010 (Trang 59 - 65)

- Những sản phẩm thuộc EHP: Đó là những sản phẩm thuộc mã số HS 8/9, gồm 8 nhóm mặt hàng nông sản như: Động vật sống, thịt và các bộ phận nộ

2.2.3. Quan hệ Trung Quốc-ASEAN trên lĩnh vực đầu tƣ

Sau những thành công của quá trình cải cách mở cửa cũng như những đòi hỏi của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Trung Quốc bắt đầu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. ASEAN trở thành một điểm đến đầy hứa hẹn của Trung Quốc bởi những yếu tố về địa lí, văn hóa, trình độ phát triển kinh tế của các nước ASEAN. Đặc biệt sau khi kí “Hiệp định khung về hợp tác toàn diệnTrung Quốc - ASEAN”, quan hệ đầu tư hai bên càng khởi sắc và đạt được nhiều thành tựu lớn hơn. Trung Quốc trở thành điểm đến của nhiều doanh nhân ASEAN khi đầu tư bên ngoài .

Đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN

Bằng những nỗ lực của mình cũng như tranh thủ khai thác của thị trường tài nguyên, khoáng sản giàu có của những nước ASEAN. Theo số liệu của Bộ Ngoại thương và Hợp tác kinh tế Trung Quốc (MOFTEC), tổng đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN tính đến cuối năm 2001 bao gồm 740 dự án trị giá 1.1 tỉ USD [51; tr.12]. Và tính đến tháng 9 năm 2002, Trung Quốc đã đầu tư 769 dự án vào các nước ASEAN với tổng giá trị là 690 triệu. Trong thời gian 6 tháng đầu năm 2003, Trung Quốc đã đầu tư vào 822 dự án của các nước ASEAN với tổng giá trị cam kết là 1.37 tỉ USD [43; tr.19].

Đầu tư của Trung Quốc vào các nước ASEAN cũng có chiều hướng tăng nhanh. Năm 1999, đầu tư của Trung Quốc vào Thái Lan mới chỉ đạt 78 triệu

Page 60 of 101

USD. Tới năm 2001, FDI của Trung Quốc ở nước này đã tăng lên 159 triệu USD. Tính đến tháng 3/2003, Trung Quốc có 235 doanh nghiệp liên doanh tại Thái Lan với tổng số vốn 363 triệu USD, trong đó phía Trung Quốc đóng góp 234 triệu USD [27; tr.31].

Hiện nay, Ở Singapo đã có 1.500 công ty Trung Quốc đang hoạt động, 77 công ty niêm yết tính tại thị trường chứng khoán Singapo [38; tr.10]. Tính tới cuối năm 2001, ở Malaixia, Trung Quốc đã có 96 doanh nghiệp liên doanh với các địa phương với tổng số vốn lên tới 70,58 triệu USD, trong đó các công ty Trung Quốc đã đóng góp 34,7 triệu USD [21; tr.10].

Mới đây nhiều hợp đồng làm ăn giữa các nước ASEAN đã được kí kết như: Hợp đồng đầu tư và khai thác chế biến Niken tại Philipin với tổng giá trị 950 triệu USD, sản xuất dầu với 500 triệu USD và dự án lọc khí gas với 275 triệu USD tại Inđônêxia [11; tr.159]. Tại các nước Đông Dương, Trung Quốc ngày càng quan tâm hơn về khai thác nguồn nguyên vật liệu, đặc biệt là các khoáng sản màu. Mới đây công ty khoáng sản địa chất thuộc tỉnh Vân Nam đã kí hợp đồng 30 năm khai thác mở Kali 800 triệu tấn ở Lào. Ở Việt Nam, các công ty Trung Quốc cũng đẩy mạnh hoạt động khai thác nhôm. Campuchia và Mianma, là đối tượng quan tâm của Trung Quốc trong việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Năm 2004, Trung Quốc lần đầu tiên trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ nhất ở Campuchia. Thương mại song phương trong những năm 2004 tăng 50% so với năm 2003 [11; tr.159]. Đến năm 2005, tổng số vốn đầu tư từ Trung Quốc vào ASEAN là 1.08 tỉ USD [30; tr.34]. Theo nhiều số liệu thống kê, đến cuối năm 2005, Trung Quốc đã đầu tư gần 1000 dự án không hoạt động trong lĩnh vực tài chính ở các nước ASEAN.

Page 61 of 101

Ngày 15/6/2008, Bộ trưởng Kinh tế các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc đã kí “Hiệp định đầu tư ASEAN - Trung Quốc” trong khuôn khổ hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 41 tổ chức tại Băng Cốc - Thái Lan, đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai bên góp phần vào tăng cường mối quan hệ kinh tế Trung Quốc - ASEAN trong tương lai. Năm 2008, tổng số vốn đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN lên tới 6.1 tỉ USD, kết quả này đã khiến Trung Quốc trở thành nhà đầu tư lớn thứ 8 của ASEAN. Ba nước ASEAN dẫn đầu về nhận đầu tư của Trung Quốc là Singapo, Thái Lan và Việt Nam. Tính đến hết năm 2010, thì đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào các nước ASEAN đã vượt 10 tỉ USD [57].

Điểm đáng chú ý, trong những năm đầu thế kỉ XXI, Trung Quốc đã ra sức đẩy mạnh đầu tư hai chiều. Trong đó phải kể đến việc chính phủ Trung Quốc đã hỗ trợ tài chính cũng như hỗ trợ cơ sở pháp lý cho các công ty Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài. Các doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng đầu tư ra nước ngoài và ASEAN đã thu hút được sự chú ý của các nhà tư bản Trung Quốc, đặc biệt là đầu tư vào nhưng nước giàu tài nguyên. Bên cạnh đó thì Trung Quốc còn mở rộng sang cả đầu tư xây dựng nhà máy, cơ sở sản xuất để khai thác những cơ hội do CAFTA đưa lại.

Trên lĩnh vực viện trợ, thì ngay từ đầu những năm 90, sau những thành công của quá trình cải cách kinh tế Trung Quốc đã lớn mạnh gần lên. Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện vai trò của một nước lớn ở khu vực và trên thế giới, viện trợ cho những nước kém phát triển hơn mình trong đó có ASEAN. Mục đích của Trung Quốc là vừa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhận ưu đãi giành cho các công ty của Trung Quốc ở ASEAN sau này vừa nhằm mục đích lôi léo, khéo léo ràng buộc các nước này vào vòng ảnh hưởng của Trung Quốc.

Page 62 of 101

Ngày 22/4/2005, nhân chuyến thăm Inđônêxia của Thủ tưởng Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc đã cam kết cho Inđônêxia vay 300 triệu USD với giá ưu đãi để xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài khoan vay 400 triệu cam kết trước đó. Ngoài ra, chủ tịch Hồ Cẩm Đào còn cam kết tăng thêm 20 triệu USD viện trợ cho các nạn nhân ở Inđônêxia.

Cũng trong tháng 4 năm 2005, Thủ tướng Trung Quốc Hồ Cẩm Đào sang thăm chính thức Philippin. Hai bên đã ra tuyên bố chung đánh giá quan hệ hai nước vào “thời kì vàng son” của mối quan hệ đối tác và xác lập quan hệ “Hợp tác mang tính chất chiến lược vì hào bình và phát triển”, kí 14 bản thỏa thuận giá trị khoảng 1.82 tỉ USD. Trong đó, có 1.105 tỉ USD cho đầu tư và 542.2 triệu cho vay ưu đãi và 2.5 triệu USD viện trợ.

Trung Quốc đã cung cấp nhiều khoản viện trợ kinh tế cho Mianma. Năm 2006, Trung Quốc đã cho Mianma vay 200 triệu USD với lãi suất thấp để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế [27; tr.32].

Đối với Việt Nam, trong giai đoạn 1992-2004, Chính phủ Trung Quốc đã cung cấp khoảng 312 triệu USD vốn ODA cho Việt Nam. Trong đó, có 50 triệu USD không hoàn lại để nâng cấp các sự án đầu tư của Trung Quốc ở Việt Nam như mở rộng khu gang thép Thái Nguyên. Riêng năm 2006, Trung Quốc đã viện trợ 200 triệu vốn ODA cho Việt Nam, cho Philippin vay ưu đãi 542.2 triệu USD và viên trợ 2.5 triệu USD [27; tr.34].

Trong những năm qua, dù mục đích nào đi nữa, thì những khoản tiền Trung Quốc cho vay hoặc viện trợ với giá ưu đãi ở Đông Nam Á đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của các nước ASEAN, giúp các nước này giải quyết những khó khăn bước đầu về vốn.

Page 63 of 101

Đầu tƣ của ASEAN vào Trung Quốc

Đồng thời với việc gia tăng mạnh mẽ đầu tư của Trung Quốc vào các nước ASEAN thì các doanh nghiệp ASEAN đã đầu tư vào Trung Quốc với số vốn ngày càng tăng. Tuy không nhiều vốn, công nghệ chưa cao như các nhà đầu tư Mĩ, Tây Âu nhưng lại có những ưu thế về văn hóa địa lí, đặc biệt là lực lượng ưu thế của người Hoa kiều nên đây cũng là nguồn vốn không kém phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc.

Cũng nhờ vào sự phục hồi kinh tế mà đầu tư của ASEAN vào Trung Quốc ngày càng tăng. Theo số liệu của Bộ ngoại thương và hợp tác kinh tế Trung Quốc vào cuối năm 2001, tổng số vốn đầu tư của ASEAN vào Trung Quốc bao gồm 17.972 dự án với giá trị cam kết là 53.3 tỉ USD (chiếm gần 7.2% tổng FDI vào Trung Quốc) và giá trị giải ngân là 26.2 tỉ USD (chiếm 6.1% tổng vốn FDI của Trung Quốc). Tính đến năm 2002, các nước ASEAN đã có 19.731 dự án đầu tư tại Trung Quốc với giá trị 58.09 tỉ USD [44; tr.19]. Tính đến cuối năm 2003, các nước ASEAN đầu tư vào Trung Quốc tổng cộng 21.859 dự án với số vốn đầu tư thực tế là 32.3 tỉ USD [10; tr.158].

Sang tới năm 2005, tổng số vốn đầu tư trực tiếp của ASEAN là 3.1 tỉ USD, trong đó riêng Singapo đã đầu tư 2.2 tỉ USD, chiếm 71% tổng đầu tư của ASEAN vào Trung Quốc năm đó. Đến cuối năm 2005, tổng số vốn đầu tư vào Trung Quốc từ ASEAN đã lên tới 38.5 tỉ USD [31; tr.40].

Đến năm 2007, tổng số vốn của ASEAN vào Trung Quốc là 47 tỉ. Đến năm 2008, cùng với những kết quả khả quan trong quan hệ hợp tác song phương, đầu tư hai chiều cũng tăng nhanh. Ba quốc gia của ASEAN đứng đầu trong việc đầu tư vào Trung Quốc là Singapo, Mailaixa, Thái Lan, trong đó tổng số vốn đầu

Page 64 of 101

tư của Singapo vào Trung Quốc là 27.74 tỉ USD vào nhiều nhành và nhiều lĩnh vực đa dạng.

Tính đến cuối tháng 6/2010, tổng vốn đầu tư tích lũy song phương đạt 69.4 tỉ USD. Trong đó, tổng mức đầu tư của ASEAN vào Trung Quốc đạt 59.8 tỉ USD, tổng mức đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN đạt 9.6 tỉ USD [56].

Như vậy, trong những năm đầu thế kỉ XXI, đầu tư hai chiều Trung Quốc - ASEAN đã tăng trưởng mạnh mẽ. Trung Quốc là một trong những nước đầu tư lớn của ASEAN và nhiều nước ASEAN cũng là nhà đầu tư lớn của Trung Quốc. Cũng với những thành công trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tính cả số vốn của Trung Quốc và ASEAN thu hút được của nhau trong những năm qua đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả Trung Quốc và ASEAN.

Page 65 of 101

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế trung quốc asean từ năm 1991 đến năm 2010 (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)