1. Một số khái niệm cơ bản
2.2.2. Thực trạng tạo động lực lao động thông qua hình thức kích thích vật
Là đơn vị sự nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng ,Viện Kiến trúc Quốc gia phải thực hiện các chức năng nhiệm vụ khác nhau, trong đó nhiệm vụ chính trị - xã hội là hết sức quan trọng. Việc sử dụng lao động và tạo động lực cho lao động với số lượng lớn là các kiến trúc sư làm việc ở nhiều phòng ban, đơn vị chức năng khác nhau, phải xử lý một khối lượng lớn các công việc liên quan đến chế độ, chính sách dành cho người lao động. Vì vậy, việc tạo động lực cho người lao động cũng trở nên đa dạng. thực tế cho thấy Viện Kiến trúc Quốc gia rất chú trọng vấn đề thu nhập của người lao động và chủ trương tăng
66
thu nhập để người lao động có được cuộc sống ổn định và an tâm cống hiến hơn.
Tuy vậy, theo kết quả điều tra cho thấy, mức độ hài lòng về tiền lương là khá thấp và có sự chênh lệch rõ nét giữa 02 nhóm tiêu chí. Nếu như tiêu chí “Điều kiện tăng lương phù hợp với mức tăng hợp lý” và “Tôi luôn được nhận lương đúng thời hạn” khiến đội ngũ kiến trúc sư có sự đồng tình với mức ĐTB cao thì các tiêu chí về “Cách thức trả lương hiện nay tại tổ chức là hợp lý” cũng như “Mức lương hiện nay của tôi cân xứng với mặt bằng chung trên trường lao động” lại bị đánh giá rất thấp. Điều này cho thấy đội ngũ kiến trúc sư cảm thấy không hài lòng về mức lương khi so sánh cùng vị trí hiện tại như ở các tổ chức khác, đặc biệt là các tổ chức thuộc khu vực tư nhân. Nếu tình trạng này không được giải quyết sớm, nguy cơ Viện KTQG sẽ phải đối mặt với tình trạng “chảy máu chất xám” khi các nhân tài bỏ ra ngoài làm việc ngày càng nhiều.
Xác định rõ công tác tạo động lực cho người lao động thông qua tiền thưởng là không thể thiếu và cần được quan tâm nên Viện KTQG cũng đã và đang ngày một cải thiện rõ rệt công tác này. Viện đã sử dụng công tác tiền thưởng xem như một biện pháp tăng thêm thu nhập, chăm sóc tốt hơn đời sống cho người lao động và khuyến khích cả về vật chất và tinh thần nhằm tạo động lực cho người lao động hăng say làm việc để có kết quả tốt hơn. Chính vì thế, khi so sánh với các tiêu chí thuộc nhóm nhân tố “Tiền lương”, mức độ hài lòng của đội ngũ kiến trúc sư về “Tiền thưởng” cao hơn rất nhiều. Phần lớn sự hài lòng về tiền thưởng được đánh giá cao ở điều kiện xét thưởng hợp lý, thưởng đúng lúc và kịp thời, ngoài ra còn có sự hài lòng về mức thưởng hợp lý và có tác dụng khuyến khích. Tuy nhiên, bên cạnh đó đa phần sự không hài lòng thể hiện ở việc công tác khen thưởng chưa đảm bảo công bằng. Mức điểm trung bình của tiêu chí “Tôi hài lòng về mức thưởng mà tổ
67
nhất (ĐTB = 3,36). Điều này tạo ra sự cảnh báo sớm cho tổ chức nếu cần phải điều chỉnh chế độ thưởng nhân viên về tính công bằng.
Tương tự như công tác “Tiền thưởng”, “Các chế độ phúc lợi” đang được áp dụng cũng tạo hiệu ứng tốt về độ hài lòng cho đội ngũ kiến trúc sư nói riêng và cán bộ, công nhân viên trong toàn Viện KTQG nói chung. Cụ thể, mức hài lòng có số điểm cao nhất được đánh giá thuộc tiêu chí “Chế độ
làm việc và nghỉ ngơi của tổ chức là hợp lý” với ĐTB là 3,79 tiếp theo là tiêu chí liên quan đến chế độ phúc lợi và chế độ đóng bảo hiểm. Tóm lại, đây được xem là hình thức tạo động lực cần được tiếp tục duy trì và phát huy trong công tác tạo động lực lao động của Viện KTQG.
2.2.3. Thực trạng tạo động lực lao động thông qua hình thức kích thích tinh thần tại Viện Kiến trúc Quốc gia