1. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Học thuyết nhu cầu của Maslow
Thuyết về tháp nhu cầu của Abraham Maslow (1908-1970) – nhà tâm lý học người Mỹ - là một trong những mô hình được sử dụng rộng rãi nhất trong nghiên cứu về động cơ cá nhân.Abraham Maslow đã chỉ ra rằng người quản lý cần phải có các biện pháp làm thoả mãn nhu cầu của mỗi cá nhân, khi đó sẽ tạo ra được động lực cho người lao động.Ông đã sắp xếp các nhu cầu của con người theo 5 cấp bậc:
Nhu cầu về sinh lý (nhu cầu cơ bản): Là các nhu cầu tối thiểu của con người về thức ăn, nước uống, chỗ ở và ngủ, đi lại và các nhu cầu cơ thể khác. Đây là những nhu cầu cơ bản nhất được Maslow đặt lên hàng đầu của hệ thống. Ông cho rằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu cầu bậc thấp (cơ bản) được thỏa mãn.
Nhu cầu an toàn: Là những mong muốn của con người được đảm bảo an toàn về mọi mặt như: An toàn về thân thể, có một công việc ổn định lâu dài, điều kiện làm việc an toàn, đầy đủ, sức khỏe được chăm lo và đảm bảo. Do đó, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp cần quan tâm đến các nhu cầu này để tạo được động lực cho người lao động.
20
Nhu cầu được công nhận (nhu cầu giao tiếp): Là mong muốn của người lao động được giao lưu, gặp gỡ, thiết lập các mối quan hệ với những người khác trong cuộc sống và trong công việc. Ai cũng mong muốn có tình yêu thương của bạn bè, đồng nghiệp, sự sẻ chia, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Khi được thỏa mãn nhu cầu này sẽ tạo ra tâm lý thoải mái, vui vẻ khiến cho người lao động sẽ gắn bó hơn trong môi trường làm việc của mình.
Sơ đồ 1.2. Mô hình học thuyết nhu cầu của Maslow
(Nguồn: Tạp chí Khoa học DDHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 26, trg. 78-85. ) Nhu cầu được tôn trọng: Là nhu cầu có địa vị, được người khác tôn trọng hay thừa nhận đối với năng lực và sự cống hiến của mình. Đây là nhu cầu khiến cho con người sẽ nỗ lực hết khả năng của mình để có được một địa vị cao được nhiều người công nhận và nể trọng. Do vậy, các nhà quản lý cần khen ngợi, khích lệ người lao động khi họ hoàn thành tốt công việc để thúc đẩy họ đem hết khả năng cống hiến cho tổ chức.
Nhu cầu được tự khẳng định: Theo lý thuyết này nhu cầu con người xuất hiện theo thứ bậc từ thấp đến cao. Khi nhu cầu thấp được thoả mãn thì
21
nhu cầu cao hơn sẽ xuất hiện. Đây là nhu cầu tự hoàn thiện của bản thân của con người, khi con người tự nhận thấy rằng bản thân thích làm một việc gì đó để năng lực, trí tuệ, khả năng của bản thân được phát huy và chỉ khi thực hiện công việc đó thì họ mới cảm thấy hài lòng, thoả mãn. Trong cơ quan, tổ chức hay doanh nghiệp nhu cầu này được thể hiện ở việc người lao động muốn làm việc theo sở trường, chuyên môn, nghiệp vụ mà họ yêu thích với mong muốn là được thể hiện mình. Do vậy, các nhà quản lý cần tạo điều kiện cho nhân viên của mình có cơ hội phát huy những thế mạnh của cá nhân trong công việc cũng như có cơ hội được đào tạo và phát triển trong nghề nghiệp.
Như vậy, thông qua học thuyết này có thể thấy được sự tác động của hệ thống nhu cầu cá nhân có tác động thế nào đến động lực lao động, làm việc của con người. Do đó, để tạo động lực cho người nhân viên, người quản lý cần phải hiểu nhân viên đó đang ở đâu trong hệ thống thứ bậc nhu cầu này và hướng vào sự thỏa mãn nhu cầu ở bậc đó trên cơ sở mục tiêu và điều kiện cho phép của tổ chức.