Học thuyết về sự công bằng của J Stacy Adams

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động cho đội ngũ kiến trúc sư tại Viện Kiến trúc Quốc gia (Trang 31 - 32)

1. Một số khái niệm cơ bản

1.2.3. Học thuyết về sự công bằng của J Stacy Adams

Học thuyết về sự công bằng được John Stacy Adams công bố vào năm 1963. Học thuyết này đề cập đến vấn đề nhận thức của người lao động về mức độ được đối xử đúng đắn và công bằng trong tổ chức.

Trong công việc người lao động luôn mong muốn được đối xử đúng đắn và công bằng. Sự công bằng được thể hiện trong phân phối tiền lương, tiền thưởng, cách thức tính lương, trong phân công công việc, trong vấn đề thăng tiến, đề bạt…Vì mong muốn được đối xử công bằng mà người lao động có xu hướng so sánh sự đóng góp của họ và các quyền lợi họ nhận được với sự đóng góp và quyền lợi của người khác.

Người lao động cảm thấy được đối xử công bằng khi nhận thấy tỷ lệ quyền lợi hay sự đóng góp của mình ngang bằng với tỷ lệ đó của những người khác. Do đó họ sẽ cảm thấy hài lòng và tăng hiệu quả thực hiện trong công việc. Ngược lại, khi người lao động phát hiện ra họ bị đối xử không công bằng, họ sẽ bắt đầu thất vọng, chán nản. Sự không công bằng càng lớn, người lao động thất vọng càng nhiều, khi đó họ sẽ có những hành vi bất mãn, phản ứng lại nhằm thiết lập lại sự công bằng như: giảm nỗ lực làm việc, vắng mặt, nghỉ việc nhiều hơn hoặc thậm chí tự ý bỏ việc...

Những quan điểm cơ bản của học thuyết này các nhà quản lý có thể áp dụng trong quản lý nhân lực để tạo động lực cho người lao động. Con người luôn mong muốn được hưởng như nhau khi có cống hiến như nhau, do đó, để tạo động lực cho người lao động, người quản lý cần phải tạo dựng, duy trì sự công bằng giữa sự đóng góp của cá nhân và các quyền lợi mà cá nhân đó

23

được hưởng. Muốn vậy, các tổ chức hay doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống đánh giá tốt, với những tiêu chí đánh giá hợp lý phù hợp, phương pháp đánh giá chính xác, tiến hành đánh giá một cách công bằng, công khai nhằm mục đích phản ánh chính xác kết quả công việc và đóng góp của người lao động. Mặt khác, xây dựng hệ thống thông tin phản hồi để mọi người có thể nắm bắt và hiểu rõ, tiến hành chi trả lương, thưởng và các hoạt động quản trị nhân lực khác phải dựa trên kết quả đánh giá thực hiện công việc của người lao động cống hiến. Bên cạnh đó, cần phải tránh sự phân biệt đối xử giữa những người lao động trong tập thể vì bất kỳ lý do nào.

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động cho đội ngũ kiến trúc sư tại Viện Kiến trúc Quốc gia (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)