Kinh nghiệm của một số tổ chức trong tạo động lực lao động

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động cho đội ngũ kiến trúc sư tại Viện Kiến trúc Quốc gia (Trang 53 - 55)

1. Một số khái niệm cơ bản

1.6.1. Kinh nghiệm của một số tổ chức trong tạo động lực lao động

* Kinh nghiệm tạo động lực lao động tại Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (PVN)

Với tập đoàn PVN, những điểm đáng chú ý nhất trong công tác nhân sự là sự chú trọng vào hoạt động đào tạo, công tác an toàn – sức khỏe – môi trường trong lao động sản xuất. Tập đoàn còn có một Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2009 – 2015, định hướng tới 2025. Trong đó, mục tiêu chính của PVN là có một đội ngũ lãnh đạo, quản lý, chuyên gia khoa học – công nghệ và công nhân kỹ thuật có trình độ ngang tầm quốc tế. PVN có hơn 60.000 người lao động trong toàn tập đoàn nhưng năm 2011 có hơn 70.435 lượt người, năm 2012 có 83.680 lượt người, và 2013 có tới 99.273 lượt người được tham gia các khóa đào tạo thường niên (hơn 90% ở trong nước và khoảng 89% ở nước ngoài) Ngoài công tác đào tạo, PVN cũng chú trọng nâng cao thu nhập của người lao động, với mức thu nhập bình quân thuộc dạng cao ở Việt Nam. Công tác nhân sự xoay quanh việc phát huy yếu

45

tố con người, đặt con người vào vị trí trung tâm của phát triển doanh nghiệp. Với khoảng 26.638 người lao động (năm 2015) và 26.366 người (năm 2016), PVN luôn chú ý củng cố, đổi mới văn hóa doanh nghiệp, và điều kiện làm việc của người lao động trong tập đoàn khi môi trường làm việc liên quan đến xăng dầu và các yếu tố độc hại khác.

*Kinh nghiệm tạo động lực lao động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) là doanh nghiệp nhà nước được thành lập năm 1995 (tiền thân là Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam).

- Tập đoàn đã quan tâm đến công tác tạo động lực cho người lao động thông qua việc triển khai các chương trình, phong trào thi đua, cụ thể phong trào “Sáng tạo VNPT”, đây là một phong trào tạo động lực trong quản lý và sản xuất kinh doanh của các đơn vị, đã góp phần để - Tập đoàn đạt mức tăng trưởng từ 25 - 30% năm, năng suất lao động tăng trên 10%, việc làm và thu nhập được ổn định và có cải thiện, người lao động yên tâm gắn bó với doanh nghiệp.

- Ngoài ra Tập đoàn còn triển khai các phong trào như: Người VNPT sử dụng các sản phẩm dịch vụ VNPT; Nụ cười VNPT; Chất lượng VNPT; “Tháng hành động vì người lao động”... Các phong trào thi đua nhằm đẩy mạnh phát huy lao động sáng tạo; chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; nâng cao đời sống vật chất tinh thần, cải thiện điều kiện làm việc, sinh hoạt cho người lao động. Song song với việc phát động các phong trào thi đua, Tập đoàn thường xuyên ghi nhận, tôn vinh, biểu dương các cá nhân có nhiều thành tích trong lĩnh vực nghiên cứu, áp dụng sáng kiến, giải pháp trong quản lý và sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả cao cho Tập đoàn.…

46

* Kinh nghiệm tạo động lực lao động tại tập đoàn Than Khoáng sản Việt nam ( Vinacomin)

Tập đoàn Vinacomin có tổng số lao động tính tới cuối năm 2016 là 110.631 người và 109.900 đến hết Quý I năm 2017 . Do đặc thù ngành than và khoáng sản nên đa số người lao động của Vinacomin phải làm việc ở những môi trường chứa đựng những yếu tố nguy hiểm và độc hại cao. Do đó, công tác đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động được chú trọng. Đồng thời, tập đoàn luôn cố gắng nâng cao thu nhập của người lao động để họ cố gắng và yên tâm công tác. . Ngoài ra, tập đoàn còn là một trong những tập đoàn kinh tế nhà nước quan tâm đến việc nâng cao trình độ của người lao động thông qua hệ thống các trường Quản trị kinh doanh và các trường đào tạo nghiệp vụ khai thác mỏ ở một số địa phương.

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động cho đội ngũ kiến trúc sư tại Viện Kiến trúc Quốc gia (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)