Sự hài lòngcông việc của người lao động

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động cho đội ngũ kiến trúc sư tại Viện Kiến trúc Quốc gia (Trang 42 - 45)

1. Một số khái niệm cơ bản

1.4.1.Sự hài lòngcông việc của người lao động

34

Hiểu được các nhu cầu cơ bản của người lao động và việc đáp ứng những nhu cầu đó, ta có thể nhận thấy khi được tạo động lực một cách đầy đủ thì người lao động sẽ có khả năng lao động hiệu quả hơn, tăng thu nhập của mình, cải thiện điều kiện sống hiện tại và có cơ hội hoàn thiện bản thân mình và hòa nhập với các hoạt động của cộng đồng, xã hội. Nói chung, việc tạo động lực cho người lao động sẽ đem đến hiệu ứng tích cực đối với tâm lý, sinh lý và định hướng của người lao động trong công việc. Đó là sự hài lòng với công việc.

Sự hài lòng với công việc (job satisfaction) là một thuật ngữ gần đây rất được giới quản trị quan tâm khi nhắc đến những hoạt động liên quan tới người lao động trong tổ chức, vì khi người lao động có được sự hài lòng trong công việc mình thực hiện thì họ trước hết sẽ yêu thích công việc mình đang làm, sau đó sẽ biết quý trọng và giữ gìn nó với một cảm giác tích cực; điều này ảnh hưởng tốt đến hiệu quả làm việc của chính họ.

Theo James W. Walker, ông cho rằng những biến số liên quan đến hiệu quả làm việc, sự hài lòng với công việc và động lực có thể kiểm soát được ở một chừng mực nào đó bởi công tác quản trị trong tổ chức. Ví dụ điển hình của những biến số đó là bối cảnh làm việc, những hoạt động và nhiệm vụ được giao, nội dung và mục tiêu của công việc. Những biến số này có ảnh hưởng trực tiếp lên nỗ lực bản năng của người lao động và mức độ cố gắng của họ, từ đó họ có thể tìm thấy sự hài lòng trong công việc của mình. Tuy những nỗ lực trong công việc là điều kiện tiên quyết cho hiệu quả làm việc, nhưng chính năng lực của bản thân người lao động cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một sự cảm nhận tích cực về những gì mà bản thân mình đạt được trong công việc khi mà người lao động đó thực hiện một nhiệm vụ đòi hỏi trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm riêng . Hiệu quả làm việc của cá

35

nhân người lao động tạo ra những kết quả thúc đẩy năng suất lao động của tổ chức hoặc tạo ra những phần thưởng xứng đáng mà tổ chức dành cho họ. Theo đó, nhiều người lao động cũng đo lường sự hài lòng trong công việc bằng kết quả của những nỗ lực mà họ bỏ ra.

Nhìn chung, sự hài lòng trong công việc là mức độ thỏa mãn, niềm yêu thích và sự tin tưởng mà người lao động cảm nhận được từ công việc của họ. Cảm giác này chủ yếu dựa trên sự nhận thức của mỗi người, bên cạnh đó còn dựa vào những yếu tố bên trong và bên ngoài như tình trạng công việc, đồng nghiệp, cấp trên hay mức lương. Sự hài lòng trong công việc được xem là nguồn động lực, dẫn đến những hành vi của người lao động tại nơi làm việc. Sự hài lòng trong công việc có thể bị ảnh hưởng bởi năng lực của người lao động khi phải hoàn thành yêu cầu công việc, mức độ quan hệ trong tổ chức hay cách mà họ đối xử với đồng nghiệp. Sự hài lòng của người lao động được thể hiện qua hai nhóm yếu tố, yếu tố bên trong và bên ngoài, thông qua các tiêu chí chung như điều kiện làm việc và phương pháp làm việc theo nhóm. Thêm vào đó, sự hài lòng trong công việc có thể coi là một trong những yếu tố chính khi nhắc đến sự hiệu quả của doanh nghiệp. Trên thực tế, trong những mô hình quản lý mới thường nhấn mạnh nhân viên là yếu tố chính cần phải được quan tâm về nhu cầu, nguyện vọng – những yếu tố quan trọng để hình thành nên sự hài lòng hay không hài lòng tại nơi làm việc. Khi phân tích sự hài lòng một cách logic có thể xem một nhân viên hài lòng là một nhân viên vui vẻ, hạnh phúc với công việc của họ và nhân viên đó cũng sẽ chính là nhân viên thành công. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự hài lòng của người lao động có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả công việc hay sự trung thành với tổ chức. Do đó việc đánh giá sự hài lòng công việc của người lao động là rất cần thiết để tổ chức điều chỉnh chính sách nhân sự một cách hợp lý.

36

Đánh giá mức độ hài lòng của người lao động sẽ giúp tổ chức có được cái nhìn đúng đắn về động lực làm việc, từ đó tổ chức có thể điều chỉnh chính sách và giải pháp phù hợp đáp ứng nhu cầu của người lao động để tạo sự hài lòng công việc. Vì vậy, sự hài lòng của người lao động được coi là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá hiệu quả của công tác tạo động lực trong tổ chức.

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động cho đội ngũ kiến trúc sư tại Viện Kiến trúc Quốc gia (Trang 42 - 45)