Kết quả thực hiện công việc

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động cho đội ngũ kiến trúc sư tại Viện Kiến trúc Quốc gia (Trang 46 - 47)

1. Một số khái niệm cơ bản

1.4.3. Kết quả thực hiện công việc

Kết quả thực hiện công việc là một thuật ngữ điển hình trong nghiên cứu quản trị nhân lực và được coi là chỉ số quan trọng, thể hiện khả năng của nhân viên đạt được mục tiêu tổ chức bằng cách sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hiệu quả. Nó liên quan đến tất cả các khía cạnh công việc của nhân viên một cách trực tiếp cũng như gián tiếp. Kết quả thực hiện công việc có 2 tiêu chí để đo lường, đó là công việc được giao (task performance) và công việc phát sinh (contextual performance). Hai tiêu chí này chính là hai hành vi khác biệt trong công việc, đóng góp một cách độc lập cho hiệu quả của công việc, miêu tả hành vi cụ thể của một cá nhân trong việc tạo ra hiệu quả làm việc, mà hiệu quả này được tổ chức đánh giá ở góc độ khác nhau. Cụ thể:

Kết quả thực hiện công việc được giao: Liên quan đến khuôn mẫu hay hành vi mà trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ, hoặc là các hoạt động nhằm hỗ trợ gián tiếp cho các quy trình chuyên môn cốt

38

lõi nhất của tổ chức. Hay nói cách khác, kết quả thực hiện công việc theo nhiệm vụ được giao là sự đóng góp của một người vào hiệu quả hoạt động của tổ chức, điều này đề cập đến hành động như là một phần của hệ thống khen thưởng chính thức (tức là, chuyên môn cốt lõi ), và nhấn mạnh đến các yêu cầu như đã quy định trong bản mô tả công việc.

Kết quả thực hiện công việc phát sinh được định nghĩa là nỗ lực của cá nhân mà không liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ chính của họ. Nhưng nó lại rất quan trọng vì đã hình thành nên bối cảnh xã hội và tâm lý của tổ chức, nó như là một chất xúc tác quan trọng của các quy trình và hoạt động thực hiện công việc theo nhiệm vụ chính. Khi nhân viên giúp đỡ người khác để hoàn thành một nhiệm vụ, hay hợp tác với người giám sát của họ, hoặc đề xuất cải thiện các quy trình của tổ chức, tức là họ đang tham gia vào thực hiện công việc phát sinh.

Như vậy, có thể thấy, sự thành công của một tổ chức phụ thuộc chặt chẽ vào kết quả thực hiện công việc của nhân viên có tốt hay không. Đặc biệt, trước khi đưa ra những quyết định liên quan đến hoạt động cải tiến thì một trong những căn cứ mà tổ chức cần quan tâm đầu tiên đó chính là kết quả thực hiện công việc của nhân viên. Do đây chính là minh chứng rõ ràng cho việc kết hợp giữa năng lực làm việc, sự nhận thức về các nhiệm vụ được giao của nhân viên và sự nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ đó. Hay nói cách khác, kết quả thực hiện công việc nên được xem xét như một tiêu chí đánh giá hiệu quả

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động cho đội ngũ kiến trúc sư tại Viện Kiến trúc Quốc gia (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)