7. Kết cấu của luận văn
1.4.1. Các nhân tố bên ngoài
1.4.1.1. Các quy định mang tính pháp lý của Nhà nước về lao động, tiền
lương
Các quy định về tiền lương của Nhà nước ban hành nằm trong hệ thống các công cụ giúp Nhà nước điều tiết quản lý chính sách tiền lương quốc gia cũng như quản lý thu nhập của NLĐ trong các tổ chức cơ quan, doanh nghiệp,
đảm bảo sự cân bằng thu nhập giữa các vùng miền, cân bằng cuộc sống giữa con người với con người. Quy định của Nhà nước về lao động, tiền lương có tác động trực tiếp đến mức tiền lương và QCTL trong DN. Việc xây dựng và thực hiện QCTL của các DN có thể linh hoạt cho phù hợp với điều kiện SXKD nhưng QCTL của DN xây dựng phải dựa trên cơ sở các quy định của Nhà nước về tiền lương và tuân thủ các quy định đó. Khi chính sách TL của Nhà nước được sửa đổi, cải cách thì chính sách TL của DN cũng phải được sửa đổi theo để phù hợp với các quy định này. Vì vậy, DN cần theo dõi và cập nhật các quy định mang tính pháp lý của Nhà nước liên quan đến vấn đề tiền lương để từđó có định hướng trong việc xây dựng, hoàn thiện QCTL phù hợp và đúng quy định của Pháp luật. Chính sách tiền lương hiện hành của Nhà nước gồm: tiền lương cơ sở; tiền lương tối thiểu vùng; quy định về thang lương, bảng lương; quy định về quản lý tiền lương.
1.4.1.2. Thị trường lao động và đối thủ cạnh tranh
Đối với mỗi DN, muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường đều phải tuân theo những quy luật khách quan của thị trường. Bởi vậy, các DN phải thường xuyên xem xét và nhìn nhận mối quan hệ giữa cung và cầu của thị
trường lao động đối với đối tượng lao động DN cần sử dụng, từđó DN đưa ra mức tiền lương, tiền công phù hợp và mang tính cạnh tranh đối với các DN cùng ngành nghề. Bất kỳ DN nào có mức lương cạnh tranh sẽ giữ chân được NLĐ có trình độ, năng lực làm việc lâu dài và thu hút lực lượng lao động có
chất lượng ngoài thị trường lao động đến làm việc tại DN góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Thông thường các DN luôn quan tâm và trả
lương cao hơn so với giá công trên thị trường lao động đối với những lao
động khan hiếm, khó thu hút và trả lương bằng hoặc thấp hơn giá công trên thị trường lao động đối với lao động dư thừa, lao động phổ thông dễ dàng thuê mướn.
1.4.1.3. Trình độ khoa học kỹ thuật, phát triển kinh tế
Khoa học kĩ thuật phát triển giúp giảm chi phí lao động và chi phí phục vụ hoạt động SXKD, từ đó làm tăng năng suất lao động và lợi nhuận của doanh nghiệp. Khoa học kĩ thuật phát triển cũng đồng nghĩa với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Do vậy QCTL doanh nghiệp phải tính đến các chức danh công việc có điều kiện tác nghiệp trong môi trường khoa học kỹ thuật cao, chức danh tác nghiệp dùng ít hàm lượng công nghệ, máy móc để xây dựng hệ thống lương theo chức danh, cách thức chi trả trong QCTL cho phù hợp với công việc.