Mô tả số liệu và mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của tín dụng chính thức đến thu nhập của nông hộ ở huyện chợ gạo tỉnh tiền giang (Trang 40)

4.1.1.1 Những thông tin chung về nhân khẩu

Những thông tin chung về nông hộ được khảo sát qua các mẫu phỏng vấn trên địa bàn huyện Chợ Gạo được trình bày qua bảng 4.1 sau:

Bảng 4.1: Thống kê về tình hình nhân khẩu học trong mẫu điều tra năm 2013

Tiêu chí Tần số Tỷ trọng (%)

Giới tính Nam 68 75,56

Nữ 22 24,44

Tuổi Trong tuổi lao động 71 78,89

Ngoài tuổi lao động 19 21,11

Nguồn: Thống kê từ kết quả phỏng vấn nông hộ huyện Chợ Gạo năm 2013

Dựa vào kết quả điều tra của bảng 4.1, trong tất cả các hộ được phỏng vấn có đến 68/90 hộ có giới tính là nam, tương đương với tỷ lệ 75,56%, còn 24,44% chủ hộ là nữ. Điều này cho thấy rằng, trên địa bàn nghiên cứu nam giới luôn là trụ cột gia đình, là người có ảnh hưởng đến quyết định trong trong gia đình.

Theo số liệu được thu thập được, có đến 71/90 (chiếm 78,89%) chủ hộ vẫn còn trong độ tuổi lao động. Các chủ hộ này vẫn tham gia vào quá trình sản xuất mang lại thu nhập cho nông hộ cũng như là có đủ khả năng quản lý việc trong gia đình. Còn đối với những chủ hộ ngoài độ tuổi lao động (chiếm 21,11%), thực tế thì họ vẫn còn khả năng lao động, tuy nhiên, công việc của họ đơn giản chỉ là trông coi nhà hay chăm sóc con cháu trong gia đình.

4.1.1.2 Tình hình chung về nông hộ

Dựa vào thông tin thu thập được ở huyện Chợ Gạo, ta có thể khái quái được về tình hình đời sống của nông hộ nơi đây, cũng như có thể biết thêm

33

được các điều kiện kinh tế – xã hội trên địa bàn như thế nào thông qua bảng 4.2 sau:

Bảng 4.2: Thống kê tình hình chung của nông hộ trên mẫu điều tra năm 2013 Tiêu chí ĐVT Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất

Độ tuổi của chủ hộ Tuổi 55,09 33 94

Trình độ học vấn của chủ hộ Lớp 7,3 0 15

Số thành viên trong gia đình Người 4,47 1 11

Khoảng các đến TCTD gần nhất Km 9,58 2,5 15

Tài sản của hộ Triệu đồng 863,724 169 2.307

Số năm kinh nghiệm trồng lúa Năm 30,49 10 50

Nguồn: Thống kê từ kết quả phỏng vấn nông hộ huyện Chợ Gạo năm 2013

Thông qua bảng số liệu, độ tuổi trung bình của nông hộ là 55,09, vẫn còn trong độ tuổi lao động đối với nam lẫn nữ, ở độ tuổi này chủ hộ có nhiều kinh nghiệm để quyết định các vấn đề gia đình, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thu nhập, cũng như là lựa chọn những hoạt động mang lại thu nhập cho gia đình. Tuổi nhỏ nhất của chủ hộ là 33, trong khi đó, tuổi của chủ hộ lớn nhất là 94. Những hộ hộ lớn tuổi không còn khả năng lao động, mà chủ yếu tham gia quản lý gia đình, truyền đạt những kinh nghiệm sản xuất cho con, cháu.

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, trình độ học vấn của chủ hộ cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Trình độ học vấn trung bình của chủ hộ là 7,3. Tỷ lệ mù chữ rất thấp (1,11%). Những chủ hộ lớn tuổi thường có học vấn thấp là vì thời xưa gia đình có hoàn cảnh khó khăn, kèm theo bất ổn chính trị nên người dân ít có điều kiện để đến lớp, mà nếu được đến lớp thì cũng chỉ biết đọc và viết. Chủ hộ có học vấn thấp nhất là 0, cao nhất là 15 (đã hoàn thành chương trình đại học). Chúng ta có thể suy luận rằng, trình độ học vấn của chủ hộ được nâng cao, chủ hộ có nhiều kiến thức hơn, có thể tiếp cận được các thông tin hiện đại trên các phương tiện thông tin đại chúng như hiện nay.

Số thành viên trung bình của nông hộ thông qua khảo sát là 4,47 người, số người trong độ tuổi lao động trung bình là 3,36 người. Thông qua số liệu này, ta có thể suy luận rằng, cứ trong gia đình 4 người, có 3 người lao động sẽ nuôi 1 người phụ thuộc. Khoảng cách trung bình đến các TCTD là 9,58 km, khoảng cách ngắn nhất là 2,5 km, xa nhất là 15 km. Như vậy, với khoảng cách

34

không quá xa, các nông hộ có thể tiếp cận được nguồn vốn vay dễ dàng hơn cho việc sản xuất hay tiêu dùng.

Tổng tài sản bình quân của nông hộ khảo sát trong năm 2013 là 863,724 triệu đồng. Trong đó, hộ có giá trị tài sản thấp nhất là 169 triệu đồng và hộ có giá trị tài sản cao nhất là 2.307 triệu đồng. Tài sản của hộ được cấu thành chủ yếu từ đất sản xuất nông nghiệp (chiếm đến 69,95%), những yếu tố còn lại chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng tài sản. Số năm kinh nghiệm trồng lúa của nông hộ huyện Chợ Gạo là 30,49 năm. Con số này khá cao, phản ánh nông hộ ở huyện Chợ Gạo có truyền thống trồng lúa lâu đời, có nhiều kinh nghiệm trong việc làm nông.

4.1.1.3 Tình hình đất đai

Đất đai là tài sản lớn và gắn liền với hoạt động sản xuất của nông hộ. Các hộ được phỏng vấn có sự khác nhau về cơ cấu và diện tích các loại đất. Để thấy được sự khác biệt này ta xem xét bảng 4.3 sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.3: Tình hình sử dụng đất của nông hộ huyện Chợ Gạo năm 2013 ĐVT: m2 Loại đất Diện tích trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Tổng cộng Đất thổ cư 1.036,32 150 3.200 93.269 Đất nông nghiệp 7.784,02 1.500 2.7000 700.562 Đất trồng lúa 6.550,69 1.000 2.5000 589.562

Nguồn: Thống kê từ kết quả phỏng vấn nông hộ huyện Chợ Gạo năm 2013

Dựa vào số liệu thống kê, có 100% số hộ có đất thổ cư với tổng diện tích 93.269 m2, diện tích đất thổ cư trung bình từng hộ là 1.036,32 m2. Con số này tương đối lớn cho các nông hộ có thể xây nhà ở, ổn định cuộc sống. Tổng diện tích đất nông nghiệp là 700.562 m2, diện tích đất nông nghiệp bình quân là 7.784,02 m2, trong khi đó, diện tích trồng lúa trung bình là 6.550,69 m2. Với diện tích đất nông nghiệp như thế này, các nông hộ rất khó cho việc sản xuất lúa như trong điều kiện hiện nay giá lúa bấp bênh, giá vật tư và dịch bệnh lại có xu hướng tăng, vì vậy, họ bắt đầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng để gia tăng được nguồn thu nhập.

Ngoài ra, diện tích đất của nông hộ cũng là 1 trong những cơ sở quan trọng để các tổ chức tín dụng ra quyết định lượng vốn vay, đối với những nông hộ có nhiều đất, chi phí sản xuất và thu thập cũng tăng theo nên lượng vốn vay được sẽ nhiều hơn những nông hộ có ít đất. Ngoài ra, khi nông hộ mất khả

35

năng trả nợ thì diện tích đất chính là điều kiện đảm bảo việc trả nợ của nông hộ.

4.1.1.4 Các mối quan hệ xã hội

Các mối quan hệ xã hội cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ trình độ học vấn của chủ hộ và các thành viên khác trong gia đình. Khi trình độ học vấn của các thành viên trong gia đình càng cao, khả năng quen biết hay làm việc cho các đoàn thể, cơ quan xã, các tổ chức chính trị sẽ rất lớn. Các mối quan hệ này được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.4: Tình hình các mối quan hệ xã hội của nông hộ huyện Chợ Gạo

Tiêu thức

Có quen Không quen Số hộ (hộ) Tỷ trọng (%) Số hộ (hộ) Tỷ trọng (%)

Các cơ quan cấp xã, huyện, tỉnh 39 43,33 51 56,67

Các tổ chức xã hội, đoàn thể ở địa phương 52 57,78 38 42,22

Các NHTM, hợp tác xã, QTDND 12 13,33 78 86,67

Thương lái lúa (gạo) 10 11,11 80 88,89

Đại lý vật tư nông nghiệp 11 12,22 79 87,78

Nguồn: Thống kê từ kết quả phỏng vấn nông hộ huyện Chợ Gạo năm 2013

Qua số liệu thống kê ta thấy, có đến 43,33% nông hộ có thành viên có làm việc hay quen biết với những người có làm việc ở các cơ quan cấp xã, huyện, tỉnh, có 12/90 hộ có quen với các NHTM, hợp tác xã, QTNND. Nhìn chung, mức độ quen biết của nông hộ với các cơ quan, tổ chức xã hội tương đối cao. Điều này giúp nông hộ tiếp cận nguồn tín dụng dễ dàng hơn, ít tốn chi phí hơn khi tìm thông tin. Đối với các hộ có thành viên trong gia đình có tham gia làm việc hoặc quen biết với các tổ chức xã hội, đoàn thể địa phương là 57,78%, những hộ này có điều kiện tiếp xúc với nguồn vốn chính thức từ các NHCSXH và các nguồn vốn bán chính thức do các tổ chức này lập ra. Ngoài ra, mức độ quen biết với thương lái lúa, đại lý vật tư nông nghiệp của nông hộ vẫn còn hạn chế (11,11% và 12,12%), điều này làm cho nông hộ ít biết được giá nông sản, giá vật tư, gây ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình.

36

4.1.2 Thực trạng sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp của nông hộ xét trên mẫu khảo sát

4.1.2.1 Số hoạt động tạo ra thu nhập của nông hộ

Thu nhập của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu có từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh và làm thuê, làm mướn. Trong đó, hoạt động trồng trọt bao gồm trồng lúa và các loại cây lâu năm khác như dừa, bưởi,… Đối với các nông hộ, thu nhập từ cây lúa góp phần quan trọng trong tổng thu nhập của gia đình. Số hoạt động tạo ra thu nhập của nông hộ được phản ánh qua bảng 4.5 sau:

Bảng 4.5: Số hoạt động tạo ra thu nhập nông hộ huyện Chợ Gạo trong năm 2013.

Số hoạt động tạo ra thu nhâp Số quan sát (hộ) Tỷ lệ (%)

01 hoạt động 5 5,56

02 hoạt động 27 30,00

03 hoạt động 53 58,88

04 hoạt động 5 5,56

Trung bình: 2,64 90 100,00

Nguồn: Thống kê từ kết quả phỏng vấn nông hộ huyện Chợ Gạo năm 2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng 4.5 ta thấy, có đến 53/90 hộ có 3 hoạt động tạo ra thu nhập, số hoạt động trung bình tạo ra thu nhập là 2,64, cho thấy, mức độ đa dạng về các loại hình kinh tế tạo ra thu nhập của nông hộ tại vùng nghiên cứu là khá cao. Nông hộ trên địa bàn nghiên cứu luôn biết cách đa dạng hóa các hoạt động tạo ra thu nhập của mình như ngoài việc trồng trọt, các hộ gia đình còn chăn nuôi thêm gia súc, gia cầm và khuyến khích con, cháu của mình kiếm thêm việc làm ở những khu công nghiệp, khu chế xuất, những nông trường,… góp phần giảm thiểu rủi ro cho hoạt động trồng trọt, ổn định kinh tế gia đình, tăng thêm thu nhập cho gia đình.

4.1.2.2 Cơ cấu thu nhập của nông hộ trong năm

Qua bảng 4.6 cho thấy nguồn thu nhập của nông hộ các từ các loại hình kinh tế như trồng trọt, chăn nuôi, lương cho hoạt động làm thuê, làm mướn và buôn bán, làm dịch vụ. Thu nhập từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi là những hoạt động mang lại nguồn thu nhập chủ yếu của nông hộ huyện Chợ Gạo.

Ở những nông hộ có vay vốn, tỷ trọng thu nhập từ việc trồng trọt chiếm 47,33% (trong đó thu nhập từ trồng lúa chiếm 36,05%), đây là nguồn thu nhập

37

chính của các nông hộ huyện Chợ Gạo vì điều kiện tự nhiên của huyện rất thích hợp cho phát triển nông nghiệp. Thu nhập từ lương công nhân, viên chức với tỷ trọng là 28,11%, tỷ trọng này khá cao, cho thấy nông hộ trên ở địa bàn nghiên cứu cũng khuyến khích con, em mình làm việc ở những lĩnh vực này để kiếm thêm thu nhập cho bản thân cũng như góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình. Kế đến là thu nhập từ việc chăn nuôi với tỷ trọng là 14,55%, đây cũng là hoạt động phổ biến ở nông thôn nên các nông hộ cũng chọn chăn nuôi làm nguồn thu nhập cho hộ gia đình. Các hoạt động làm thuê, làm mướn là những công việc chủ yếu mang tính thời vụ như gieo sạ, phun thuốc, làm cỏ, cắt lúa,… đây là những công việc tay chân nên thu nhập cũng không cao. Ngoài ra, các nông hộ ở địa bàn nghiên cứu cũng kết hợp với hoạt động chăn nuôi thủy sản, buôn bán, làm dịch vụ nhưng họ không xem nguồn thu nhập này là chính nên cũng ít đầu tư quan tâm cho các hoạt động này.

Bảng 4.6: Thu nhập của nông hộ từ hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở huyện Chợ Gạo năm 2013.

ĐVT: Triệu đồng Tiêu thức Hộ không vay tín dụng (60 hộ) Hộ có vay tín dụng (30 hộ) Thu nhập trung bình/hộ Tỷ trọng (%) Thu nhập trung bình/hộ Tỷ trọng (%) - Nông nghiệp: 105,96 62,08 149,01 62,17 + Trồng lúa 56,9 33,38 86,40 36,05 + Trồng trọt khác 10,02 5,86 27,03 11,28 + Chăn nuôi 37,93 22,19 34,88 14,55 + Nuôi trồng thủy sản 1,11 0,65 0,7 0,29

- Phi nông nghiệp: 65,00 37,92 90,66 37,83

+ Làm mướn 11,58 6,77 21,76 9,08

+ Buôn bán, làm dịch vụ 1,60 0,94 1,54 0,64

+ Công nhân, viên chức 51,82 30,21 67,36 28,11

Tổng thu nhập trung bình/hộ 170,96 100,00 239,67 100,00

Nguồn: Thống kê từ kết quả phỏng vấn nông hộ huyện Chợ Gạo năm 2013

Tương tự như những nông hộ có vay vốn, tỷ trọng các nguồn thu nhập khác nhau ở những nông hộ không vay vốn cũng có thứ hạng tương tự. Ở những nông hộ không vay vốn, thu nhập từ việc trồng trọt cao nhất (39,24%), tuy nhiên, tỷ trọng này vẫn thấp hơn tỷ trọng trồng trọt nông hộ có vay vốn, và

38

tỷ trọng thu nhập từ chăn nuôi là 22,19% cao hơn. Ngoài ra, tỷ trọng thu nhập từ lương công nhân, viên chức của những nông hộ không vay là 30,11% cao hơn tỷ trọng thu nhập từ lương công nhân, viên chức của những nông hộ có vay vốn. Bên cạnh đó, các tỷ trọng thu nhập của việc nuôi trồng thủy sản, buôn bán của những nông hộ không vay vốn cũng xấp xỉ tỷ trọng thu nhập của nông hộ vay vốn.

Nhìn chung, ta thấy thu nhập bình quân của những hộ có vay vốn cao hơn những hộ không vay vốn. Thu nhập bình quân của những hộ có vay vốn là 239,67 triệu đồng, trong khi đó, thu nhập bình quân của những hộ không vay vốn là 170,96 triệu đồng. Điều này, chứng tỏ rằng, lượng tiền vay có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của nông hộ.

4.1.2.3 Tình hình hỗ trợ của các tổ chức đến nông hộ

Trong quá trình sản xuất, ngoài những kiến thức được tích lũy lâu năm, học hỏi từ người thân, bạn bè, một số nông hộ trên địa bàn cũng được hỗ trợ các thông tin, kiến thức từ các tổ chức nông dược hay các cá nhân được đào tạo bài bản từ các trường đại học về sinh sống trên địa bàn. Vì thế, các nông hộ có thể áp dụng những kiến thức này vào thực tế, góp phần tăng suất, giảm chi phí sản xuất (bảng 4.7).

Bảng 4.7: Tình hình các thông tin được hỗ trợ và không được hỗ trợ của nông hộ huyện Chợ Gạo trong năm 2013

Tiêu thức

Được hỗ trợ Không được hỗ trợ Số quan sát (hộ) Tỷ trọng (%) Số quan sát (hộ) Tỷ trọng (%) Kiến thức chọn giống, sử dụng

phân bón, nông dược 50 55,56 40 44,44

Kỹ thuật trồng lúa 71 78,89 19 21,11

Thông tin về vật tư 5 5,56 85 94,44

Thông tin về nguồn tín dụng 3 3,33 87 96,67

Nguồn: Thống kê từ kết quả phỏng vấn nông hộ huyện Chợ Gạo năm 2013

Qua bảng thống kê cho thấy, có đến 50/90 hộ (chiếm 55,56%) được hỗ trợ về kiến thức chọn giống, sử dụng phân bón, nông dược. Ngoài ra, các công ty nông dược như Syngenta, Bảo vệ Thực vật An Giang, Hóa nông Hợp Trí,… cũng liên kết với chính quyền địa phương để cung cấp cho các nông hộ về kỹ thuật trồng lúa. Chương trình “Cùng nông dân ra đồng” được nhiều nông hộ tham gia. Theo nghiên cứu cho thấy rằng, có đến 71/90 hộ (chiếm 78,89%)

39 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được hỗ trợ về kỹ thuật trồng lúa. Những kiến thức này giúp nông hộ chọn được giống tốt, góp phần hạn chế dịch bệnh, giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng thu hoạch.

Bên cạnh, các yếu tố liên quan đến kiến thức chọn giống, sử dụng phân bón nông dược hay kỹ thuật trồng lúa, các thông tin về giá lúa, thông tin về vật tư,… ít được hỗ trợ. Tình trạng các nông hộ bị các thương “ép” giá lúa đang

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của tín dụng chính thức đến thu nhập của nông hộ ở huyện chợ gạo tỉnh tiền giang (Trang 40)