Phân tích ảnh hưởng của tín dụng chính thức đến thu nhập nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của tín dụng chính thức đến thu nhập của nông hộ ở huyện chợ gạo tỉnh tiền giang (Trang 51)

THU NHẬP NÔNG HỘ

4.3.1 Kết quả ước lượng mô hình ảnh hưởng của tín dụng chính thức đến thu nhập của nông hộ

Trước tiên, để xác định mức độ tác động với các biến với nhau, tác giả tiến hành kiểm định đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình (phụ lục 2). Từ đó ta có được nhận xét, các hệ số tương quan giữa các biến luôn nhỏ hơn 0,6 cho thấy các biến trong mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến. Vì vậy, ta tiến hành ước lượng mô hình:

SOHD DIENTICHNN KINHNGHIEM QUENBIETXH SONHANKHAU HOCVAN GIOITINH TUOI AY LUONGTIENV THUNHAP 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0          

Bảng 4.11: Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu

Biến phụ thuộc: THUNHAP- thu nhập bình quân của nông hộ

STT Tên biến Hệ số góc Giá trị P

1 LUONGTIENVAY 0,1347* 0,089 2 TUOI 0,2263 0,334 3 GIOITINH 8,4451 0,113 4 HOCVAN 1,4757** 0,036 5 SONHANKHAU -6,9862*** 0,000 6 QUENBIETXH 3,0176 0,547 7 KINHNGHIEM 0,3113 0,325 8 DIENTICHNN 0,0022*** 0,000 9 SOHD 8,4699*** 0,008 10 Hằng số C -5,3279 0,732 Số quan sát 90 Prob> F 0,0000 R-square 0,5537

Chi chú: (*): có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 10%; (**): có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5%;(***): có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 1%

Nguồn: thống kê từ kết quả phỏng vấn nông hộ huyện Chợ Gạo năm 2014.

Kết quả ước lượng mô hình cho thấy P value = 0,0000 < 1% mô hình có ý nghĩa thống kê. Trong mô hình có 5 nhân tố (lượng tiền vay chính thức, số

44

nhân khẩu trong gia đình, học vấn của chủ hộ, diện tích đất nông nghiệp, số hoạt động tạo ra thu nhập) ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ.

Giá trị R2 = 0,5537, có nghĩa là có 55,37% sự thay đổi của các biến độc lập (LUONGTIENVAY, TUOI, GIOITINH, HOCVAN, SONHANKHAU, QUENBIETXH, KINHNGHIEM, DIENTICHNN, SOHD) tác động đến sự thay đổi của THUNHAP. Còn lại 44,63% sự thay đổi của thu nhập chịu tác động của các nhân tố khác ngoài mô hình (bảng 4.11).

Bảng 4.11 cho thấy thu nhập bình quân của nông hộ được giải thích bởi các biến sau: LUONGTIENVAY, SONHANKHAU, DIENTICHNN, SOHD, HOCVAN. Theo kết quả mô hình có 3 biến có mức ý nghĩa 1%, 1 biến có mức ý nghĩa 5% và 1 biến có mức ý nghĩa 10%.

4.3.2 Phân tích ảnh hưởng của lượng tiền vay đến thu nhập của nông hộ

4.3.2.1 Giải thích tác động của các nhân tố ảnh hưởng trong mô hình

Biến lượng tiền vay tín dụng chính thức (LUONGTENVAY) có ảnh hưởng cùng chiều với thu nhập và biến này có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 10%. Điều này phù hợp với mô giả thuyết đề ra. Hệ số gốc của biến này có giá trị là 0,1347, có thể hiểu, khi lượng vốn vay của nông hộ tăng thêm 1 triệu đồng thì thu nhập của nông hộ sẽ tăng thêm 0,1347 triệu đồng. Thật vậy, khi nông hộ vay vốn ở các TCTD, nông hộ có thể đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, cũng như có thể chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng để có thể mang lại thu nhập cao hơn. Bên cạnh đó, một số hộ cũng sử dụng lượng vốn vay để đầu tư vào hoạt động ở khu vực công nghiệp, dịch vụ từ đó để mang lại nguồn lợi lớn cho bản thân nông hộ. Những hộ gia đình tham gia vay vốn, nếu sử dụng nguồn vốn này hiệu quả sẽ làm tăng thu nhập của nông hộ, điều này đúng với kết quả mô hình. Đồng thời khi thu nhập của nông hộ cao, có thể vay được lượng vốn nhiều hơn đúng như kết quả nghiên cứu của Lê Khương Ninh và Phạm Văn Hùng (2011).

Học vấn của chủ hộ (HOCVAN), biến này có giá trị dương và có mức ý nghĩa 5%, cho thấy học vấn là yếu tố quan trọng trong việc gia tăng thu nhập của nông hộ. Hệ số tương quan là 1,6127 và được hiểu là, khi học vấn của chủ hộ tăng lên 1 thì thu nhập của nông hộ tăng lên 1,6127 triệu đồng. Khi trình độ học vấn của chủ hộ càng cao, chủ hộ có nhiều kiến thức hơn, khả năng hiểu biết sẽ rộng hơn các chủ hộ các trình độ học vấn thấp, sẽ lựa chọn những hoạt động có khả năng tạo ra thu nhập cao. Bên cạnh đó, học vấn của chủ hộ càng

45

cao, khả năng hiểu biết về thủ tục, quy trình và các quy định khi vay vốn sẽ tăng lên, điều này giúp cho nông hộ dễ dàng vay được vốn hơn, với lượng vốn vay được, khi chủ hộ sử dụng hợp lý sẽ làm tăng thu nhập của gia đình.

Số thành viên trong gia đình (SONHANKHAU), biến này có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 1%. Hệ số tương quan của biến này là -6,9862, như vậy có thể hiểu rằng, khi số nhân khẩu của nông hộ tăng lên 1 người thì thu nhập trung bình của hộ sẽ giảm 6,9862 triệu đồng. Trong gia đình nếu người phụ thuộc lớn hơn người lao động (là người trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động), khả năng chi tiêu quá mức sẽ xảy ra làm ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của cả gia đình. Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với nghiên cứu của Lê Khương Ninh (2010), số nhân khẩu trong gia đình có tác động trực tiếp đến thu nhập.

Biến diện tích đất nông nghiệp (DIENTICHNN) vẫn là biến có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 1%. Hệ số tương quan của biến này mang giá trị là 0,0022, có thể hiểu, khi diện tích đất nông nghiệp của nông hộ tăng lên 1000m2 thì thu nhập của nông hộ sẽ tăng thêm 0,0022 triệu đồng. Đất đai là nguồn lực quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp, khi nông hộ có diện tích đất lớn thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp tạo ra thu nhập cho nông hộ. Bên cạnh đó, diện tích đất nông nghiệp lớn cũng là điều kiện giúp nông hộ dễ dàng vay vốn ở các TCTD vì có tài sản thế chấp có giá trị, điều mà các TCTD luôn yêu cầu khi cho vay. Nghiên cứu này cũng phù hợp với nghiên cứu của Huỳnh Thị Đan Xuân và Mai Văn Nam khi cho rằng diện tích đất nông nghiệp sở hữu của nông hộ có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập.

Số hoạt động tạo ra thu nhập (SOHD) có ý nghĩa ở mức 1%. Hệ số ước lượng của biến này là 8,4699 tỷ lệ thuận với thu nhập bình quân của nông hộ. Như vậy chúng ta có thể hiểu, nếu nông hộ có thêm 1 loại hình sản xuất mang lại thu nhập thì thu nhập bình quân của nông hộ sẽ tăng thêm 8,4699 triệu đồng với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Số hoạt động tạo ra nhu thập càng nhiều thì khả năng tạo ra thu nhập sẽ càng nhiều điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh (2011).

4.3.2.2 Các nhân tố không có ý nghĩa mô hình

Theo kết quả của mô hình tuổi của chủ hộ (TUOI) và kinh nghiệm trồng lúa (KINHNGHIEM) không ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ. Thật vậy, những chủ hộ có độ tuổi càng cao (xét trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động), có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, nhưng điều kiện cần để sản xuất là đất thì các chủ hộ này không có nhiều, nên các chủ hộ có tuổi cao và

46

nhiều kinh nghiệm chưa chắc sẽ mang lại thu nhập cao cho gia đình. Bên cạnh đó, những chủ hộ nhỏ tuổi (có khả năng lao động) mặc dù không có kinh nghiệm sản xuất nhưng họ có diện tích đất lớn, có tư liệu và kỹ thuật sản xuất, thì khả năng tạo ra thu nhập sẽ cao. Mặc khác, khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của những chủ hộ và cơ hội sản xuất kinh doanh là như nhau nên thu nhập được tạo ra thường không bị ảnh hưởng bởi tuổi tác của chủ hộ.

Giới tính của chủ hộ (GIOITINH) không ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ như kết quả của mô hình. Theo kỳ vọng là người nam thường có nhu cầu vay vốn nhiều hơn nữ. Tuy nhiên, kết quả mô hình không phải như vậy, việc vay vốn phải được sự thống nhất của các thành viên trong gia đình mà không phải do một mình chủ hộ quyết định. Bên cạnh đó, tổng thu nhập là sự đóng góp chung của tất cả các thành viên trong gia đình, chứ không phải là do sự đóng góp của một mình chủ hộ. Vì vậy, giới tính của chủ hộ không ảnh hưởng đến thu nhập của gia đình mà là sự đóng góp chung của tất cả thành viên.

Biến quen biết xã hội (QUENBIETXH) không ảnh hưởng đến thu nhập như theo kết quả của mô hình. Theo kỳ vọng là biến quen biết xã hội ảnh hưởng cùng chiều với thu nhập, nhưng trên địa bàn nghiên cứu các mối quan hệ này khá ít và các nông hộ cũng không có vốn mạnh để trở thành chủ cửa hàng vật tư hay thương lái lúa. Vì thế, trong nghiên cứu này, biến quen biết xã hội không ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ.

Tóm lại, qua kết quả của mô hình thì thu nhập của nông hộ chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố: LUONGTIENVAY, HOCVAN, SONHANKHAU, DIENTICHNN, SOHD. Bên cạnh đó cũng có các nhân tố không ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ như theo kết quả hồi quy. Ngoài các nhân tố trên, thu nhập của nông hộ còn chịu nhiều ảnh hưởng bởi các yếu tố sau: trình độ học vấn của các thành viên trong gia đình, độ tuổi lao động trung bình của các thành viên, công việc hiện tại của các thành viên, hay khả năng tiếp cận hỗ trợ các nguồn kỹ thuật sản xuất, số lao động trong gia đình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

47

CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP

5.1 CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP

Theo kết quả thống kê, trên địa bàn huyện Chợ Gạo, thu nhập từ nông nghiệp chiếm 63,23% thu nhập bình quân nông hộ, hoạt động phi nông nghiệp dần được nâng cao. Thực tế cho thấy, số thành viên trong gia đình làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp ngày càng tăng, góp phần đa dạng hóa nguồn thu nhập của nông hộ, hạn chế rủi ro của lĩnh vực nông nghiệp mang lại.

Nhiều nông hộ trên địa bàn gặp khó khăn trong sản xuất như dịch bệnh, thiên tai, giá nông sản thấp và không ổn định và giá vật tư nông nghiệp ngày càng tăng. Nhiều năm qua tình hình sâu hại có diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến năng suất nông sản. Bên cạnh đó, chính sách gieo sạ đồng loạt mặc dù có thể hạn chế được sâu bệnh, tuy nhiên, khi đến mùa thu hoạch đồng loạt thì giá nông sản giảm xuống do cung nhiều hơn cầu, gây ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ.

Phần lớn các nông hộ trên bàn nghiên cứu đều có trình độ học vấn thấp. Theo kết quả kiểm định cho thấy trình độ học vấn tương quan thuận với thu nhập bình quân của nông hộ. Thật vậy, trình độ học vấn thấp gây khó khăn cho trong việc nắm bắt thông tin, tiếp cận khoa học kỹ thuật. Ngoài ra, trình độ học vấn thấp thấp cũng gây khó khăn trong việc tiếp cận được các nguồn vốn chính thức.

Bên cạnh đó, thực trạng những gia đình đông con vẫn còn khá phổ biến. Đối với các gia đình đông thành viên thì làm cho chi tiêu trong gia đình tăng lên, ảnh hưởng đến việc trả nợ đối với những nông hộ có vay vốn. Thêm vào đó, khi nông hộ vay vốn mà sử dụng sai mục đích, không có khả năng sinh lời từ vốn vay đó, gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ.

Tình hình sử dụng vốn vay chính thức còn hạn chế, theo thống kê cho thấy chỉ có 30/90 hộ có vay vốn ngân hàng. Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ gia đình tham gia tín dụng phi chính thức chiếm đến 93,33% (chủ yếu là mua chịu vật tư). Điều này cho thấy, mặc dù Chính phủ ban hành nhiều Quyết định để nguồn tín chính chính thức đi vào cuộc sống của người dân, song, người dân vẫn còn e dè khi vay, tâm lý sợ vỡ nợ vẫn còn lớn.

48

Đối với ngân hàng tài sản thế chấp là điều kiện rất quan trọng khi quyết định cho vay vốn, khi đó, người thế chấp tài sản sẽ vay được vốn dù ít hay nhiều. Tuy nhiên, đối với những hộ nghèo, hộ khó khăn trên địa bàn không có tài sản thế chấp, vì vậy họ chỉ vay được ít vốn ở NHCSXH.

Thủ tục cho vay còn nhiều khó khăn, thời gian giải ngân chậm, điều này gây trở ngại cho những nông hộ muốn vay vốn. Hơn nữa, hiện tượng “cò” tín dụng vẫn còn tiếp, gây tâm lý không thích giao dịch với ngân hàng của nông hộ tăng lên.

5.2 GIẢI PHÁP

Với những hạn chế được nêu ra ở quá trình phân tích, bài viết đề ra một số biện pháp giúp nông hộ có thể vay được lượng vốn nhiều hơn và góp phần nâng cao thu nhập trên địa bàn huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang:

Đối với các nông hộ

Các nông hộ nên tận dụng tối đa nguồn lực đất sẵn có để sản xuất, khi có điều kiện thì các nông hộ nên tích lũy thêm đất để sản xuất. Khi có diện tích đất lớn các nông hộ sẽ dễ dàng sản xuất hơn, đồng thời, các nông hộ có thể vay được lượng vốn lớn hơn.

Nông hộ nên đa dạng hóa phương thức sản xuất hay đa dạng các hoạt động tạo ra thu nhập hơn nữa. Các hộ gia đình có thể trồng xen canh hoa màu, giảm số vụ trồng lúa trong năm, để cải tạo lại đất cũng như là thay đổi chu kỳ của sinh vật gây hại. Các hộ nông dân nên phải mạnh dạn đa dạng các hoạt động tạo ra thu nhập hơn nữa, để có thể cân đối thu nhập của các hoạt động, giảm thiểu được rủi ro nếu có xảy ra.

Hộ nông dân có thể tham gia các lớp phổ cập kiến thức do chính quyền địa phương tổ chức để nâng cao học vấn của mình. Đồng thời, các nông hộ nên chú trọng đến việc học của các thành viên trong gia đình tạo điều kiện cho con em mình đến trường, để có thể nâng cao học thức nhằm nắm bắt được kỹ thuật mới có lợi cho sản xuất nông nghiệp. Khi trình độ học vấn càng cao cũng dễ dàng có cơ hội tìm kiếm việc làm ở các ngành phi nông nghiệp.

Các nông hộ cũng nên quan tâm đến công tác kế hoạch hóa gia đình, không nên sinh nhiều con nhằm nuôi dạy con cái tốt hơn, giảm bớt chi tiêu và gánh nặng kinh tế, đảm bảo đủ nguồn thu nhập trang trải trong cuộc sống.

Các hộ gia đình nên giữ mối quan hệ tốt với thương lái lúa (gạo), cò lúa hay chủ đại lý vật tư nông nghiệp, vì họ nắm được nhưng thông tin về giá nông sản, giá vật tư nông nghiệp. Đồng thời, nông hộ nên tạo thêm những mối

49

quan hệ mới để biết được nhiều thông tin hơn, góp phần gia tăng thu nhập cho hộ gia đình.

Các nông hộ trên cùng địa bàn có những cánh đồng gần nhau nên liên kết với nhau để hình thành những cánh đồng mẫu lớn nhằm giảm chi phí tăng thu nhập, tận dụng tối đa lợi thế về vi mô. Hợp tác với nhau trong quá trình sản xuất như liên kết lại mua các công cụ cơ giới hỗ trợ cho việc làm nông nghiệp. Ngoài ra, các công cụ này cũng có thể cho thuê lại, góp phần tăng thêm thu nhập cho các hộ gia đình.

Các nông hộ thường xuyên tham gia vào các hội thảo, hội nghị do chính quyền địa phương hay các công ty phân bón, nông dược tổ chức. Thông qua đó, hộ nông dân được trang bị thêm kiến thức để xử lý các dịch hại cũng như là áp dụng những kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Như vậy, có thể giảm thiểu được chi phí do dịch hại gây ra trên cây trồng, vật nuôi, góp phần làm tăng thêm thu nhập cho nông hộ.

Các hộ gia đình trên cùng địa bàn nên liên kết lại với nhau và kết hợp với chính quyền địa phương hình thành các hợp tác xã sản xuất. Các hợp tác xã có thể giúp nông hộ bao tiêu đầu ra các nông sản của mình, đồng thời, cũng có

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của tín dụng chính thức đến thu nhập của nông hộ ở huyện chợ gạo tỉnh tiền giang (Trang 51)