Các tổ chức tín dụng chính thức trên địa bàn huyện bao gồm, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách – Xã hội, Quỹ tín dụng Nhân dân và một số NHTM khác như Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Sài gòn Thương tín,… Để có cái nhìn khái quát hơn về những tổ chức tín dụng này, chúng ta tiến hành phân tích cụ thể từng tổ chức.
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) là ngân hàng có vốn điều lệ lớn và 100% lượng vốn này thuộc sở hữu của nhà nước. Ngân hàng được thành lập ngày 26/03/1988 và luôn giữ vai trong chủ đạo, trụ cột đối với nền kinh tế đất nước. Với hơn 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch rộng khắp trên toàn quốc, Agribank đã vươn tới các làng, xã nhằm tạo điều kiện cho các khách hàng ở mọi vùng đất nước dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Chợ Gạo là ngân hàng cấp 2 chịu sự quản lý trực tiếp của NHNo&PTNN chi nhánh Tiền Giang. Trụ sở của NHNo&PTNN chi nhánh Chợ Gạo được đặt tại số 84 Ô 2, khu 1, thị trấn Chợ Gạo. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có một phòng giao dịch Bến Tranh đặt tại ấp Lương Phú A, xã Lương Hòa Lạc, phòng giao dịch này chịu sự quản lý của Ngân hàng chi nhánh Cấp 2 và giải quyết nhu cầu vay vốn cấp thiết cho 7 xã vùng trên của địa bàn huyện Chợ Gạo
Trong năm 2013, nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT là 735.542 triệu đồng tăng 76.893 triệu đồng (tương đương tăng 11,67%) so với năm 2012. Trong đó, nguồn vốn huy động nội tệ chiếm khoảng 99,3% trong tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động nội tệ chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Nguồn vốn huy động ngoại tệ chủ yếu là đồng USD, chiếm khoảng 0,7% vốn huy động.
Tình hình sử dụng vốn của ngân hàng trong năm 2013 như sau: tổng dư nợ cho vay là 594.823 triệu đồng, trong đó tổng dư nợ cho vay ngắn hạn là 483.542 triệu đồng tăng 69.275 triệu đồng (tăng 16,72%) so với cùng kỳ năm trước. Tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn là 111.281 triệu đồng chiếm khoảng 18,71% tổng dư nợ cho vay, chủ yếu cho vay tập trung cho loại hình kinh tế cá thể. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Chợ Gạo và phòng giao dịch Bến Tranh luôn đi đầu trong huyện với vai trò cho vay
28
sản xuất nông nghiệp, nhằm mục đích là góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế huyện nhà.
- Ngân hàng Chính sách - Xã hội
Bên cạnh sự hoạt động của NHNo&PTNT thì ở địa bàn huyện Chợ Gạo còn có sự hoạt động của phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội. Với tiền thân là Ngân hàng phục vụ người nghèo và được tách ra từ NHNo&PTNT, ngân hàng Chính sách xã hội đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2003. Ngân hàng chính sách xã hội hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà hoạt động với chức năng chính là chuyển tải các nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến những hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn, hay cho vay đối với những đối tượng chính sách, sinh viên, học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn,… có nhu cầu vay vốn để sản xuất, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của hộ gia đình.
Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Chợ Gạo thường phối hợp với các tổ chức chính trị – xã hội trên địa bàn như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh,…để nắm được thông tin của các nông hộ có nhu cầu vay vốn. Qua nhiều năm xây dựng và phát triển, tính đến hết ngày 31/12/2013 tổng nguồn vốn của phòng giao dịch NHCSXH huyện Chợ Gạo là 182,7 tỷ đồng, tăng 7,2 tỷ đồng so với năm 2012. Doanh số cho vay trong năm 2013 là 41,1 tỷ đồng với 4.181 hộ vay vốn. Hầu hết các nguồn vốn tập trung cho 6 chương trình chủ yếu, trong đó, chương trình cho vay hộ nghèo vẫn là chương trình lớn nhất. Năm 2013, lượng vốn vay này tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của các hộ gặp hoàn cảnh khó khăn nhằm mục đích phát triển sản xuất, tạo được việc làm, cải thiên đời sống và vươn lên thoát nghèo.
Để có thể nhận thấy rõ hơn về các chương trình cho vay hỗ trợ của NH CSXH đến nông hộ, chúng ta tiến hành xem xét bảng 3.5.
Qua bảng 3.5 cho thấy, các chương trình cho vay của NHCSXH khác nhau về lãi suất và thời hạn cho vay. Mức cho vay tối qua đối với các chương trình này cũng khác nhau giúp các nông hộ gặp khó khăn trên địa bàn có thể tiếp cận dễ dàng với các nguồn vốn ưu đãi, giúp các nông hộ vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Cụ thể là, đối với chương trình cho vay giải quyết việc làm với lãi suất 0,6%/tháng và mức cho vay là 20 triệu đồng. Điều kiện cho vay là phải đảm bảo tạo thêm được một chỗ làm việc mới, chủ thể vay vốn phải cư trú hợp pháp tại địa phương thực hiện dự án,.. Trong khi đó, chương trình cho vay học sinh, sinh viên với thời gian trả nợ khá dài (72 tháng).
29
Bảng 3.5: Thời hạn và lãi suất cho vay của tổ chức bán chính thức địa bàn huyện Chợ Gạo trong năm 2014.
Tiêu chí cho vay Thời hạn cho vay (tháng)
Lãi suất (%/tháng)
Mức cho vay tối đa (triệu đồng)
Giải quyết việc làm 12 0,6 20
Hộ nghèo 12 0,6 30
Hộ cận nghèo 12 0,72 30
Nước sạch vệ sinh môi trường 60 0,8 6
Học sinh, sinh viên 72 0,6 11
Nhà ở theo Quyết định 167 120 0,25 8
Nguồn: tự thu nhập thông qua trang web của NHCSXH và thông qua hội phụ nữ xã Lương Hòa Lạc năm 2014.
- Quỹ tín dụng nhân dân
Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cấp tín dụng cho các nông hộ ở khu vực nông thôn. Quỹ tín dụng nhân dân là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh tập thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cải thiện đời sống. Hoạt động của QTDND phải đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy để phát triển.
Năm 2013, mặc dù nền kinh tế còn khó khăn nhưng hệ thống QTDND trên toàn tỉnh có nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trên toàn tỉnh, có 15 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phân bổ đều trên cả tỉnh nhằm mục đính cho vay sản xuất nông nghiệp, các ngành thương mại, dịch vụ, đầu tư phát triển các làng nghề, giải quyết nhu cầu việc làm, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi. Quỹ tín dung nhân dân Chợ Gạo được đăt tại số 233 Ô 1, khu 2, thị trấn Chợ Gạo. Tính đến hết ngày 31/12/2013, QTDND Chợ Gạo có hơn 1850 thành viên, với nguồn vốn huy động là 12,5 tỷ đồng, dư nợ cho vay hơn 11 tỷ đồng, trong đó, tỷ trọng tín dụng cho khu vực nông nghiệp là: sản xuất nông nghiệp chiếm 32%, ngành nghề chiếm 7%, kinh doanh dịch vụ chiếm 48%, sinh hoạt chiếm 13%.
- Các ngân hàng thương mại cổ phần khác
Ngoài ra, thị trường tín dụng chính thức trên địa bàn huyện Chợ Gạo còn có sự góp mặt các phòng giao dịch của các NHTMCP khác như Vietinbank,
30
MHB, Sacombank,... Các ngân hàng này cung cấp các dịch vụ tín dụng, cung cấp các nhu cầu về vốn phục vụ cho việc sản xuất của nhân dân trong huyện.
Tuy nhiên, các phòng giao dịch có sự phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở trung tâm huyện, điều này, gây khó khăn cho những nông hộ ở xa muốn tiếp cận đến nguồn vốn tín dụng. Hơn thế nữa, các tổ chức tín dụng này hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận vì thế đối tượng mà các ngân hàng này nhắm đến là các khách hàng doanh nghiệp. Vì những đối tượng này thường có những phương án kinh doanh rõ ràng, tài sản thế chấp thường có giá trị và tính thanh khoản cao.
3.2.2 Tín dụng bán chính thức
Bên cạnh việc huy động vốn và cấp tín dụng trực tiếp cho người dân qua hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội và các hệ thống tín dụng khác. Các tổ chức bán chính thức cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu các nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi đến những hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn trên toàn địa bàn huyện. Tiêu biểu trong lĩnh vực này là Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh,...
Những hội này đã thành lập các tổ, các nhóm tiết kiệm, góp vốn xoay vòng để giúp những người thiếu vốn sản xuất và tiêu dùng. Kỳ hạn trả tiền cũng được quy định linh hoạt đối với từng tổ chức, thường là 1 kỳ (1 tháng hay 1 mùa vụ) nếu số vốn vay dùng để đáp ứng nhu cầu tức thời và vào cuối năm nếu số vốn vay dùng để sản xuất kinh doanh.
Đặc điểm chung của các tổ chức này là các hội viên tham gia phải đóng tiền theo kỳ, thường là 1 tháng hay 1 vụ lúa. Số tiền đóng góp tùy theo điều kiện của mỗi thành viên tham gia trong hội. Sau đó, hội sẽ chọn ngẫu nhiên để xem thành viên nào được vay vốn. Tuy nhiên, trên thực tế, trong lần chọn ngẫu nhiên đó, thành viên nhận được vốn vay không có nhu cầu sử dụng thì có thể nhường cho thành viên khác. Số vốn vay được quy định cố định, thường là vài trăm ngàn đến vài triệu đồng, không phụ thuộc vào số tiền đóng góp và số hội viên tham gia.
Tuy nhiên, do hoạt động tổ chức này mới đưa vào thực tiễn không lâu nên các hộ vay được còn rất hạn chế. Những hộ vay được vốn chủ yếu là hội viên, các chương trình vay vốn này không thể cho vay hết các hộ khó khăn và có nhu cầu vay vốn trên địa bàn. Hơn thế nữa, nếu các hội viên vay được vốn thì lượng vốn vay vẫn còn khá nhỏ so với nhu cầu thực tế của gia đình.
31
3.2.3 Tín dụng phi chính thức
Trên địa bàn huyện Chợ Gạo, hoạt động chủ yếu của người dân là trồng trọt và chăn nuôi. Chính vì vậy, tín dụng phi chính thức được hình thành dưới dạng là mua chịu vật tư nông nghiệp và chủ nợ là các của hàng vật tư nông nghiệp, các đại lý thức ăn, thuốc thú y, hay tham gia vào các dây “hụi”,… Ngoài ra, nông hộ cũng có thể vay mượn từ người thân bạn bè như là một kênh tín dụng phổ biến trong nông thôn. Tín dụng phi chinh thức là hình thức cấp tín dụng trực tiếp, đáp ứng nhu cầu đột xuất của người vay. Hình thức này chủ yếu dựa vào uy tín người vay, không cần thế chấp tài sản, vì thế để bù đắp rủi ro người cho vay thường áp dụng lãi suất rất cao khoảng 3,4 lần lãi suất mà các tổ chức tín dụng cho vay.
Tín dụng phi chính thức có một số điểm thuận lợi hơn các tổ chức tín dụng chính thức là: thủ tục đơn giản, thời gian vay nhanh, chi phí giao dịch thấp và các người cho vay hiểu rõ mục đích của người đi vay. Một điểm thuận lợi khác của tín dụng phi chính thức là không cần thế chấp tài sản, các giao dịch chủ yếu bằng miệng không qua giấy tờ, hay chứng nhận của chính quyền địa phương. Chính điều này, cũng dễ dẫn đến rủi ro không trả nợ cho các cơ sở vật tư hay khả năng “giựt hụi” của các chủ hụi là rất cao. Vì thế, các nông hộ khi tham gia vào hình thức tín dụng này, nên tính toán thật chi tiết về khoản nợ, để tránh hệ lụy xấu, gây ảnh hưởng đến kinh tế và tinh thần của các hộ nông dân.
32
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA TÍN DỤNG CHÍNH THỨC ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN CHỢ GẠO TỈNH
TIỀN GIANG
4.1 MÔ TẢ SỐ LIỆU VÀ MẪU NGHIÊN CỨU 4.1.1 Những thông tin chung về nông hộ 4.1.1 Những thông tin chung về nông hộ
4.1.1.1 Những thông tin chung về nhân khẩu
Những thông tin chung về nông hộ được khảo sát qua các mẫu phỏng vấn trên địa bàn huyện Chợ Gạo được trình bày qua bảng 4.1 sau:
Bảng 4.1: Thống kê về tình hình nhân khẩu học trong mẫu điều tra năm 2013
Tiêu chí Tần số Tỷ trọng (%)
Giới tính Nam 68 75,56
Nữ 22 24,44
Tuổi Trong tuổi lao động 71 78,89
Ngoài tuổi lao động 19 21,11
Nguồn: Thống kê từ kết quả phỏng vấn nông hộ huyện Chợ Gạo năm 2013
Dựa vào kết quả điều tra của bảng 4.1, trong tất cả các hộ được phỏng vấn có đến 68/90 hộ có giới tính là nam, tương đương với tỷ lệ 75,56%, còn 24,44% chủ hộ là nữ. Điều này cho thấy rằng, trên địa bàn nghiên cứu nam giới luôn là trụ cột gia đình, là người có ảnh hưởng đến quyết định trong trong gia đình.
Theo số liệu được thu thập được, có đến 71/90 (chiếm 78,89%) chủ hộ vẫn còn trong độ tuổi lao động. Các chủ hộ này vẫn tham gia vào quá trình sản xuất mang lại thu nhập cho nông hộ cũng như là có đủ khả năng quản lý việc trong gia đình. Còn đối với những chủ hộ ngoài độ tuổi lao động (chiếm 21,11%), thực tế thì họ vẫn còn khả năng lao động, tuy nhiên, công việc của họ đơn giản chỉ là trông coi nhà hay chăm sóc con cháu trong gia đình.
4.1.1.2 Tình hình chung về nông hộ
Dựa vào thông tin thu thập được ở huyện Chợ Gạo, ta có thể khái quái được về tình hình đời sống của nông hộ nơi đây, cũng như có thể biết thêm
33
được các điều kiện kinh tế – xã hội trên địa bàn như thế nào thông qua bảng 4.2 sau:
Bảng 4.2: Thống kê tình hình chung của nông hộ trên mẫu điều tra năm 2013 Tiêu chí ĐVT Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất
Độ tuổi của chủ hộ Tuổi 55,09 33 94
Trình độ học vấn của chủ hộ Lớp 7,3 0 15
Số thành viên trong gia đình Người 4,47 1 11
Khoảng các đến TCTD gần nhất Km 9,58 2,5 15
Tài sản của hộ Triệu đồng 863,724 169 2.307
Số năm kinh nghiệm trồng lúa Năm 30,49 10 50
Nguồn: Thống kê từ kết quả phỏng vấn nông hộ huyện Chợ Gạo năm 2013
Thông qua bảng số liệu, độ tuổi trung bình của nông hộ là 55,09, vẫn còn trong độ tuổi lao động đối với nam lẫn nữ, ở độ tuổi này chủ hộ có nhiều kinh nghiệm để quyết định các vấn đề gia đình, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thu nhập, cũng như là lựa chọn những hoạt động mang lại thu nhập cho gia đình. Tuổi nhỏ nhất của chủ hộ là 33, trong khi đó, tuổi của chủ hộ lớn nhất là 94. Những hộ hộ lớn tuổi không còn khả năng lao động, mà chủ yếu tham gia quản lý gia đình, truyền đạt những kinh nghiệm sản xuất cho con, cháu.
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, trình độ học vấn của chủ hộ cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Trình độ học vấn trung bình của chủ hộ là 7,3. Tỷ lệ mù chữ rất thấp (1,11%). Những chủ hộ lớn tuổi thường có học vấn thấp là vì thời xưa gia đình có hoàn cảnh khó khăn, kèm theo bất ổn chính trị nên người dân ít có điều kiện để đến lớp, mà nếu được đến lớp thì cũng chỉ biết đọc và viết. Chủ hộ có học vấn thấp nhất là 0, cao nhất là 15 (đã hoàn thành chương trình đại học). Chúng ta có thể suy luận rằng, trình độ học vấn của chủ hộ được nâng cao, chủ hộ có nhiều kiến thức hơn, có thể tiếp cận được các thông tin hiện đại trên các phương tiện thông tin