Tình hình kinh tế – xã hội

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của tín dụng chính thức đến thu nhập của nông hộ ở huyện chợ gạo tỉnh tiền giang (Trang 29 - 35)

3.1.2.1 Kinh tế

Kinh tế của huyện chủ yếu là nông nghiệp với nghề trồng lúa nước. Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của huyện đã chuyển biến tích cực, theo hướng giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng GDP của huyện trong năm 2013 là 7,5% , với thu nhập bình quân đầu người là 22,1 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế trong năm 2013 như sau: khu vực I (nông nghiệp và thủy sản) là 65,5%, khu vực II (công nghiệp – xây dựng) là 8,2% , khu vực III (dịch vụ – thương mại) là 26,3%.

Trong những năm qua, nhiều mô hình mới đem lại hiệu quả và lợi nhuận cao trong phát triển kinh tế như: cánh đồng mẫu lớn, hình thành những vùng chuyên canh nếp bè, mô hình vườn thanh long,... Kết cấu hạ tầng nông thôn được quan tâm đầu tư đúng mức như hệ thống cầu Chợ Gạo mới nối liền thị trấn Chợ Gạo với các xã lân cận dễ dàng cho việc lưu thông hàng hóa cũng như là thuận lợi trong mời gọi các nhà đầu tư vào huyện.

Ngoài ra, hệ thống giao thông trên địa bàn toàn huyện được đầu tư xây mới, nâng cấp ngày một tốt hơn. Với 100% các xã trong huyện đều có đường ô tô đến trung tâm xã, trên 80% các tuyến đường chính đã được nhựa hóa và trên 60% các tuyến đường do xã quản lý đều được nhựa hóa hoặc bê tông hóa. Công tác cung cấp nước sạch, điện, thông tin liên lạc đáp ứng tốt như cầu sinh hoạt của nhân dân và phục vụ sản xuất.

22

Để thấy rõ hơn về cơ cấu các ngành kinh tế của huyện, ta lần lượt xem xét từng khu vực sau:

-Sản xuất nông nghiệp

Trong năm 2013, tình hình diễn biến thời tiết, dịch bệnh, giá cả vật tư nông nghiệp biến động liên tục làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của huyện. Tuy nhiên, dưới sự tập trung chỉ đạo của chính quyền các cấp, các ngành và với những kinh nghiệm trong sản xuất, đức tính cần cù, chịu khó của những nông hộ huyện Chợ Gạo, đã góp phần làm cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ngày càng ổn định và phát triển.

Trong giai đoạn 2012-2013, tốc độ tăng trưởng của các ngành nghề trong khu vực nông nghiệp của huyện đều ở mức tương đối ổn định và vượt mức chỉ tiêu đề ra. Cụ thể trong năm 2013, tốc độ tăng trưởng của khu vực nông nghiệp là 8,74%, giá trị nông nghiệp mang lại trong năm 2013 là 5.177.259,8 triệu đồng. Cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện Chợ Gạo chủ yếu bao gồm ngành trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó, tỷ trọng ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Bảng 3.1: Giá trị và tỷ trọng các ngành trong khu vực nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2013 ĐVT: Triệu đồng Khu vực nông nghiệp 2011 2012 2013 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Trồng trọt 2.654.722,9 61,53 2.988.882,8 62,78 3.370.245,3 65,10 Chăn nuôi 1.659.906,7 38,47 1.772.133,7 37,22 1.807.014,5 34,90 Tổng 4.314.629,6 100,00 4.761.016,5 100,00 5.177.259,8 100,00

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Chợ Gạo năm 2013

Theo thống kê của các ngành nông nghiệp huyện năm 2013, tổng diện tích trồng cây lương thực là 23.312,3 ha, giá trị thu nhập mang lại của việc trồng cây lương thực là 680.941 triệu đồng chiếm 20,2% trong tổng giá trị khu vực trồng trọt (giảm 12,57% so với cùng kỳ). Đối với các loại cây rau, đậu, hoa cây cảnh, diện tích trồng là hơn 9.241 ha, giá trị thu nhập mang lại của việc trồng các loại cây này rất cao là 1.476.420,4 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 43,81% trong tổng giá trị khu vực nông nghiệp. Nhờ vào việc áp dụng các kỹ thuật hiện đại, sản xuất theo hướng chuyên canh, giá cả ổn định và ở mức khá

23

cao, nên các nông hộ trồng các loại cây rau, đậu, hoa cây cảnh ở huyện Chợ Gạo đã khá lên và giàu lên.

Ngoài ra, diện tích trồng cây lâu năm của huyện như cây ăn quả, cây lấy quả chứa dầu (chủ yếu là dừa) cũng tăng qua các năm. Giá trị mang lại của việc trồng các loại cây này năm 2013 là 1.205.555,4 triệu đồng chiếm khoảng 35,77% trong tổng giá trị do khu vực nông nghiệp mang lại. Để có cái nhìn trực quan hơn về giá trị mang lại của các loại cây trồng trong huyện trong giai đoạn 2011-2013 ta xem xét bảng 3.2.

Bảng 3.2: Giá trị mang lại của các loại cây trồng trong huyện Chợ Gạo trong giai đoạn 2011-2013.

ĐVT: Triệu đồng

Loại cây 2011 2012 2013

Cây hàng năm

Lương thực 940.939,2 778.843,9 680.941,0

Rau, đậu, hoa 745.960,7 1.232.241,4 1.476.420,4

Cây CN khác 7.475,0 8.850,3 7.328,2

Cây lâu năm

Cây ăn quả 684.693,5 874.032,2 1.035.114,3

Cây lấy quả

chứa dầu 275.654,5 94.915,1 170.441,1

Tổng 2.654.722,9 2.988.882,8 3.370.245,0

Nguồn: niên giám thống kê huyện Chợ Gạo năm 2013

Trong khu vực các ngành chăn nuôi của huyện Chợ Gạo, các nông hộ chăn nuôi chủ yếu là gia cầm (chăn nuôi gà). Năm 2013, chăn nuôi gia súc, gia cầm tiếp tục được duy trì về số lượng và quy mô. Tổng đàn gia cầm là 1.635.094 con, giảm 2,09% so với năm 2012, tổng đàn heo đạt 102.468 con, tăng 0,34% so năm 2012, tổng đàn bò là 38.835 con, tăng 5,39% so với cùng kỳ,.

Giá trị mang lại của tổng đàn trâu, bò là 518.100,6 triệu đồng (chiếm 28,7% giá trị khu vực chăn nuôi), giá trị mang lại của đàn lợn là 633.449,5 triệu đồng (chiếm 35,1% giá trị khu vực chăn nuôi). Trong khi đó, giá trị mang lại từ gia cầm đạt 441.461,4 triệu đồng, chiếm 24,4% trong khu vực chăn nuôi (tăng 9,22% so với cùng kỳ). Để biết rõ hơn về giá trị mạng lại của việc chăn nuôi, ta xem xét bảng 3.3.

24

Bảng 3.3: Giá trị mang lại của ngành chăn nuôi trong huyện Chợ Gạo giai đoạn 2011-2013

ĐVT: triệu đồng

Loại hình chăn nuôi 2011 2012 2013

Chăn nuôi trâu, bò 307.072,8 545.259,8 518.100,6

Chăn nuôi lợn 812.622,6 592.271,4 633.449,5

Chăn nuôi gà 361.313,1 404.209,3 441.461,4

Chăn nuôi khác 178.898,2 230.373,2 214.003,0

Tổng 1.659.906,7 1.772.113,7 1.807.014,5

Nguồn: niên giám thống kê huyện Chợ Gạo năm 2013

- Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Đi cùng với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cũng góp phần quan trọng làm cho kinh tế của huyện Chợ Gạo phát triển và vững mạnh. Theo đánh giá của huyện, lĩnh vực này trong năm 2013 tiếp tục ổn định, giá trị mang lại của khu vực này năm 2013 là 668.861,0 triệu đồng (giảm 0,1% so với năm 2012). Trong đó, kinh tế tập thể chiếm 0,8% (giảm 14,29%), kinh tế tư nhân chiếm 18,8% (giảm 0,53%), kinh tế cá thể 80,4% (bảng 3.4).

Trong năm 2013, toàn huyện có trên 900 cơ sở sản xuất kinh doanh, với hơn 3.800 lao động, trong đó, có 63 doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Các ngành nghề gia công (may mặc, đan lát, bó chổi,…) và các ngành nghề chế biến thực phẩm có bước phát triển mạnh và tạo được thêm nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

Hiện nay, huyện Chợ Gạo có cụm công nghiệp Tân Thuận Bình với diện tích hơn 50 ha bao gồm các ngành: công nghiệp chế biến các sản phẩm từ cây dừa, chế biến lương thực thực phẩm, sản phẩm may mặc công nghiệp. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có một số công ty vốn đầu tư nước ngoài như: công ty THHH MTV Wondo, công ty TNHH MTV Jacco Vina (Hàn Quốc),… đã tạo ra được thêm được nhiều việc làm cho lao động ở địa phương và các khu vực lân cận.

Mục tiêu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 của huyện là ngoài việc ổn định và phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng – an ninh, huyện sẽ tiếp tục mời gọi, thu hút đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp Chợ Gạo và cụm công nghiệp Bình Ninh để khai thác, sử dụng tốt thương hiệu Thanh long, Nếp bè.

25

Bảng 3.4: Giá trị và tỷ trọng sản xuất công nghiệp phân theo loại hình kinh tế ĐVT: Triệu đồng

Loại hình kinh tế

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tập thể 4.123 0,7 4.632 0,7 5.463 0,8 Cá thể 113.095 18,3 126.810 18,9 125.417 18,8 Tư nhân 500.707 81,0 538.113 80,4 537.981 80,4 Tổng 617.925 100,0 669.555 100,0 668.861 100,0

Nguồn: niên giám thống kê huyện Chợ Gạo năm 2013 - Thương mại và dịch vụ

Hoạt động thương mại – dịch vụ vẫn tiếp tục ổn định và phát triển, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP của huyện. Tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2013 là 1.913.142 triệu đồng tăng 3,6% so với năm 2012. Khối lượng hàng hóa bán ra ngày càng đa dạng, phong phú, nhiều loại hình kinh doanh mới được người dân đưa vào sử dụng và bước đầu tạo ra hiệu quả. Trên toàn địa bàn huyện, có 95 doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương mại và dịch vụ, với số lao động mà các doanh nghiệp này thu hút là 577.

Trong những năm qua, Chợ Gạo đã thu hút một số nhà đầu tư trong lĩnh vực nhà ở như khu dân cư Long Thạnh Hưng tại xã Long Bình Điền và thị trấn Chợ Gạo với tổng diện tích 23,6 ha. Ngoài ra, huyện Chợ Gạo cũng đang xây dựng mới và đưa vào sử dụng chợ Điền Mỹ và chợ Bến Tranh, đang thực hiện tái định cư ở Lương Hòa Lạc.

Ngoài ra, huyện Chợ Gạo cũng có tiềm năng phát triển ngành du lịch sinh thái gắn với du lịch sông nước, các di tích văn hóa, lịch sử (Khu di tích Óc Eo, Đền thờ Thủ Khoa Huân,…), và du lịch nhà vườn Thanh Long (trái cây đặc sản ở địa phương).

3.1.2.2 Xã hội

Về dân số:

Tính đến tháng 9 năm 2013, tổng dân số trên địa bàn huyện Chợ Gạo là 177.811 người, mật độ dân số nơi đây là khá cao, với 768 người/km2. Trong đó, mật độ dân số tập trung cao nhất huyện là ở thị trấn Chợ Gạo với số lượng 2.529 người/km2, mật độ dân số thấp nhất huyện là xã Bình Ninh với 562

26

người/km2. Người dân trong huyện sinh sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, kinh doanh và buôn bán nhỏ,… Công tác tuyên tuyền, phổ biến kế hoạch hóa gia đình được nhiều người dân nhiệt tình hưởng ứng.

Tỷ lệ giới tính nam/nữ trong dân số huyện khá đồng đều. Năm 2013, số lượng nam giới của huyện là 86.683 người (chiếm 48,8%) và số lượng nữ giới là 91.128 người (chiếm 51,2%). Nguồn lao động trong huyện khá dồi dào, chủ yếu là lao động trẻ, đã từng bước được đào tạo, nâng cao tay nghề, đủ khả năng đáp ứng cho nhu cầu của các nhà đầu tư với khoảng 115.921 lao động, bao gồm cả lao động kỹ thuật và cán bộ khoa học.

Về giáo dục:

Chất lượng các mặt giáo dục tiếp tục được giữ vững và duy trì ở mức cao. Toàn huyện có tất cả 39 trường học theo các cấp với tỷ lệ vận động học sinh đủ tuổi vào các cấp học là: bậc Tiểu học đạt 100%, bậc THCS đạt 99,2% (bỏ học 82 học sinh), có 100% học sinh lớp 5 được chứng nhận hoàn thành bậc tiểu học, 98,6% số học lớp 9 tốt nghiệp THCS.

Về y tế:

Trên toàn huyện có 23 cơ sở y tế với hơn 185 giường bệnh. Chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế trong huyện tiếp tục nâng cao, công tác khám chữa bệnh cho người già và trẻ nhỏ dưới 6 tuổi được thực hiện đúng theo chính sách của nhà nước. Ngoài ra, công tác tiêm chủng vắc-xin cho trẻ em dưới 1 tuổi được thực hiện đầy đủ và theo chỉ thị của bộ y tế. Trong năm 2013, số người nhiễm HIV của huyện giảm thiểu một cách rõ rệt nhưng vẫn còn ở tỷ lệ khá cao là 21 người (năm 2012 là 51 người).

Về văn hóa:

Bên cạnh đó, công tác xóa đói giảm nghèo cũng được thực hiện tốt. Trong năm 2013, toàn huyện có 4,4% dân số thuộc hộ nghèo (thành thị 0,2%) giảm 1,5% dân số so với năm 2012. Hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, phát truyền thanh luôn được nâng cao. Cụ thể, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây đời sống văn hóa” được quan tâm đầu tư đúng chất, toàn huyện có trên 98% hộ gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa. Các phong trào khác như: hội thể dục dưỡng sinh, bóng đá, bóng chuyền,… thu hút được nhiều đối tượng tham gia. Cũng trong địa bàn huyện, đài truyền thanh được phát 2 lần/ngày nhằm phản ánh kịp thời các thông tin kinh tế xã hội trên địa bàn toàn huyện.

27

3.2 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN 3.2.1 Tín dụng chính thức

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của tín dụng chính thức đến thu nhập của nông hộ ở huyện chợ gạo tỉnh tiền giang (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)