Từ chương 1 của ñề tài tác giả ñã nêu lên các mục tiêu cần nghiên cứu như sau:
1. Các yếu tố nào ảnh hưởng ñến việc tuân thủ thuế của doanh nghiệp XNK tại Cục Hải quan Tp.HCM?
2. Mức ñộ ảnh hưởng của các yếu tố ra saỏ
3. Những gợi ý giải pháp nào cho việc nâng cao tính tuân thủ của doanh nghiệp? Với câu hỏi thứ nhất, trong chương 2 tác giả ñã nêu lên một số mô hình nghiên cứu trước ñây và lựa chọn mô hình Fischer và cộng sự (1992). Theo mô hình này có 14 yếu tố tác ñộng ñến hành vi tuân thủ thuế ñược phân thành bốn nhóm yếu tố chính bao gồm nhóm yếu tố về nhân khẩu học, thời ñiểm không tuân thủ, thái ñộ và nhận thức, cấu trúc/ hệ thống chính sách thuế. Trong chương 3, tác giả nêu lên phương pháp nghiên cứu và quy trình thực hiện nghiên cứu, từ cơ sở ñó có ñược kết quả nghiên cứu ở chương 4.
Với câu hỏi thứ hai, kết quả nghiên cứu chương 4 ñã khẳng ñịnh một lần nữa sự ảnh hưởng của các yếu tố ñến hành vi tuân thủ thuế, ñồng thời nêu lên mức ñộ ảnh hưởng khác nhau của từng yếu tố. Việc ứng dụng mô hình tuyến tính SEM ñã ước lượng ñược hệ số ảnh hưởng của từng yếu tố thông qua mô hình hồi quy:
TU = -0.39*PT + 0.38*KN + 0.33*HP – 0.26*TS + 0.25*CB – 0.24*TC + 0.23*CT – 0.06*Đ
Mức ñộ ảnh hưởng của từng yếu tố lần lượt theo thứ tự giảm dần là : 1. Sự phức tạp của hệ thống thuế 2. Khả năng phát hiện 3. Hình phạt 4. Thuế suất 5. Nhận thức về sự công bằng 6. Gánh nặng tài chính
7. Nhận thức về chi tiêu công 8. Đạo ñức và thái ñộ
Câu hỏi thứ ba ñược giải quyết trong chương 5, tác giả ñề xuất một số giải pháp cho từng yếu tố ảnh hưởng bên cạnh ñó còn gợi ý thêm một số giải pháp khác ngoài 8 yếu tố ñã nghiên cứu nhằm cải thiện tính tuân thủ thuế của doanh nghiệp, ñặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩụ
Qua kết quả nghiên cứu, tác giả cũng xin nêu lên một sốñiểm chính trong ñề tài:
Trong phân tích ñộ tin cậy các thang ño ñể kiểm ñịnh lại mức ñộ tin cậy của các thang ño sử dụng trong mô hình nghiên cứu của yếu tố tác ñộng ñến tuân thủ thuế của doanh nghiệp xuất nhập khẩụ Kết quả cho thấy rằng tất cả các thành phần ñều có giá trị Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 và tương quan biến tổng trên 0.3. Như vậy, các yếu tố ñược sử dụng trong mô hình nghiên cứu là chấp nhận ñược ñể tiếp tục các bước nghiên cứu tiếp theọ
Trong phân tích nhân tố khám phá, 8 yếu tố bao gồm: hình phạt, nhận thức về sự công bằng của hệ thống thuế, thuế suất, nhận thức về chi tiêu công, sự phức tạp của hệ thống thuế, khả năng phát hiện, gánh nặng tài chính, ñạo ñức và thái ñộ. Phân tích nhân tố cho thấy rằng mô hình có thể giải thích ñược 68% (Phụ lục 6) sự biến thiên của tuân thủ thuế.
Kết quả nghiên cứu của ñề tài cho thấy sự phức tạp của hệ thống thuế có ảnh hưởng mạnh nhất ñến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Silvani và Baer (1997), Richardson (2008), Fischer và cộng sự (1992). Điều này cho thấy những vấn ñề liên quan ñến chính sách thuế, các quy ñịnh của pháp luật làm ñiều chỉnh hành vi của doanh nghiệp. Từ những kết quả này có thể giúp cơ quan Hải quan dần cải thiện mức ñộ tuân thủ của doanh nghiệp.