Thời ñ iểm không tuân thủ

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại TP hồ chí minh (Trang 30 - 33)

Mức thu nhập

Jackson và Milliron (1986) ñã nghiên cứu về tác ñộng của mức thu nhập ñến việc tuân thủ thuế, mặc dù chưa ñưa ra những lập luận thuyết phục nhưng hai ông cũng cho thấy rằng mức thu nhập càng cao thì tuân thủ thuế càng thấp. Ví dụ: mức thuế suất lũy tiến làm cho nhóm người có thu nhập cao trốn tránh tiền thuế hơn là nhóm người có thu nhập thấp. Wallschutzky (1984) thực hiện nghiên cứu tại Úc và Loo (2006) tại Malaysia phát hiện ra rằng ñối với người có thu nhập cao thì ít tuân thủ thuế. Các nghiên cứu ñã chứng minh rằng mức thu nhập có tác ñộng ñáng kể vào việc tuân thủ. Trong một quốc gia, sự phân phối thu nhập không thỏa ñáng thì các nhóm thu nhập cao hơn có xu hướng

né tránh nhiều hơn (Mohani, 2001) bởi vì một người có thu nhập cao có thể cảm thấy hệ thống thuế không dành chế ñộ ưu ñãi cho họ.

Theo Chan và cộng sự (2000), cho thấy khả năng không tuân thủ căn cứ vào mức thu nhập có thể bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua thái ñộ và nhận thức của người nộp thuế.Kết quả khảo sát những người nộp thuế tại Mỹ và Hông Kông là mức thu nhập không liên quan ñến việc tuân thủ thuế. Do ñó, nghiên cứu trước ñây về mối quan hệ giữa mức thu nhập và tuân thủ thuế vẫn chưa rõ ràng (Jackson và Miliron, 1986; Roth và các cộng sự, 1989).

Có thể thấy, trong khi một số nghiên cứu kết luận mức thu nhập là yếu tố quan trọng của việc tuân thủ (Kirchler, 2008: 116), các nghiên cứu khác lại cho rằng tác ñộng giữa thu nhập và việc tuân thủ vẫn chưa rõ ràng, mối quan hệ giữa hai biến này cần phải ñược ñiều tra thêm. Phần lớn mức thu nhập tác ñộng ñến tuân thủ thuế trong các sắc thuế về thu nhập.

Nguồn thu nhập

Một trong những nghiên cứu ñầu tiên về tuân thủ thuế, Groves (1958) cho rằng nguồn thu nhập có tác ñộng ñáng kể vào việc tuân thủ thuế. Nghiên cứu của Aitken và Bonneville (1980), Groenland và Voldhoven (1983) thấy rằng người nộp thuế ñược tự kinh doanh có nhiều khả năng ñể thực hiện các hình thức thuế không tuân thủ. Houston và Tran (2001) cũng cho thấy những người tự làm chủ có tỷ lệ trốn thuế cao hơn. Ngoài ra, Vogel (1974) cũng cho thấy 39% số người Thụy Điển ñược hỏi thừa nhận họ không ñóng thuế với những khoản thu nhập khác. Richardson (2006) cũng thấy rằng nguồn thu nhập liên quan ñáng kể ñến hành vi trốn thuế.

Ngành nghề

Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Đối với ngành, nghề mà pháp luật về ñầu tư và pháp luật có liên quan quy ñịnh phải có ñiều kiện theo quy ñịnh, ñiều kiện kinh doanh và yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành nghề cụ thể, ñược thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận ñủ ñiều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp ñịnh hoặc yêu cầu khác. Cấm hoạt ñộng kinh doanh gây phương hại ñến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa, ñạo ñức, thuần phong mỹ tục Việt

Nam và sức khỏe của nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hoại môi trường (Luật doanh nghiệp, 2008)

Gánh nặng về tài chính

Những nghiên cứu ñầu tiên về gánh năng tài chính ñược thực hiện bởi Vogel (1974), ông ñưa ra kết luận những người không gặp khó khăn về tài chính cũng trốn thuế và mức ñộ trốn thuế của họ ñôi khi còn nghiêm trọng hơn so với những người ñang gặp gánh nặng về tài chính, và tình trạng này không xuất phát từ người nộp thuế mà do khía cạnh kinh tế. Tương tự Warneryd và Walerud (1982) thực hiện cuộc khảo sát tại Thụy Điển chỉ ra rằng căng thẳng tài chính không phải là yếu tố quan trọng trong việc trốn thuế. Webley và Halstead (1986) cũng nhận thấy suy giảm kinh tế chỉ là một cách căng thẳng về mặt quan niệm.

Ngược với các quan ñiểm trên Mohani (2001) cho rằng một người thường xuyên gặp khó khăn về tài chính sẽ dễ dẫn ñến hành vi trốn thuế hơn những ñối tượng khác. Christina M. Ritsema (2003) nghiên cứu có kết luận rằng: một phần lớn trong những người nợ thuế là do thiếu nguồn lực tài chính và thiếu nguồn lực tài chính cũng là lý do không tuân thủ kê khai ñầy ñủ.

Do ñó, dựa trên các nghiên cứu trước ñây, gánh nặng về tài chính dường như là một yếu tố quan trọng trong việc trốn thuế nhưng mức ñộ tác ñộng là không chắc chắn. Việc thực hiện cơ chế tự khai tự nộp, yêu cầu người nộp thuế thanh toán tiền thuế cùng lúc với tờ khai có thể ảnh hưởng ñến quyết ñịnh tuân thủ của người nộp thuế, ñặc biệt là những người có vấn ñề về tài chính.

Bảng 2.2: Mối quan hệ giữa gánh nặng về tài chính và tuân thủ thuế

Biến quan sát Năm Tác giả Những phát hiện chính

Gánh nặng về tài chính

1974 Vogel Tình trạng kinh tế ổn ñịnh trốn thuế nhiều hơn khó khăn về kinh tế

1982 Wameryd và Walerud Căng thẳng về tài chính không phải là yếu tố quan trọng ñể trốn thuế

1986 Webley và Halstead Nhận thức về suy giảm kinh tế chỉ là một cách căng thẳng về mặt quan niệm

1997 Besley, Preston và Ridge Khó khăn về kinh tế có thể là nhân tố tác ñộng ñến việc không tuân thủ thuế.

Nguồn: Mohani, 2001, trang 54

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại TP hồ chí minh (Trang 30 - 33)