Mô hình của Nicoleta BARBUTA-MISU (2011)

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại TP hồ chí minh (Trang 26)

Tác giả Nicoleta BARBUTA-MISU (2011) nghiên cứu và xây dựng mô hình tuân thủ thuế tại quốc gia Rumanị Trong bài viết của mình tác giả ñã nêu lên hai nhân tố tác ñộng ñến tính tuân thủ thuế là nhân tố kinh tế và phi kinh tế. Nhân tố kinh tế gồm: mức thu nhập thực tế, thuế suất, xác suất kiểm tra, kiểm tra thuế, hình phạt, lợi ích về thuế, tiền phạt. Nhân tố phi kinh tế gồm: thái ñộ người nộp thuế, chuẩn mực xã hội, tính công bằng. Qua nghiên cứu này tác giả ñã một lần nữa khẳng ñịnh sự tác ñộng của các yếu tố tác ñộng ñến hành vi tuân thủ thuế như thế nàọ Tuy nhiên, nghiên cứu lại chưa nêu rõ mức ñộ tác ñộng của từng yếu tố ñến hành vi tuân thủ thuế ra saọ

THÁI ĐỘ VÀ NHẬN THỨC

(tính công bằng của hệ thống thuế, ñạo ñức và thái ñộ, nhận thức về chi tiêu công)

HỆ THỐNG THUẾ

(sự phức tạp của hệ thống thuế, khả năng phát hiện, hình phạt,

thuế suất)

NHÂN KHẨU HỌC

(tuổi, giới tính, giáo dục) HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ VĂN HÓA Chuẩn mực xã hội, các giá trị ñạo ñức THỜI ĐIỂM KHÔNG TUÂN THỦ

(mức thu nhập, nguồn thu nhập, nghề nghiệp, gánh nặng tài chính)

Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu của Nicoleta BARBUTA-MISU (2011)

Nguồn: Nicoleta BARBUTA-MISU (2011)

2.2.1.4 Mô hình ca Mohd Rizal Palil (2011)

Nghiên cứu của tác giả Palil và Mustapha (2011) “Các yếu tố quyết ñịnh của hành vi tuân thủ thuế ở Châu Á – trường hợp của Malaysia”. Nghiên cứu ñưa ra chín yếu tố

quyết ñịnh tuân thủ thuế ñược xác ñịnh là xác suất kiểm tra, nhận thức công bằng, nhận thức về chi tiêu Chính phủ, hình phạt, áp lực tài chính, thay ñổi trong chính sách của Chính phủ, kiến thức về thuế, ảnh hưởng từ nhóm tham chiếu, vai trò cơ quan thuế. Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của kiến thức thuế với việc hỗ trợ thiết kế một chương trình giáo dục về thuế cho người nộp thuế. Nhưng trong nghiên cứu này tác giả lại không xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố với nhau mà chỉ xem xét sự tác ñộng của từng yếu tố ñến hành vi tuân thủ thuế.

Tiền phạt Mức thu nhập thực tế Thuế suất Xác suất kiểm toán Lợi ích

về thuế Kiểm tra thuế Hình phạt Nhân tố kinh tế TUÂN THỦ THUẾ Nhân tố phi kinh tế

Thái ñộ ñối với

các sắc thuế Định mức cá nhân, xã hội và

quốc gia

Nhận thức về công bằng

Hình 2.4: Mô hình của Mohd Rizal Palil

Nguồn: Mohd Rizal Palil (2011)

2.2.2 Mô hình la chn làm cơ s nghiên cu

Trong nghiên cứu này, tác giả thực hiện nghiên cứu theo mô hình của Fischer và cộng sự (1992). Tác giả lựa chọn mô hình này vì nó cung cấp cho người ñọc một khuôn khổ ñể hiểu tác ñộng của những yếu tố kinh tế xã hội và tâm lý học ñến quyết ñịnh tuân thủ thuế của người nộp thuế như thế nàọ Bên cạnh ñó, ñây là nghiên cứu tổng hợp tất cả các lý thuyết trước ñây về hảnh vi tuân thủ thuế và chỉ xoáy sâu vào hành vi của các doanh nghiệp, nên việc lựa chọn mô hình này là phù hợp với ñề tài. Tuy nhiên, các thang ño trong nghiên cứu Fischer và cộng sự (1992) ñối với các doanh nghiệp hoạt ñộng ở các lĩnh vực khác nhau, các sắc thuế do cơ quan thuế quản lý, chính vì vậy cần phải ñược ñiều chỉnh thang ño và kiểm ñịnh lại mô hình cho trường hợp doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Tp.HCM.

2.2.2.1 Các yếu t nhân khu hc

Mối quan hệ giữa các biến nhân khẩu học và tuân thủ thuế từ lâu ñã ñược quan tâm bởi nhiều nhà nghiên cứu (Tittle, 1980). Có ba ñặc ñiểm ñể chứng minh cho mối quan hệ này là ñộ tuổi, giới tính và trình ñộ giáo dục (Jackson và Milliron, 1986). Theo

TUÂN THỦ THUẾ Nhận thức công bằng Nhận thức về chi tiêu Chính phủ Hình phạt Áp lực tài chính

Thay ñổi về chính sách của Chính phủ Kiến thức về thuế

Ảnh hưởng từ nhóm tham chiếu Vai trò cơ quan thuế

Fischer biến nhân khẩu học sẽ tác ñộng gián tiếp lên tính tuân thủ thuế của người nộp thuế.

Độ tuổi

Các yếu tố về nhân khẩu học như ñộ tuổi ñã ñược nghiên cứu từ khá lâụ Tuy nhiên kết luận của các nghiên cứu lại khác nhaụ Chẳng hạn theo Tittle(1980), Warneryd và Walerud (1982) và Wahlund (1982) cho rằng những người lớn tuổi thì ít tuân thủ hơn.

Ngược lại, Clotfelter (1983), Dubin và Wilde (1986) và Beron và cộng sự (1992) lập luận rằng ñộ tuổi có tác ñộng tích cực ñến việc tuân thủ. Bên cạnh ñó, cũng có không ít các nghiên cứu không tìm ra mối quan hệ giữa ñộ tuổi và tuân thủ thuế như của Spicer và Lundstedt, 1976; Spicer và Becker, 1980 và Porcano, 1988.

Mặc khác, theo các số liệu thống kê từ chương trình ño lường khả năng tuân thủ của người nộp thuế của các dịch vụ kinh doanh nội ñịa cho biết: “Hành vi không tuân thủ pháp luật về thuế có mức ñộ ảnh hưởng thấp và ít xảy ra trong các hộ gia ñình, trong ñó người ñứng ñầu hoặc vợ, chồng của họ trên 65 tuổi” (Andreoni, 1998). Ritsema và cộng sự (2003) cũng phát hiện ra rằng tuổi tác là một yếu tố ảnh hưởng ñến hành vi cố ý trốn thuế.

Tóm lại, ở mỗi nghiên cứu có một kết luận khác nhau về mối quan hệ giữa ñộ tuổi và tuân thủ thuế, nhưng ña phần các tác giả cho rằng có sự tác ñộng qua lại giữa hai yếu tố này, và những người có ñộ tuổi cao mức ñộ tuân thủ càng cao, người trẻ tuổi thường sẵn sàng chấp nhận rủi ro và ít nhạy cảm với các mức hình phạt.

Giới tính

Mối liên hệ giữa giới tính và tuân thủ thuế ñã nhận ñược khá nhiều sự chú ý trong giới khoa học, tuy nhiên các kết quả lại khác nhau giữa các nghiên cứu. Mức ñộ tuân thủ thuế của nam giới so với nữ giới cho thấy nữ giới có khả năng tuân thủ thuế cao hơn nam giới (Tittle, 1980). Baldry (1987) bằng nghiên cứu thực nghiệm ñã tìm ra rằng phụ nữ có xu hướng tuân thủ thuế cao hơn nam giớị Tuy nhiên, ở một nghiên cứu khác cho thấy nữ giới có tỷ lệ không tuân thủ cao hơn nam giới thể hiện quan hành vi trốn thuế (Houston, 2001).

Chiristina M.Ritsema (2003) kết luận rằng: khi sử dụng phần trăm số thuế còn nợ làm thước ño mức ñộ không tuân thủ thì tuổi tác có tác ñộng không ñáng kể ñến mức thuế còn nợ ñối với hầu hết các nhóm ñối tượng nghiên cứụ Đồng quan ñiểm trên, Richardson (2008) không tìm thấy mối liên hệ giữa giới tính và tuân thủ thuế.

Trình ñộ học vấn

Theo mô hình Fischer, khả năng không tuân thủ thuế ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp thông qua thái ñộ và nhận thức (Fischer, 1992). Chan và cộng sự (2000) ñiều tra các tác ñộng trực tiếp và gián tiếp của hai khả năng không tuân thủ, cụ thể là trình ñộ học vấn và thu nhập. Ông khẳng ñịnh trình ñộ học vấn cao có liên quan trực tiếp ñến khả năng tuân thủ. Người nộp thuế có học vấn có thể nhận thức ñược hành vi không tuân thủ, nhưng kiến thức về hệ thống thuế và nhận thức về ñạo ñức thúc ñẩy người nộp thuế tuân thủ cao hơn.

Hite và Hasseldine (2001) nghiên cứu tại Mỹ nhấn mạnh rằng người nộp thuế phải trao dồi sự hiểu biết về thuế. Ở các nước ñang phát triển, giáo dục về kiến thức thuế, cũng như sự phát triển của hệ thống thuế là không tốt như ở Mỹ. Nghiên cứu của họ có thể giúp các nước khác học hỏi kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy, giáo dục người nộp thuế có góc nhìn hiệu quả hơn và tích cực hơn về thuế. Trong khi trình ñộ học vấn trở nên quan trọng trong việc tăng cường sự tuân thủ thuế giữa các quốc gia, Mohani (2001) cho rằng một trong những biện pháp ñể tăng cường tuân thủ tự nguyện là bằng cách ñảm bảo rằng người nộp thuế có một mức ñộ nhất ñịnh về trình ñộ, năng lực và sự tự tin ñể thực hiện trách nhiệm nộp thuế. Ngược lại, các nghiên cứu gần ñây nhất, bởi Richardson (2008) cũng cho thấy có mối tương quan tiêu cực giữa giáo dục và tuân thủ thuế.

Tóm lại, trình ñộ học vấn cao và nền giáo dục tốt có khả năng làm tăng sự tuân thủ. Người nộp thuế có thể ñược giáo dục nhận thức rõ hơn trách nhiệm của mình cũng như hình thức xử phạt ñược áp dụng nếu họ không tuân thủ pháp luật về thuế.

2.2.2.2 Thi ñim không tuân th

Mức thu nhập

Jackson và Milliron (1986) ñã nghiên cứu về tác ñộng của mức thu nhập ñến việc tuân thủ thuế, mặc dù chưa ñưa ra những lập luận thuyết phục nhưng hai ông cũng cho thấy rằng mức thu nhập càng cao thì tuân thủ thuế càng thấp. Ví dụ: mức thuế suất lũy tiến làm cho nhóm người có thu nhập cao trốn tránh tiền thuế hơn là nhóm người có thu nhập thấp. Wallschutzky (1984) thực hiện nghiên cứu tại Úc và Loo (2006) tại Malaysia phát hiện ra rằng ñối với người có thu nhập cao thì ít tuân thủ thuế. Các nghiên cứu ñã chứng minh rằng mức thu nhập có tác ñộng ñáng kể vào việc tuân thủ. Trong một quốc gia, sự phân phối thu nhập không thỏa ñáng thì các nhóm thu nhập cao hơn có xu hướng

né tránh nhiều hơn (Mohani, 2001) bởi vì một người có thu nhập cao có thể cảm thấy hệ thống thuế không dành chế ñộ ưu ñãi cho họ.

Theo Chan và cộng sự (2000), cho thấy khả năng không tuân thủ căn cứ vào mức thu nhập có thể bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua thái ñộ và nhận thức của người nộp thuế.Kết quả khảo sát những người nộp thuế tại Mỹ và Hông Kông là mức thu nhập không liên quan ñến việc tuân thủ thuế. Do ñó, nghiên cứu trước ñây về mối quan hệ giữa mức thu nhập và tuân thủ thuế vẫn chưa rõ ràng (Jackson và Miliron, 1986; Roth và các cộng sự, 1989).

Có thể thấy, trong khi một số nghiên cứu kết luận mức thu nhập là yếu tố quan trọng của việc tuân thủ (Kirchler, 2008: 116), các nghiên cứu khác lại cho rằng tác ñộng giữa thu nhập và việc tuân thủ vẫn chưa rõ ràng, mối quan hệ giữa hai biến này cần phải ñược ñiều tra thêm. Phần lớn mức thu nhập tác ñộng ñến tuân thủ thuế trong các sắc thuế về thu nhập.

Nguồn thu nhập

Một trong những nghiên cứu ñầu tiên về tuân thủ thuế, Groves (1958) cho rằng nguồn thu nhập có tác ñộng ñáng kể vào việc tuân thủ thuế. Nghiên cứu của Aitken và Bonneville (1980), Groenland và Voldhoven (1983) thấy rằng người nộp thuế ñược tự kinh doanh có nhiều khả năng ñể thực hiện các hình thức thuế không tuân thủ. Houston và Tran (2001) cũng cho thấy những người tự làm chủ có tỷ lệ trốn thuế cao hơn. Ngoài ra, Vogel (1974) cũng cho thấy 39% số người Thụy Điển ñược hỏi thừa nhận họ không ñóng thuế với những khoản thu nhập khác. Richardson (2006) cũng thấy rằng nguồn thu nhập liên quan ñáng kể ñến hành vi trốn thuế.

Ngành nghề

Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Đối với ngành, nghề mà pháp luật về ñầu tư và pháp luật có liên quan quy ñịnh phải có ñiều kiện theo quy ñịnh, ñiều kiện kinh doanh và yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành nghề cụ thể, ñược thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận ñủ ñiều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp ñịnh hoặc yêu cầu khác. Cấm hoạt ñộng kinh doanh gây phương hại ñến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa, ñạo ñức, thuần phong mỹ tục Việt

Nam và sức khỏe của nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hoại môi trường (Luật doanh nghiệp, 2008)

Gánh nặng về tài chính

Những nghiên cứu ñầu tiên về gánh năng tài chính ñược thực hiện bởi Vogel (1974), ông ñưa ra kết luận những người không gặp khó khăn về tài chính cũng trốn thuế và mức ñộ trốn thuế của họ ñôi khi còn nghiêm trọng hơn so với những người ñang gặp gánh nặng về tài chính, và tình trạng này không xuất phát từ người nộp thuế mà do khía cạnh kinh tế. Tương tự Warneryd và Walerud (1982) thực hiện cuộc khảo sát tại Thụy Điển chỉ ra rằng căng thẳng tài chính không phải là yếu tố quan trọng trong việc trốn thuế. Webley và Halstead (1986) cũng nhận thấy suy giảm kinh tế chỉ là một cách căng thẳng về mặt quan niệm.

Ngược với các quan ñiểm trên Mohani (2001) cho rằng một người thường xuyên gặp khó khăn về tài chính sẽ dễ dẫn ñến hành vi trốn thuế hơn những ñối tượng khác. Christina M. Ritsema (2003) nghiên cứu có kết luận rằng: một phần lớn trong những người nợ thuế là do thiếu nguồn lực tài chính và thiếu nguồn lực tài chính cũng là lý do không tuân thủ kê khai ñầy ñủ.

Do ñó, dựa trên các nghiên cứu trước ñây, gánh nặng về tài chính dường như là một yếu tố quan trọng trong việc trốn thuế nhưng mức ñộ tác ñộng là không chắc chắn. Việc thực hiện cơ chế tự khai tự nộp, yêu cầu người nộp thuế thanh toán tiền thuế cùng lúc với tờ khai có thể ảnh hưởng ñến quyết ñịnh tuân thủ của người nộp thuế, ñặc biệt là những người có vấn ñề về tài chính.

Bảng 2.2: Mối quan hệ giữa gánh nặng về tài chính và tuân thủ thuế

Biến quan sát Năm Tác giả Những phát hiện chính

Gánh nặng về tài chính

1974 Vogel Tình trạng kinh tế ổn ñịnh trốn thuế nhiều hơn khó khăn về kinh tế

1982 Wameryd và Walerud Căng thẳng về tài chính không phải là yếu tố quan trọng ñể trốn thuế

1986 Webley và Halstead Nhận thức về suy giảm kinh tế chỉ là một cách căng thẳng về mặt quan niệm

1997 Besley, Preston và Ridge Khó khăn về kinh tế có thể là nhân tố tác ñộng ñến việc không tuân thủ thuế.

Nguồn: Mohani, 2001, trang 54

2.2.2.3 Cu trúc/ h thng chính sách

Nhiều quan ñiểm cho rằng hành vi không tuân thủ người nộp thuế bị ảnh hưởng bởi những vấn ñề kinh tế thuần túỵ Tuy nhiên, thực tế cho thấy các yếu tố liên quan ñến cấu trúc/hệ thống chính sách cũng ñóng vai trò quan trọng trong các quyết ñịnh của họ. Những yếu tố thảo luận trong phần này bao gồm: sự phức tạp của hệ thống thuế, khả năng phát hiện, xử phạt và thuế suất

Sự phức tạp của hệ thống thuế

Tại nhiều nước phát triển trên thế giới, hệ thống thuế ñã trở nên ngày càng phức tạp, ñây là yếu tố quan trọng của hành vi tuân thủ thuế. Khi thực hiện cơ chế tự khai tự nộp, ñòi hỏi việc kê khai thuế phải ñơn giản ñể phù hợp với người nộp thuế, bởi họ là những người ñến từ nhiều thành phần khác nhau, có thu nhập, trình ñộ ñặc biệt là kiến thức về thuế khác nhaụ Một trong những nhiệm vụ của cơ quan thuế là hỗ trợ người nộp thuế kê khai chính xác tờ khai thuế, vì vậy cần xây dựng tờ khai thuế ñơn giản nhưng ñầy ñủ các tiêu chí. Những quốc gia tiên phong trong việc ñơn giản hóa về kê khai thuế là Đan Mạch, Canada và New Zealand, các nước này ñã giảm số lượng các trang và gia tăng tính tuân thủ tự nguyện giữa những người nộp thuế (Mohani, 2001; Mohani và Sheehan, 2003, 2004).

Silvani và Baer (1997) thảo luận về tầm quan trọng của cơ quan thuế khi ban hành tờ khai thuế ñơn giản từ quan ñiểm của người nộp thuế. Kết quả cho thấy phần lớn người nộp thuế yêu cầu tờ khai thuế càng ñơn giản càng tốt. Không hẳn người nộp thuế hoàn toàn ñồng tình với việc cơ quan thuế cho rằng tờ khai thuế là ñơn giản và dễ dàng hoàn thành. Vì vậy, cơ quan thuế nên có những tờ khai thử nghiệm trước khi ban hành rộng rãi cho người nộp thuế sử dụng. Ngoài ra, Silvani và Baer (1997) cũng cho biết thêm ñơn giản hóa việc khai thuế sẽ khuyến khích người nộp thuế hoàn tất việc khai thuế của riêng mình hơn là sử dụng một ñại lý thuế và do ñó giảm chi phí tuân thủ.

Các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế, các thủ tục về thuế (thủ tục ñăng ký thuế, kê

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại TP hồ chí minh (Trang 26)