Bảo hiểm rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện duyên hải tỉnh trà vinh (Trang 74)

Bảo hiểm là cách để giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra. Đặc biệt trong kinh doanh thì không thể do lường trước được rui ro xảy ra khi nào. Vì thế việc mua bảo hiểm tín dụng là việc hết sức cần thiết. Đây là cách giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng khi khách hàng rủi ro xảy ra thì bảo hiểm sẽ chi trả lại cho khách hàng. Tuy nhiên, hiện nay ngân hàng vẫn chưa áp dụng rộng rãi hình thức bảo hiểm tín dụng vì thủ tục phức tạp là cho nhiều khách hàng không hiểu được cũng như là không đủ điều kiện để tham gia. Và sản phẩm chỉ áp dụng cho những đối tượng như: mua xe, mua nhà tiêu dùng…Một số khách hàng không muốn mua bảo hiểm vì phải tốn thêm chi phí. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền sử dụng bảo hiểm tín dụng cần phải thực hiện ở cả khách hàng mới và cả khách hàng cũ để hiểu rõ lợi ích từ việc mua bảo hiểm. Ngoài ra, các ngành có rủi ro phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh doanh sản xuất như nông nghiệp, thủy sản để tránh những thiệt hại không lường trước được.

Tuy nhiên, do các doanh nghiệp chưa chủ động việc tham gia bảo hiểm cho ngành kinh doanh của doanh nghiệp nhưng để san sẻ rủi ro, ngân hàng nên yêu cầu doanh nghiệp mua bảo hiểm cho tài sản làm đảm bảo tín dụng. Ngân hàng có thể mua bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm và sẽ được bồi thường thiệt hại nếu gặp rủi ro mất vốn của khách hàng đi vay.

63

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, hoạt động của ngân hàng gặp không ít khó khăn như nền kinh tế chưa ổn định, cạnh tranh ngày càng gay gắt với nhiều đối thủ. Tuy nhiên, ngân hàng đã vượt qua mọi khó khăn để phấn đấu và khẳng định vị trí, uy tín của mình đối với khách hàng. Ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian, vì vậy việc thúc đẩy tín dụng ngày càng được đẩy mạnh, nguồn vốn được đưa đến tay nông dân một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương. Bên cạnh việc mở rộng tín dụng thì ngân hàng phải đối mặt với nợ xấu ngành đang tăng nhanh trong những năm gần đây. Nên việc quản trị rủi ro tín dụng không chỉ riêng các ngân hàng mà NHNo&PTNT Duyên Hải vẫn phải thực hiện tốt công tác này.

Doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ đều tăng chứng tỏ chính sách mở rộng tín dụng của ngân hàng đã có hiệu quả. Điều này cho thấy kết quả khả quan trong kinh doanh của ngân hàng, kết quả này là sự nỗ lực cố gắng của các nhân viên ngân hàng có trình độ chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Ngoài ra, ngân hàng gặp khó khăn về nguồn vốn huy động của NH vẫn còn ở mức thấp, vì vậy NH cần phải tăng cường trong công tác huy động vốn từ dân cư, TCKT để phục vụ nhu cầu vay vốn ngày càng cao của khách hàng, nhằm giảm chi phí sử dụng vốn điều chuyển.

Qua phân tích, hoạt động tín dụng của ngân hàng và tầm quan trọng của việc phòng ngừa rủi ro, ngân hàng phải đánh đổi giữa việc mở rộng tín dụng và nợ xấu, đánh đổi giữa chi phí và lợi nhuận. 6 tháng đầu năm 2014 đã cho thấy một dấu hiệu hết sức khó khăn là nợ xấu tăng ở mức rất cao, cần có sự hợp tác giữa tập thể cán bộ tín dụng và sự chỉ đạo sang suốt của Ban lãnh đạo để có thể hạn chế và điều hòa lại nợ xấu ở về mức có thể chấp nhận được. Chính vì thế, ngân hàng cần phải duy trì và tiếp tục phát huy thành tích đạt được và khắc phục yếu kém vẫn còn tồn tại, để hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển bền vững hơn. Không thể phủ nhận hoạt động của ngân hàng được thành công trong ba năm qua là nhờ vào Ban lãnh đạo cũng như cán bộ chi nhánh nỗ lực, quyết tâm phấn đấu đẩy mạnh phát triển và ổn định.

64 6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng

- Ngân hàng nên đưa ra nhiều biện pháp để giúp công tác thu hồi nợ được tốt hơn như tăng thêm biên chế để tập trung giải quyết thu hồi nợ, đào tạo các khóa ngắn hạn về xử lý rủi ro, cập nhật nhanh chóng và chính xác các quyết định mới,…

- Giao chỉ tiêu xử lý rủi ro, nợ xấu cho từng cán bộ tín dụng ở các xã và cho chế độ khen thưởng đối với cán bộ hoàn thành xuất sắc theo kế hoạch.

- Thường xuyên nắm bắt thông tin về kinh tế xã hội ở các xã, nhất là các nơi tụ tập đông dân nhằm biết được tình hình kinh tế của các hộ vay đã quá hạn để có biện pháp xử lý phụ hợp và thu được nợ khó đòi.

6.2.2 Kiến nghị đối với chính quyền địa phương

- Chính quyền địa phương phối hợp với ngân hàng trong công tác thẩm định dự án cho vay để tránh rủi ro trong hoạt động tín dụng.

- Nên chia sẻ các thông tin về kinh tế của từng xã để ngân hàng có thể có được nguồn số liệu để xử lý tốt các khoản nợ vay.

- Tạo điều kiện cho các hộ nông dân được nuôi trồng sản xuất được tốt hơn, góp phần thúc đẩy kinh tế vùng phát triển và xóa nợ, xóa đói giảm nghèo.

65

TÀI LIỆU THAM KHẢO ------

1. Thái Văn Đại, 2010. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, Nhà

xuất bản Đại học Duyên Hải.

2. Thái Văn Đại, 2010. Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại

học Duyên Hải.

3. Nguyễn Minh Kiều, 2012. Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nhà xuất

bản lao động xã hội.

4. Nguyễn Minh Kiều, 2011. Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất

bản lao động xã hội, TP Hồ Chí Minh.

5. Ngân Hàng Nhà Nước. Năm 2005, Thông tư 493/2005/QĐ của thống đốc Ngân hàng Nhà Nước ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng .Hà Nội, tháng 4 năm 2005 [19/3/2014]

6. Chính Phủ. Năm 2010, Nghị Định 41/2010/NĐ­CP về chính sách tín

dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn . Hà Nội, tháng 4 năm

2010 [19/3/2014]

7. Ngân Hàng Nhà Nước. Năm 2012, Quyết định về việc phân loại nợ đối

với nợ được điều chỉnh kì hạn trả nợ, gia hạn nợ. Hà Nội, tháng 4/2012

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện duyên hải tỉnh trà vinh (Trang 74)