Nợ xấu theo thời hạn và theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện duyên hải tỉnh trà vinh (Trang 52 - 55)

Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào đều có rủi ro tiềm ẩn và ngành ngân hàng cũng không loại trừ nguy cơ rủi ro. Trong đó, rủi ro quan trọng nhất là rủi ro tín dụng, bởi vì khi ngân hàng gặp rủi ro tín dụng thì sẽ kéo theo nhiều hệ lụy như mất khả năng thanh toán lãi và gốc tiền gửi của khách hàng, mất uy tín và niềm tin với khách hàng, thậm chí là dẫn đến rủi ro phá sản.

Nợ xấu của ngân hàng được phân theo nhiều đối tượng nhằm cho ngân hàng theo dõi được chặt chẽ và đưa ra các giải pháp cho từng đối tượng. Tình hình nợ xấu của ngân hàng phản ánh rủi ro ngân hàng đang đối mặt, vì thế ngân hàng sẽ cố gắng kiềm chế nợ xấu ở mức thấp nhất có thể. Nhìn chung qua ba năm nợ xấu của ngân hàng có tăng giảm không ổn định nhưng có chiều hướng tăng lên. Cụ thể năm 2011 nợ xấu đạt 3.477 triệu đồng, đến năm 2012 giảm 985 triệu đồng tương đương với giảm 28,33%, nguyên nhân là do ngân hàng đã chú đến nợ xấu và đã có các biện pháp hạn chế có hiệu quả. Nhưng sang năm 2013 lại tăng lên thêm 1.355 triệu đồng tương đương với 54,37%, một mức tăng khá cao, ngân hàng cần theo dõi cẩn thận hơn, tránh để phát sinh thêm chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

41

Bảng 13: Nợ xấu theo thời hạn và thành phần kinh tế của NHNo&PTNT Duyên Hải qua 3 năm 2011-2013

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012-2011 2013-2012 2011 Tỷ trọng (%) 2012 Tỷ trọng (%) 2013 Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Theo thời hạn 3.477 100,00 2.492 100,00 3.847 100,00 -985 -28,33 1.355 54,37 Ngắn hạn 2.871 82,57 2.223 89,21 3.722 96,75 -648 -22,57 1499 67,43 Dài hạn 606 17,43 269 10,79 125 3,25 -337 -55,61 -144 -53,53 Theo TPKT 3.477 100,00 2.492 100,00 3.847 100,00 -985 -28,33 1.355 54,37 DNNN - - - - - - - DNNQD 100 2,88 80 3,21 150 3,90 -20 0.80 70 87,50 Hộ gia đình & cá nhân 3.377 97,12 2.412 96,79 3.697 96,10 -965 -28,58 1.285 53,28 Tổ chức khác - - - - - - -

42

Bảng 14: Nợ xấu theo thời hạn và thành phần kinh tế của NHNo& PTNT Duyên Hải 6 tháng đầu năm 2013 và 2014

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch

2013 Tỷ trọng (%) 2014 Tỷ trọng (%) Số tiền % Theo thời hạn 2.452 100,00 72.248 100,00 69.796 2.846,49 Ngắn hạn 2.220 90,54 68.892 95,35 66.672 3.003,24 Dài hạn 232 9,46 3.356 4,65 3.124 1.346,55 Theo TPKT 2.452 100,00 72.248 100,00 69.796 2.846,49 DNNN - - - - - - DNNQD 70 2,85 180 0,25 110 157,14 Hộ gia đình & cá nhân 2.382 97,15 72.068 99,75 69.686 2.925,52 Tổ chức khác - - - - - -

Nguồn: phòng tín dụng NHNo&PTNT Duyên Hải

Nợ xấu phát sinh chủ yếu là nợ xấu ngắn hạn, qua ba năm nợ xấu ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng nợ xấu. Trong năm 2012 nợ xấu có giảm nhẹ nhưng đến năm 2013 lại tăng nhanh với mức tăng là 1.499 triệu đồng tương đương với 67,43% so với năm 2012. Trong khi đó nợ xấu trung và dài hạn liên tục giảm, cụ thể từ 600 triệu đồng năm 2011 giảm còn 269 triệu đồng năm 2012 và chỉ còn 125 triệu đồng vào năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tranh thủ một phần nợ gốc và lãi vay giúp giảm bớt áp lực từ ngân hàng. Điều đó cho thấy công tác thu nợ của ngân hàng cũng có chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên 6 tháng đầu năm 2014 là một dấu hiệu cực kỳ xấu khi nợ xấu đã tăng hơn 28 lần (tăng 69.796 triệu đồng) so với cùng kỳ năm 2013 đạt mức 72.248 triệu đồng. Trong đó tăng cả về ngắn hạn và dài hạn: ngắn hạn tăng gấp 30 lần (tăng 66.672 triệu đồng) và dài hạn là 13 lần (tăng 3.124 triệu đồng). Nguyên nhân chủ yếu là do một nhóm khách hàng lớn để nợ quá hạn quá lâu buộc phải chuyển nhóm nợ từ nhóm 2 sang nhóm 3, nhóm 4, bên cạnh đó, thiên tai dịch bệnh đã tác động xấu đến tình hình nuôi trồng thủy sản, hoa

43

màu, ảnh hưởng hệ lụy đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có liên quan, nên đã làm cho nợ xấu của ngân hàng tăng vọt.

 Nợ xấu theo thành phần kinh tế

Nhìn chung, nợ xấu ở nhóm Hộ gia đình và cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu. Trong năm 2012, nợ xấu ở nhóm này có sự sụt giảm đáng kể khi giảm 965 triệu đồng (tương đương giảm 28,58%), nguyên nhân là do đầu năm 2012, các hộ vay nuôi trồng thủy sản được mùa, sản xuất có hiệu quả và sản lượng tăng cao đã trả được nợ vay giúp ngân hàng hạn chế được một phần nợ xấu. Tuy nhiên, đến năm 2013 nợ xấu lại có mức tăng nhanh chóng khi tăng đến 1.285 triệu đồng với tốc độ tăng là 53,28%). Nguyên nhân chủ yếu là do cuối năm 2012 đầu năm 2013 xảy ra hiện tượng tôm chết hàng loạt, nông dân trắng tay, mất khả năng trả nợ, các món vay trước đó được đánh giá tốt cũng chuyển sang nợ nhóm 3 nhóm 4. Nợ xấu ở nhóm Doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng có gia tăng khi cuối năm 2012 đã giảm nhẹ nhưng đến năm 2013 đã tăng thêm 50 triệu đồng so với năm trước đó, do các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn khi nền nông nghiệp huyện mất mùa, các doanh nghiệp vẫn tiếp tục chiếm dụng vốn để tái đầu tư.

6 tháng đầu năm 2014 đánh dấu sự gia tăng mạnh mẽ của nợ xấu, khi nợ xấu ở nhóm Hộ gia đình và cá nhân tăng đến 69.686 triệu đồng so với cùng kỳ năm ngoái (tốc độ tăng là hơn 29 lần). Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình dịch bệnh không thuyên giảm, những hộ vay trước đó đã nợ quá hạn thì đến nay đã mất khả năng trả nợ phải chuyển sang các nhóm nợ quá hạn cao hơn.

Tóm lại, do quá tập trung vào một nhóm khách hàng khi gặp rủi ro ngân hàng đã gánh chịu nợ xấu rất cao. Ngân hàng cần có giải pháp để phân tán rủi ro, mở rộng cho vay đối với các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong các lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, vừa thu được lãi vừa phân tán được rủi ro đặt ra.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện duyên hải tỉnh trà vinh (Trang 52 - 55)