PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện duyên hải tỉnh trà vinh (Trang 25)

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Các số liệu sử dụng trong đề tài chủ yếu là số liệu thứ cấp thông qua các bảng báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, bảng thuyết minh báo cáo tài chính, bảng báo cáo thống kê doanh số cho vay, doanh số thu nợ được tổng hợp từ phòng kế hoạch tổng hợp NHNNo&PTNT chi nhánh huyện Duyên Hải giai đoạn từ 2011 đến 2013.

Ngoài các số liệu được thu thập từ phòng kế hoạch tổng hợp của ngân hàng thì đề tài còn thu thập số liệu thông qua sách, báo kinh tế tỉnhTrà Vinh, và các văn bản luật từ Thư viện Pháp Luật, Hệ thống văn bản Quy phạm Pháp Luật...được sử dụng trong đề tài.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Dựa trên cơ sở các số liệu đã được thu thập, đề tài đã sử dụng các phương pháp phân tích và đánh giá như sau:

­Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để thống kê các số

14

nhằm phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại NH NNo&PTNT chi nhánh huyện Duyên Hải.

 Phương pháp thống kê mô tả: là phương pháp sử dụng các kỹ thuật như thu thập số liệu biểu diễn bằng biểu bảng, đồ thị trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu giúp tóm tắt được các dữ liệu và so sánh dữ liệu và mô tả xu hướng của dữ liệu.

­Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp so sánh tuyệt đối và so sánh tương

đối để đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng.

 Phương pháp so sánh tuyệt đối: phương pháp này dùng để đánh giá quy mô, khối lượng tăng hay giảm thể hiện bằng những con số cụ thể. Áp dụng phương pháp này để phản ánh sự thay đổi trong hoạt động tín dụng của ngân hàng qua các năm 2011-2013.

Công thức:

 Phương pháp so sánh tương đối: khác với so sánh tuyệt đối, thì so sánh tương đối sẽ cho thấy tốc độ phát triển, xu hướng biến động và tính tỷ trọng của chỉ tiêu nợ xấu nhằm đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng.

Công thức:

­Mục tiêu 3: Từ những phân tích trên thì mục tiêu này sử dụng phương

pháp luận để đề ra các giải pháp cho rủi ro tín dụng mà ngân hàng đang đối mặt.

Tăng(+), giảm(-) tuyệt đối = số liệu kỳ phân tích – số liệu gốc

%Tăng(+),giảm (-) = Số liệu thực tế - Số liệu kỳ x 100% Số liệu kỳ gốc

15

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

3.1 KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Sơ lược về huyện Duyên Hải: *Vị trí địa lý:

Huyện Duyên Hải nằm về phía Nam của tỉnh Trà Vinh giữa hai cửa Cung Hầu và Định An của hai nhánh sông Cửu Long: sông Cổ Chiên và sông Hậu. Phía Đông và phía Nam của huyện giáp với Biển Đông, phía Tây giáp với huyện Trà Cú và tỉnh Sóc Trăng (qua ranh giới là sông Hậu), phía bắc giáp huyện Cầu Ngang.

*Tài nguyên thiên nhiên:

Duyên Hải có địa hình mang tính chất của vùng đồng bằng ven biển rất đặc thù với những giồng cát hình cánh cung chạy dài theo hướng song song với bờ biển. Các giồng cát tập trung chủ yếu ở các xã phía bắc của huyện như: giồng Long Hữu – Ngũ Lạc, giồng Hiệp Thạnh Trường Long Hòa, giồng Long Vĩnh và rải rác ven theo bờ biển. Nhìn chung địa hình Duyên Hải khá thấp và tương đối bằng phẳng với độ cao bình quân phổ biến là 0,4m đến 1,2m.

-Về khoáng sản: bờ biển Duyên Hải có mỏ cát đen phong phú với hàm lượng titan lớn, đây được xem là nguyên liệu chính phục vụ cho ngành công nghiệp của đất nước. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản, Huyện đã xác định đây là thế mạnh nên tập trung mở rộng về quy mô và diện tích, đa dạng hóa con nuôi như: Tôm sú, tôm càng xanh, ngêu, sò, cá chẻm,...

-Về du lịch: bãi biển Ba Động được xem là một trong những bãi biển đẹp của tỉnh cũng như Đồng bằng Sông Cửu Long, trong những năm qua được đầu tư phát triển du lịch biển kết hợp với tín ngưỡng tôn giáo, biển Ba Động và những chùa Khmer trong huyện đã trở thành những điểm du lịch hấp dẫn đối với các du khách trong và ngoài tỉnh.

16 *Dân số: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dân số chung của toàn huyện ước tính đến thời điểm hiện nay có 20.903 hộ, 94.925 nhân khẩu. Trong đó dân tộc Khmer 3.057 hộ, 14.659 nhân khẩu chiếm tỷ lệ 15,4% so tổng số hộ trong toàn huyện (sống tập trung chủ yếu ở 03 xã Long Vĩnh, Long Khánh và Ngũ Lạc), còn lại là dân tộc Kinh, dân tộc Hoa và các dân tộc khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. Mật độ dân cư trung bình 247 người/km2. Phần đông dân cư tập trung ở các giồng cát và ven trục đường giao thông chính. Tỷ lệ gia tăng dân số bình quân hàng năm là 1,25%, dân số sống bằng nghề nông và nuôi trồng thủy sản chiếm trên 75%.

-Lao động: Nhìn chung dân số trong độ tuổi lao động của huyện Duyên Hải chiếm khoảng 62% dân số của toàn huyện, lao động nam chiếm khoảng 48% trong tổng số lao động, lao động Nông nghiệp chiếm 41,2%, Ngư – Lâm nghiệp chiếm 52,15%, lao động trong các ngành nghề và dịch vụ chiếm 6,65% trong tổng số lao động của huyện.

- Huyện Duyên Hải là một huyện ven biển nên việc phát triển các ngành kinh tế biển là chiếm phần lớn. Biển Duyên Hải chứa nhiều tiềm năng kinh tế rất đa dạng, phong phú về các loài thủy hải sản có giá trị, đã và đang phát huy hiệu quả trong đời sống kinh tế - xã hội của người dân trên địa bàn huyện. Nghề khai thác biển Duyên Hải đã được hình thành và phát triển từ lâu, ngư dân tích lũy được nhiều kinh nghiệm, trong quá trình khai thác đầu tư đánh bắt đi vào chiều sâu đem lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao. Đặc biệt, khi đào kênh tắt (Quan Chánh Bố) được hoàn thành thì Duyên Hải sẽ trở thành cửa ngõ giao lưu hàng hóa vận tải biển với vùng đồng bằng sông Cửu Long.

- Theo quy hoạch, Thị trấn Duyên Hải sẽ được nâng cấp thành Thị xã Duyên Hải tách khỏi huyện Duyên Hải, và huyện lị sẽ chuyển từ Thị trấn Duyên Hải sang Thị trấn Long Thành.

Quá trình thành lập và phát triển

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNo & PTNT) từ khi ra đời đến nay nhiều lần đổi tên (thông qua Quyết định của Chính phủ) như: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1987), Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam (1988) và đến 14/11/1990 chuyển sang hoạt động kinh doanh với tên gọi là Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo quyết định số 400/CT ngày 01/01/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Điều I của Quyết định này ghi rõ: “Nay chuyển Ngân hàng chuyên doanh Phát triển Nông nghiệp Việt Nam theo Nghị định số 53/HD9BT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng thành Ngân hàng

17

thương mại quốc doanh, lấy tên gọi là Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam gọi tắt là Ngân hàng Nông nghiệp”.

Vào tháng 03/1992 Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Trà Vinh được tách ra từ Ngần hàng tỉnh Cửu Long. Đến 01/01/1997 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, tiếng Anh là Bank For Agriculture and Rural Development, tên giao dịch quốc tế là VIBARD.

NHNo & PTNT huyện Duyên Hải được Duyên Hải được thành lập từ 01/09/1981 là một chi nhánh của NHNo & PTNT tỉnh Trà Vinh.

NHNo & PTNT huyện Duyên Hải được tách ra từ Ngân hàng Nhà nước huyện Cầu Ngang. Và hiện nay NHNo & PTNT huyện Duyên Hải còn thành lập một chi nhánh cấp 3 tại ấp 10 xã Long Hữu từ năm 2002 đến nay.

Sau khi đất nước được giải phóng, giữa lúc nền kinh tế đag gặp nhiều khó khăn thiếu thốn của hậu quả của chiến tranh tàn phá với bao thử thách khắc nghiệt, bao trở ngại khó khăn cả khách quan lẫn chủ quan, thế mà NHNo & PTNT huyện Duyên Hải đã khẳng định được vị thế của mình trong ngành Ngân hàng. NHNo & PTNT huyện Duyên Hải đã hòa nhập vào công cuộc phát triển kinh tế địa phương để đầu tư đúng hướng, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước nói chung và của huyện Duyên Hải nói riêng. Vì vậy NHNo & PTNT huyện Duyên Hải thật sự là người bạn đồng hành đáng tin cậy của hộ sản xuất nông nghiệp và các cá thể kinh doanh.

Hiện nay NHNo & PTNT huyện Duyên Hải là Ngân hàng thương mại quốc doanh, hoạt động kinh doanh theo quốc lệnh. Với phương châm “kinh doanh để phục vụ - phục vụ để kinh doanh”, NHNo & PTNT huyện Duyên Hải đã tranh thủ mọi khả năng và năng lực để nâng cao chất lượng tín dụng, đa dạng các hình thức huy động vốn và cho vay nhằm thực hiện các chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân theo chủ trương của Đảng và Chính phủ để phục vụ tốt cho chính sách “tam nông” theo tinh thần Nghị quyết Trung ương VII của Ban chấp hành Đảng Cộng Sản Việt Nam.

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

18

Hình 2: Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh

Nguồn: Phòng kế toán NHNo&PTNT Duyên Hải

3.2.2 Chức năng

- Giám Đốc: Giám Đốc thực hiện nghĩa vụ và quyền hạn theo đúng nghĩa vụ quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Phụ trách chung tất cả các mặt hoạt động của Ngân hàng và chỉ đạo công tác tổ chức cán bộ, các phòng ban và công tác chính trị tư tưởng trong toàn đơn vị. Đồng thời Giám Đốc là người chịu trách nhiệm cá nhân về pháp lý trước Tổng Giám Đốc, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị NHNo&PTNT Việt Nam về toàn bộ hoạt động của NHNo&PTNT huyện Duyên Hải.

- Phó Giám Đốc: Phụ trách quản lý toàn bộ hoạt động của Ngân hàng và được phân quyền khi Giám Đốc đi vắng đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám Đốc.

- Phòng tín dụng: Thực hiện các nghiệp vụ về tín dụng, tổ chức thực hiện việc kiểm soát các quy trình nghiệp vụ liên quan. Thu hồi các khoản nợ đến hạn, nợ quá hạn, các khoản bảo lãnh trả thay, đề xuất các biện pháp ngăn ngừa và xử lý nợ quá hạn. Bên cạnh đó còn thực hiện các báo cáo thống kê về nghiệp vụ tín dụng theo quy định của Ngân hàng. Phòng tín dụng gồm có trưởng phòng, phó phòng và các CBTD.

+ TPTD chịu trách nhiệm về các công việc:

PHÒNG TÍN DỤNG PHÒNG GIAO DỊCH LONG HỮU PHÒNG KẾ TOÁN- NGÂN QUỸ PHÓ GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC

19

 Phân công CBTD phụ trách địa bàn, kiểm tra, đôn đốc CBTD thực hiện đầy đủ quy chế cho vay và hướng dẫn của Ngân hàng.

 Kiểm soát nội dung thẩm định của CBTD, tiến hành tái thẩm định hồ sơ vay vốn, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và trình lên Ban Giám Đốc ký duyệt.

+ CBTD có nhiệm vụ:

 Giao dịch trực tiếp với KH, hướng dẫn, giúp đỡ khách KH về các mặt như: kiểm tra hồ sơ các thủ tục, điều kiện vay vốn trình trưởng phòng ký hồ sơ vay vốn.

 Thông báo cho khách KH về quyết định cho vay hay từ chối cho vay sau khi có quyết định của Giám Đốc hoặc người có ủy quyền.

 Kiểm tra việc sử dụng vốn của KH, tài sản đảm bảo nợ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Nhận hồ sơ và thẩm định các trường hợp KH đề nghị gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, đôn đốc KH trả nợ đúng hạn và đề xuất biện pháp xử lý khi cần thiết.

- Phòng kế toán ngân quỹ:

+ Bộ phận kế toán: Gồm trưởng phòng, phó phòng và các giao dịch viên, có nhiệm vụ:

 Thực hiện chức năng giao dịch thu, chi tiền mặt.  Hướng dẫn KH mở tài khoản tiền vay.

 Chuyển tiền theo yêu cầu của KH.

 Thu nợ, thu lãi theo quyết định của Giám Đốc.

 Kiểm tra khoản thu chi bảo vệ tài sản của Ngân hàng, kiểm tra chặt chẽ sự vận động của đồng vốn và sử dụng vốn.

 Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và nghiệp vụ thanh toán theo quyết định của NHNo&PTNT Việt Nam.

 Lưu giữ hồ sơ theo quy định.

+ Bộ phận ngân quỹ: Có nhiệm vụ chủ yếu là kiểm tra, kiểm soát tiền mặt, ngân phiếu trong kho hàng ngày, trực tiếp trong việc thu ngân và giải ngân khi có phát sinh trong ngày. Cuối mỗi ngày khóa sổ ngân quỹ, kết hợp

20

với kế toán theo dõi nghiệp vụ ngân quỹ phát sinh mỗi ngày để điều chỉnh kịp thời khi có sai sót, lên bảng cân đối vốn và sử dụng vốn hàng ngày để trình lên Ban Giám Đốc.

- Phòng giao dịch Long Hữu:

Được mở thêm nhằm phục vụ cho các hộ có nhu cầu vay vốn được thuận lợi, dễ dàng, nhanh, giảm chi phí đi lại và rút ngắn thời gian vay vốn. bên cạnh đó còn thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong mọi tầng lớp dân cư. Chi nhánh Long Hữu thực hiện các nghiệp vụ tương tự nhưng phải thông qua sự chỉ đạo của chi nhánh huyện.

3.3 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Trong quá trình hoạt động, lợi nhuận luôn là điều được mọi Ngân hàng quan tâm. Để đánh giá một ngân hàng có hoạt động thực sự tốt hay không, có thể nhìn qua ba yếu tố đó là doanh thu đạt được, chi phí bỏ ra và cuối cùng là lợi nhuận. Dưới đây là bảng tổng hợp các chỉ tiêu:

Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Duyên Hải qua các năm 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012-2011 2013-2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Doanh thu 103.413 93.862 66.284 -9.551 -9,24 -27.578 -29,38 Chi phí 68.079 68.995 54.285 916 1,35 -14.710 -21,32 Lợi nhuận 35.334 24.867 11.999 -10.467 -29,62 -12.868 -51,75

Nguồn: Báo cáo tổng kết ngân hàng phòng tín dụng NHNo&PTNT Duyên Hải, 2011­2013

3.3.1 Doanh thu

Một trong các yếu tố được ngân hàng quan tâm hàng đầu đó là doanh thu. Doanh thu của ngân hàng được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau như thu nhập từ lãi vay, thu nhập từ cung cấp các dịch vụ thanh toán và các hoạt động khác. Trong đó nguồn thu chủ yếu và quan trọng nhất của ngân hàng đó

21

là lãi thu từ hoạt động cho vay. Nhìn chung doanh thu ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Duyên Hải qua ba năm có sự sụt giảm mạnh. Cụ thể năm 2011, doanh thu của ngân hàng là 103.413 triệu đồng. Sang năm 2012 doanh thu của ngân hàng đã giảm 9.551 triệu đồng (tương đương giảm 9,24%) chỉ còn ở mức 93.862 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong năm ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, mà khoản thu từ lãi cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu nhập của ngân hàng. Bên cạnh đó ngân sách của Nhà Nước chưa giải ngân kịp thời làm các dự án lớn chậm tiến độ chưa thể đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nông dân chăn nuôi trồng trọt vẫn còn bị thất mùa ở nhiều xã. Đến năm 2013, doanh thu của ngân hàng lại có sự sụt giảm nghiêm trọng, cụ thể giảm đến 27.578 triệu đồng (tương đương giảm 29,38%) chỉ còn 66,284 triệu đồng so với năm 2012 với xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Đầu tiên phải kể đến đó là hệ lụy từ vụ mưa bão ở cuối năm trước làm tôm chết hàng loạt ở các xã ven biển, nông hộ trắng tay nên không thể đóng lãi hoặc đóng lãi rất ít. Song hành cùng đó là NNNo&PTNT đòi hỏi cao hơn đối

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện duyên hải tỉnh trà vinh (Trang 25)