NGUYÊN NHÂN CỦA RỦI RO TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện duyên hải tỉnh trà vinh (Trang 68 - 71)

 Nguyên nhân từ phía khách hàng:

Các doanh nghiệp kinh doanh gặp nhiều khó khăn, đa phần là doanh nghiệp nhỏ lẻ tình hình kinh doanh không tốt nhưng khai báo thông tin giả gây khó khăn cho công tác thẩm định kiểm tra.

Sử dụng vốn không đúng mục đích: Hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính cũng như tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ. Khi đó khách hàng sẽ tìm đến vay ngân hàng với mức lãi suất thấp hơn lãi suất của “tín dụng đen”. Nhưng khi sử dụng vốn thì họ lại không sử dụng cho sản xuất, kinh doanh mà mang tiêu dùng hay cho vay lại với lãi suất cao hơn. Theo thống kê chưa đầy đủ thì có khoảng 10% khách hàng khi giải ngân đã sử dụng vào việc khác như mua xe máy, mua đồ dùng trong gia đình,…mặc dù trước đó cán bộ thẩm định đã đến xác minh là có hồ nuôi tôm, trại chăn nuôi. Việc sử dụng không đúng mục đích khiến cho món vay không sinh lợi được và

57

khách hàng sẽ trả nợ sai hẹn là một điều tất yếu, hoặc không có khả năng hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.

Đối với các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản gặp thời tiết bất lợi (mưa bão liên tiếp hoặc khô hạn kéo dài), thiên tai dịch bệnh liên tiếp (dịch cúm gia cầm, tai xanh ở lợn, tôm bị nổi đầu, cong thân, đục thân,…), xảy ra hiện tượng đầu cơ thao túng giá (một số thương lái ngoài tỉnh vào thu mua tôm số lượng lớn đã làm nhiễu giá cũng như ép giá) cũng đã làm cho nền kinh tế nông nghiệp không ổn định.

Ngoài ra, rủi ro tín dụng còn phụ thuộc vào thiện chí trả nợ của khách hàng. Có một số khách hàng dù rất am hiểu chủ trương chính sách vay vốn hiện hành nhưng vẫn cố tình dây dưa nên đã gây trở ngại lớn trong việc xử lý nợ. Có một số khách hàng vay nợ nhưng phớt lờ về việc trả lãi đúng hẹn theo hợp đồng. Bên cạnh đó, sự thiếu hiểu biết của khách hàng về lãi suất phạt chậm trả nên chần chừ trong việc trả nợ, và đợi ngân hàng đôn đốc, nhắc nhở. Thậm chí có một số khách hàng muốn chiếm dụng vốn vay.

 Nguyên nhân khách quan: NH có thế mạnh là cho vay nông hộ về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, thu mua lúa gạo, công nghiệp chế biến thủy sản. Nhưng ngành Nông nghiệp lại có điểm yếu là phụ thuộc nhiều vào thời tiết, bên cạnh đó điều kiện cơ sở hạ tầng còn hạn chế, chưa xác định chính xác tình hình thời tiết diễn biến sẽ ảnh hưởng tới việc sản xuất nông nghiệp và gây thiệt hại thu nhập của người dân. Bên cạnh đó nền kinh tế phát triển nhưng chưa ổn định, nguy cơ lạm phát có thể ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của nông sản. Khi đó nông dân khó có thể trả được nợ cho ngân hàng hơn nữa.

 Nguyên nhân từ phía ngân hàng:

Ngân hàng chỉ tập trung vào một đối tượng khách hàng là hộ gia đình và cá nhân sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản (năm 2013 đã cho vay 9.822 lượt hộ nông dân với số tiền là 503.687 triệu đồng, trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm tới hơn 99% tổng số vốn đầu tư trong năm) vốn đã chịu tác động của thời tiết và mùa vụ nên dễ bị rủi ro danh mục.

Thu thập thông tin chưa chính xác, bên cạnh đó thông tin chưa được kiểm tra rõ ràng đã phân tích đánh giá để cho vay, hồ sơ thẩm định còn sơ sài với các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, thiếu thông tin chính xác từ thị trường. Vì vậy, ngân hàng có thể xác định năng lực trả nợ khách hàng sai, hoặc thời gian thu hồi nợ sai và gặp rủi ro giao dịch. Bên cạnh đó, việc kiểm tra khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích vẫn chưa chặt chẽ vì ngân hàng chưa có kiểm tra cụ thể các chứng từ hóa đơn, cũng chưa kiểm tra khách hàng sử dụng các khoản

58

tiền vay có đúng mục đích vay vốn. Vì những nguyên nhân đó, ngân hàng có thể gặp rủi ro sai hẹn của khách hàng làm nợ quá hạn sẽ tăng cao dẫn đến tình trạng nợ xấu ngân hàng có thể tăng lên.

Quá trình kiểm tra, theo dõi khoản vay vẫn còn thiếu sót, ngân hàng chỉ kiểm tra quá trình trả lãi, đánh giá lại tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh mà không kiểm tra khả năng trả nợ và những biến động về tài chính của khách hàng nhằm đưa ra các hướng giải quyết kịp thời để hạn chế phát sinh nợ xấu. Cường độ làm việc của cán bộ tín dụng rất lớn, phải thường xuyên bán sát khách hàng trong việc sử dụng vốn và quản lý tài sản thế chấp, thông thạo các vấn đề pháp lý và giá cả thị trường của tài sản đảm bảo. Mặt khác do số lượng khách hàng ngày càng đông, cán bộ phải làm thêm ngoài giờ và thứ bảy chủ nhật nên đôi khi sơ sót sẽ làm không đủ quy trình cho vay. Ngoài ra, ngân hàng chỉ tập trung vào tài sản đảm bảo mà vẫn chưa xem xét các dự án có nguồn thu từ đâu để đảm bảo khả năng khách hàng có thể trả được nợ. Công tác thu nợ của các chi nhánh huyện chưa được đẩy mạnh, thu nợ khách hàng chủ yếu là tại quầy giao dịch hoặc gọi điện báo khách hàng chưa đến tận nhà để đôn đốc khách hàng nhằm nâng cao khả năng thu hồi nợ xấu.

59

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

5.1 TỒN TẠI NGUYÊN NHÂN CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN DUYÊN HẢI

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện duyên hải tỉnh trà vinh (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)