Nợ xấu còn có một cách phân chia khác, đó là theo số ngày mà món vay quá hạn phải trả. Nhìn chung nợ xấu nhóm 5 vẫn tiếp tục tăng tỷ trọng trong tổng nợ xấu và chiếm đến hơn 50% tổng nợ xấu năm 2013, trong khi nợ nhóm 4 có dấu hiệu giảm, đây là một dấu hiệu không tốt cho ngân hàng.
Nợ nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn. Nhóm nợ này có số ngày vượt từ 91 đến 180 ngày. Theo bảng số liệu cho thấy, nợ nhóm 3 của NHNo&PTNT Duyên Hải năm 2012 đã giảm đáng kể so với năm 2011 với mức giảm 577 triệu đồng
44
Bảng 15: Nợ xấu theo nhóm nợ của NHNo&PTNT Duyên Hải qua 3 năm 2011-2013
Đơm vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012-2011 2013-2012 2011 Tỷ trọng (%) 2012 Tỷ trọng (%) 2013 Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Nhóm 3 743 21,37 166 6,66 1.294 33,64 -577 -77,66 1.128 679,52 Nhóm 4 2.393 68,82 1.312 52,65 277 7,20 -1.081 -45,17 -1.035 -78,89 Nhóm 5 341 9,81 1.014 40,69 2.276 59,16 673 197,36 1262 124,46 Tổng nợ xấu 3.477 100,00 2.492 100,00 3.847 100,00 -985 -28,32 1.355 54,37
45
Bảng 16: Nợ xấu theo nhóm nợ của NHNo&PTNT Duyên Hải 6 tháng đầu năm 2013 và 2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch
2013 Tỷ trọng (%) 2014 Tỷ trọng (%) Số tiền % Nhóm 3 200 8,15 42.558 58,91 42.358 21.279,00 Nhóm 4 160 6,53 27.571 38,16 27.411 17.131,88 Nhóm 5 2.092 85,32 2.119 2,93 27 1,29 Tổng nợ xấu 2.452 100,00 72.248 100,00 69.796 28,46
Nguồn: phòng tín dụng NHNo&PTNT Duyên Hải
(tương ứng 77,66%). Nguyên nhân là do đầu năm 2012 nền nông nghiệp huyện có bước khởi sắc khi hộ nông dân trồng hoa màu và nuôi trồng thủy sản được mùa đã trả được một phần nợ nhưng đến năm 2013 nợ xấu lại tăng lên nhanh chóng và đạt mức 1.294 triệu đồng (tăng 1.128 triệu đồng, gần 7 lần so với năm 2012). Nguyên nhân là do các hộ vay và doanh nghiệp kinh sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, trễ hạn trả nợ quá lâu nên nợ đã chuyển sang nợ xấu. Việc cơ xấu lại nợ đã được thực hiện nhưng do quá lâu đã chuyển sang nhóm cao hơn là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên đến 6 tháng đầu năm 2014 nợ xấu ở nhóm này có sự gia tăng hết sức nhanh chóng khi tăng tới hơn 21 lần so với cùng kỳ năm ngoái với mức tăng 42.558 triệu đồng. Đây là một mức tăng khó có thể chấp nhận được mà nguyên nhân chủ yếu là do đầu năm 2014 tôm chết hàng loạt ở các xã, bên cạnh đó do ảnh hưởng của giá tôm thẻ thế giới, giá tôm thẻ trong nước cũng bị giảm nghiêm trọng, dẫn đến các hộ trúng mùa cũng gặp thua lỗ vì mất giá, đã đẩy nợ xấu nhóm 1, nhóm 2 “nhảy” thẳng lên nhóm 3 là điều tất yếu. Đây là nguyên nhân khách quan nên ngân hàng chỉ có thể chủ động yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm tín dụng để giảm bớt một phần rủi ro.
Nợ nhóm 4: Nợ nghi ngờ là các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày. Nợ nhóm này có tình hình khả quan hơn cho NHNo&PTNT Duyên Hải khi đầu năm 2011 là 2.393 triệu đồng thì sang năm 2012 đã giảm 1.081 triệu đồng tương đương với giảm 45,17% và liên tục giảm đến năm 2013 chỉ còn 277 triệu đồng (giảm 1.035 triệu đồng với tốc độ giảm là 78,89%). Đối với nhóm nợ này, ngân hàng nên có sự quan sát theo dõi chặt chẽ vì khả năng các
46
món vay ở nhóm nợ này “nhảy” nhóm rất cao và chi phí để trích lập dự phòng rủi ro ở nhóm 5 là tăng thêm tới 50%. Nợ nhóm 4 ở tháng đầu năm 2014 cũng tăng lên một cách nhanh chóng, cụ thể tăng 27.411 triệu đồng tương đương với tăng 17 lần so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu là do nợ từ nhóm 3 đẩy lên khi các món vay ở nhóm này đã trễ hẹn quá lâu, chạm đến mức của nhóm 4 do ảnh hưởng từ vụ thất mùa hàng loạt vào cuối năm 2012.
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn là các món vay có thời gian quá hạn trên 360 ngày. Như tên gọi, đây là nhóm nợ mà không một ngân hàng nào muốn hướng tới và bằng mọi biện pháp phải cố gắng kiềm chế và cắt giảm nếu không muốn bị lâm vào tình trạng kinh doanh thua lỗ. Nhìn chung tình hình nợ xấu ở nhóm 5 của ngân hàng tăng qua các năm, cụ thể năm 2012 tăng thêm 673 triệu đồng (gần 2 lần so với năm 2011) và đến năm 2013 vẫn tiếp tục tăng thêm 1.262 triệu đồng (tăng 1,24 lần). Nguyên nhân chủ yếu là do qua tình hình thời tiết thay đổi thất thường dẫn đến diễn biến dịch bệnh gây tôm chết ở nhiều nơi, nông dân lâm vào cảnh khó khăn, không có tiền trả nợ, nợ các nhóm bắt đầu chuyển sang các nhóm cao hơn. Mặt khác cán bộ tín dụng vẫn chưa thẩm định chính xác các dự án, phương án kinh doanh mà chỉ tập trung vào tài sản đảm bảo nên không xác định được các dự án phương án có khả năng sinh lời thật sự mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Ngân hàng cần có các biện pháp tiếp cận khách hàng, thường xuyên kiểm tra đôn đốc thu nợ, đánh giá lại tài sản đảm bảo, cố gắng hướng dẫn khách hàng sử dụng bảo hiểm tín dụng để phòng tránh rủi ro cho cả khách hàng và ngân hàng.
6 tháng đầu năm 2014 nợ nhóm 5 chỉ tăng nhẹ, đây là dấu hiệu tốt, tuy nhiên ngân hàng cần phải hết sức chú ý vì nợ nhóm 4 chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nợ xấu, tránh để nợ xấu tràn lan.